Cảnh báo 4 cách ăn trứng sai lầm, có thể khiến trứng chuyển thành chất độc
Theo bác sĩ Lưu Đình, Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Tây An, trứng là loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên cảnh báo 4 cách ăn trứng sai lầm có thể khiến trứng chuyển thành chất độc gây hại sức khỏe.
Những lợi ích tuyệt vời của việc ăn trứng luộc
1. Giữ dáng

Ảnh minh họa
Trứng luộc là một nguồn protein tuyệt vời. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy no mà không cần nạp quá nhiều calo, rất hữu ích nếu bạn muốn giảm cân. Bữa trưa hoặc bữa tối với hai quả trứng luộc chín và một chén rau trộn chỉ chứa 274 calo.
2. Tăng cường trí nhớ
Choline là một chất dinh dưỡng giúp điều chỉnh não bộ, hệ thần kinh và sức khỏe tim mạch.
Nó giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào não, giúp chuyển tiếp thông điệp từ não đến các dây thần kinh và cơ.
Nó cũng giúp thai phụ phát triển trí não của thai nhi và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
3. Phòng ngừa và điều trị xơ cứng động mạch
Các nhà dinh dưỡng và nhân viên y tế đã sử dụng trứng để ngăn ngừa và điều trị chứng xơ vữa động mạch dựa trên sự nhũ hóa của lecithin trong lòng đỏ trứng và đã thu được kết quả ngoài mong đợi.
4. Bảo vệ gan

Ảnh minh họa
Nhiều người không biết rằng trứng rất tốt cho gan của chúng ta, chủ yếu là vì chúng rất giàu chất dinh dưỡng, protein có trong trứng có thể giúp phục hồi hiệu quả các mô gan bị tổn thương.
Chất lecithin chứa trong lòng đỏ trứng gà còn có tác dụng sửa chữa tế bào gan, có thể làm tăng lượng protein huyết tương trong cơ thể người. Ăn trứng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
5. Trì hoãn lão hóa
Trứng chứa hầu hết tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần, vì vậy chúng được gọi là "bể chứa chất dinh dưỡng lý tưởng".
Các nhà dinh dưỡng gọi đó là "mô hình protein hoàn chỉnh" và nhấn mạnh việc ăn trứng điều độ là một trong những kinh nghiệm của nhiều người sống lâu.
Đó là lý do mà nhiều nhiều sống thọ thường xuyên ăn một quả trứng luộc mỗi ngày.
Bác sĩ Lưu Đình, Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Tây An cảnh báo 4 điều kiêng kỵ cần biết để không biến trứng thành thuốc độc.
1. Người bị sốt không nên ăn trứng
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
2. Không cho bột ngọt khi đánh trứng

Ảnh minh họa
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic. Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
3. Không uống thuốc ngay sau khi ăn trứng
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tiêu hóa.
4. Không nên ăn trứng với hồng

Ảnh minh họa
Ăn hồng ngay sau khi thưởng thức món trứng là một điều tối kỵ đối với sức khỏe. Hành động này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp tính, kết sỏi trong phổi.
Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Đối với trường hợp này, người bị ngộ độc cần nhanh chóng uống dung dịch gồm 20g muối và 200ml nước sôi, hoặc uống nước ép gừng tươi hòa cùng nước ấm để kích thích cơ thể nôn ra các chất độc hại.
Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 5 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 8 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 21 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tếBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.