Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cận Tết, ngành y tế miệt mài phòng chống virus gây teo não sơ sinh

Thứ sáu, 16:08 05/02/2016 | Y tế

GiadinhNet - Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo đối với phụ nữ có thai nếu nghi ngờ mắc virus Zika gây teo não trẻ sơ sinh, trong ngày hôm nay, 5/2, tức 27 Tết.

Ngày 5/2 (tức 27 Tết), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký Quyết định số  439/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Zika gây teo não sơ sinh.

Theo đó, nhiễm virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền và có thể gây dịch. Tính đến ngày 19/1/2016 đã có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do virus Zika.

Bộ Y tế cho biết hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh do virus Zika nhưng bệnh có nguy cơ xâm nhập.

Bệnh do virus Zika thường diễn biến lành tính, hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong. Virus Zika có thể gây hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh.


Do vòng đầu cho trẻ sơ sinh. Ảnh: AP

Do vòng đầu cho trẻ sơ sinh. Ảnh: AP

 

Các câu hỏi thường gặp về virus Zika gây teo não sơ sinh

- Dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm virus Zika gồm những gì?

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày. Tuy nhiên, 60 - 80% các trường hợp nhiễm virus Zika không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: Sốt (37,5 – 38 độ C), ban dát sẩn trên da, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt, có thể có biến chứng về thần kinh: Guillain Barre, viêm não màng não, hoặc hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.

- Xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy gì?

Huyết thanh chẩn đoán có thể giúp phát hiện IgM từ ngày thứ 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên xét nghiệm này có thể dương tính giả do phản ứng chéo với các flavivirus khác, như virus Dengue và Chikungunya.... RT-PCR từ bệnh phẩm huyết thanh (hoặc các bệnh phẩm khác như nước tiểu, dịch não tủy, dịch ối...)  được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán xác định nhiễm virus Zika.

Bộ Y tế khuyến cáo cần chỉ định theo dõi siêu âm thai đối với phụ nữ có thai nghi nhiễm virus Zika để có thể phát hiện biến chứng não bé ở thai nhi.

- Chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ như thế nào?

Có yếu tố dịch tễ (sinh sống tại hoặc du lịch tới vùng đã có lưu hành dịch do virus Zika trong vòng 2 tuần trước khi khởi bệnh)

Có ít  nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng đã nêu ở trên, hoặc có hội chứng Guillain Barre hoặc trên siêu âm phát hiện thai nhi có não nhỏ hơn bình thường so với phát triển của thai nhi. Không xác định được các căn nguyên gây bệnh khác (sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya...).

- Người mắc virus Zika được điều trị ra sao?

Điều trị triệu chứng là chính, bao gồm:Nghỉ ngơi; Hạ sốt bằng paracetamol. Không sử dụng aspirin và các thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen, meloxicam, piroxicam…); Bồi phụ nước và điện giải:Uống đủ nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây; Vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%; Theo dõi các biểu hiện tổn thương thần kinh như yếu, liệt cơ,...

- Đối với phụ nữ có thai, cần phải làm gì nếu mắc virus Zika?

Phụ nữ có thai cần hội chẩn với chuyên khoa sản để theo dõi bất thường về thai nhi: Theo dõi siêu âm thai mỗi 2 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi. Phụ nữ có thai trên 15 tuần bị nhiễm virus Zika có thể chỉ định chọc ối làm xét nghiệm RT-PCR, hoặc lấy máu cuống rốn để làm xét nghiệm huyết thanh.

Trẻ bị dị tật não bé hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh (nếu có).

- Cách tốt nhất để phòng bệnh Zika hiện nay là gì?

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt.

Chiều qua, 4/2, tức 26 Tết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm dịch virus Zika tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất  (TP HCM).

Bộ trưởng nhận định nguy cơ bệnh do virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh xâm nhập vào Việt Nam là rất cao, trong khi dịch bệnh này diễn tiến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện đồng loạt các biện pháp phòng chống bệnh với 3 nội dung chính: Giám sát tại các cửa khẩu, giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế, giám sát trọng điểm.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chốt tại các cửa khẩu sân bay quốc tế trên cả nước cần theo dõi chặt chẽ hành khách nhập cảnh từ những quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh do Zika. Qua các biện pháp kiểm tra sàng lọc như máy đo thân nhiệt, quan sát thể trạng, khai thác tiền sử dịch tễ, khám sơ bộ, nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ cần cách ly tạm thời tại chỗ và chuyển về cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm, quản lý theo quy định.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống

Y tế - 12 giờ trước

Sau khi ăn nem sống và tiết canh, hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, kích thích vật vã, cứng gáy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng điếc.

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết

Y tế - 21 giờ trước

TPHCM tăng cường hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt tại phường An Phú - nơi có hai bệnh viện ghi nhận nhiều ca nặng và nguy cơ quá tải điều trị nội trú.

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc

Y tế - 1 ngày trước

Nam du khách người Mỹ được phát hiện hôn mê sau khi nhận phòng khách sạn khoảng 6 giờ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc metformin cực kỳ nguy hiểm.

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường đã chính thức ra mắt, đánh dấu bước phát triển quan trọng sau 5 năm kiến tạo và lan tỏa mô hình tham vấn học đường tại Việt Nam.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Top