Cắn răng chịu đau bụng để xong việc, chàng trai không ngờ bị ngộ độc chì chỉ vì thói quen này
Vì công việc quá bận rộn, nhiều người không thể nấu ăn và chọn cách mua mang đi cho nhanh và tiện. Thế nhưng, không ngờ thói quen này lại gây nguy hiểm tới sức khỏe con người đến vậy.
Trang Sina đưa tin, mới đây một chàng trai 28 tuổi được chuyển đến khoa Huyết học, tại Bệnh viện số 1 Hàng Châu, Trung Quốc để điều trị. Điều đáng nói nhất là hoàn cảnh của chàng trai này rất đáng thương, cũng vì cuộc sống mưu sinh mà vất vả đến mức phải nhập viện cấp cứu.
Được biết, chàng trai này họ Trương, làm nghề shipper giao đồ ăn được 3 năm nay. Ngày nào anh cũng tất bật lái xe ship đồ cho khách. Công việc bận rộn nên anh buộc phải ăn 3 bữa mỗi ngày ngay trên xe, bữa ăn nào cũng vội vàng, chóng vánh.
2 ngày trước, khi đang chạy xe giao hàng, đi được nửa đường thì anh đột nhiên đau bụng, kèm theo buồn nôn từng đợt. Đối với ngành giao đồ ăn tại Trung Quốc, thời gian chính là tiền bạc. Anh dừng xe lại, nghỉ một chút bên vệ đường, sau đó khi thấy cơn đau giảm liền vội vàng leo lên xe tiếp tục hoàn thành nốt các đơn hàng.

Ảnh minh họa
Khi giao hàng cho khách xong, anh Trương lại cảm thấy bụng mình đau quặn lên, đồng thời âm ỉ vùng thắt lưng. Lần này, anh cảm nhận cơn đau rõ ràng mạnh hơn lần trước, anh ngồi gục xuống ôm bụng. Lúc này, còn vài đơn hàng khác cần phải giao. Anh cố gắng chịu đựng để giao nốt, sau đó lập tức chạy đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần đó.
Khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy da của anh Trương hơi ngả sang màu vàng nên nhanh chóng cho xét nghiệm sinh hóa máu và nội soi dạ dày. Chẩn đoán ban đầu anh bị xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính, loét môn vị và thiếu máu nhẹ.
Điều kỳ lạ là sau khi điều trị tích cực, cơn đau bụng của anh vẫn không thuyên giảm, tình trạng buồn nôn và nôn vẫn tiếp tục.
Gia đình Tiểu Trương rất lo lắng nên đã chuyển anh đến Bệnh viện ở Hàng Châu, Chiết Giang để điều trị thêm.
Tại đây, bác sĩ Trần Khuông, phó trưởng khoa Huyết học cũng cảm thấy bối rối và cho biết: "Nguyên nhân đau bụng thường gặp nhất là các bệnh cơ địa như viêm ruột thừa, viêm túi mật, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy… Ngoài ra, còn có đau bụng do nhiễm toan ceton đái tháo đường, xuất huyết dị ứng, tan máu cấp tính từng cơn, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm độc chì…".
Bác sĩ Trần suy đoán: "Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội, nhưng bụng lại mềm, không có điểm đau rõ ràng. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị thiếu máu huyết tán, kết quả kiểm tra các bệnh tự miễn đều bình thường, vậy khả năng cao là do nhiễm độc chì".
Với suy đoán như vậy, bác sĩ Trần yêu cầu tiến hành xét nghiệm tuỷ xương. Kết quả cho thấy, chứng thiếu máu và đau bụng của Tiểu Trương chính là do nhiễm độc chì, nồng độ chì trong máu của anh là 527ug / L, mức quá cao.
Nguyên nhân gây ra nhiễm độc chì
Chì là kim loại nặng chống ăn mòn, được sử dụng rộng rãi trong nền công nghiệp hóa chất, dây cáp, pin lưu trữ, ngành liên quan tới phóng xạ. Nó có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhanh chóng bị oxy hóa thành khói chì, dễ hít vào cơ thể con người.
Theo quan điểm dịch tễ học, bệnh nhân dễ bị ngộ độc chì nhất là công nhân sản xuất chì, sau đó là những người tiếp xúc gần với sản phẩm có chứa kim loại này như mỹ phẩm, sơn. Ngoài ra, một số người dân thường dùng bình thiếc để đựng rượu và nấu rượu, sử dụng lâu sẽ gây ra ngộ độc chì.
Tuy nhiên, anh Trương làm trong ngành giao hàng thực phẩm, chưa bao giờ tiếp xúc với những thứ có liên quan tới chì, cũng không có thói quen ăn uống trong các nồi thiếc. Vậy tại sao chì lại xuất hiện trong cơ thể của anh?

Bác sĩ Trần tiếp tục tìm hiểu thêm về lịch sử bệnh tật và thói quen hằng ngày của anh Trương để lần ra manh mối. Hóa ra, để tiện cho công việc, anh ăn uống rất thất thường, 3 bữa ăn lúc nào cũng qua loa ngay trên xe, đặc biệt anh rất thích các món ăn có nhiều màu sắc hấp dẫn.
"Trong những năm gần đây, có rất nhiều tin tức về người bán hàng vì chút lợi ích mà không đảm bảo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Rất nhiều phẩm màu và chất phụ gia được thêm vào, đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh. Vậy nên, không khó để hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho anh Trương", bác sĩ Trần cho biết.
Bác sĩ Trần khuyến nghị mọi người nên bớt ăn đồ ăn mang đi, nên chọn các quán ăn uy tín và đảm bảo vệ sinh, không nên ham đồ ăn rẻ. Một khi có cảm giác đau bụng, không nên chịu đựng mà phải đi khám càng sớm càng tốt.
Theo Báo Giao thông

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 16 phút trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 5 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 16 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 19 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 20 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.