Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: Chỉ nâng cấp vẫn được thu phí… “kịch khung”
GiadinhNet - Việc xuất hiện các tuyến cao tốc mới và người dân phải đóng tiền để được đi trên các tuyến đường hiện đại này được xem là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, khi người dân phải đóng phí cho tuyến đường chỉ được nâng cấp phần mặt thì ngay lập tức bị phản đối. Lãnh đạo Bộ GTVT nói gì về việc này?
Nhà đầu tư được ưu ái?
Khởi công nâng cấp xây dựng từ ngày 20/7/2014, đến ngày 6/10 vừa qua, nhà đầu tư liên danh mới được phép thu phí trên cao tốc Pháp Van – Cầu Giẽ. Việc hình thành trạm thu phí này ở cửa ngõ Thủ đô đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có luồng ý kiến từ lái xe cho rằng, tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nhà đầu tư chỉ làm nâng cấp mặt đường lại thu phí “kịch khung” 1.500 đồng/km không khác đường xây mới? Phải chăng Bộ GTVT, Bộ Tài chính có ưu ái gì cho liên danh đầu tư này? Theo tìm hiểu của PV. Báo GĐ&XH, cách đây hơn một năm, nhà đầu tư gồm Minh Phát – Cienco 1 – Phương Thành đã khởi công cải tạo, nâng cấp tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn một từ đường tiền cao tốc lên thành đường cao tốc.
Tuyến được nâng cấp dài 29km, có điểm đầu là nút giao Pháp Vân với đường vành đai 3 (quận Hoàng Mai) điểm cuối tại điểm đầu cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Sau nâng cấp, tuyến này sẽ có mặt đường rộng 25m, với 4 làn xe và được đánh giá là êm thuận, cho phép phương tiện chạy được với tốc độ 100km/h và tốc độ khai thác là từ 60 - 80km/h. Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn một là gần 2.000 tỷ đồng. Bộ GTVT đánh giá, tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có vai trò quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông…
Đánh giá của Bộ GTVT về tầm quan trọng của tuyến cửa ngõ phía Nam Hà Nội này được người dân đồng tình. Tuy nhiên, khi tuyến này bắt đầu thi công, thu thử nghiệm và tiến tới thu phí thật thì người dân bắt đầu lên tiếng. Lái xe Đinh Đức Hùng, lái tuyến Hà Nội – Quảng Bình cho biết, chỉ một chặng đường gần 400km nói trên nhưng có hàng loạt trạm thu phí. Riêng tuyến cao tốc bắt đầu từ Hà Nội đến Hà Nam có hơn 60km mà đã có đến 2 trạm, một trạm mới thu là Pháp Vân – Cầu Giẽ, trạm thứ 2 là Cầu Giẽ - Ninh Bình. Theo anh Hùng, nhiều nhà xe trước đây né được trạm Cầu Giẽ - Ninh Bình do đến Đồng Văn (Hà Nam) rẽ sang QL1A nhưng nay thì toàn bộ xe từ Hà Nội đi cao tốc đều phải đóng phí. Việc đóng phí cho cao tốc mới thì ai cũng thấy bình thường nhưng khi phải đóng phí cho tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ là tuyến chỉ được nâng cấp thì ai cũng băn khoăn và cho rằng, chỉ cần có tiền, bỏ ra nâng cấp là có thể lập trạm thu phí to đùng (?!).
Thứ trưởng Bộ GTVT lên tiếng phân trần
Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, thu phí đường giao thông hiện có hai dạng, một là xây mới và hai là nâng cấp rồi thu phí. Nếu như bỏ ra số tiền từ 15.000 - 20.000 tỷ đồng để đầu tư xây mới thì thời gian thu phí sẽ kéo dài từ 20 - 30 năm. Tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ tiền thân là tuyến tiền cao tốc, tốc độ khai thác chỉ giới hạn ở ngưỡng 60 - 80km/h. Vào những ngày cao điểm, ngày cận và sau Tết thì cửa ngõ phía Nam Thủ đô bị tắc và tê liệt hoàn toàn. Từ thực tế này, Bộ GTVT đã phải kiến nghị Chính phủ cho nâng cấp. Lúc đó các nhà đầu tư Nhật Bản đề xuất dùng vốn dư ODA để nâng cấp tuyến này. Kế hoạch nâng cấp cũng được chia làm 2 giai đoạn và tốc độ khai thác sau nâng cấp là 120km/h. Kinh phí nâng cấp giai đoạn một là trên dưới 3.500 tỷ đồng, giai đoạn hai sau năm 2023 là 4.000 tỷ đồng. Sau đó, các nhà đầu tư Nhật Bản cho biết giai đoạn hai không biết bao giờ có thể làm nên Bộ GTVT đã không đồng ý đề xuất trên.
Sau đó, các nhà đầu tư Việt Nam “nhảy vào” và trình đề xuất nâng cấp của mình với chi phí nâng cấp mặt đường là gần 2.000 tỷ đồng. Thời gian thi công được “chốt” là 14 tháng với 4 làn xe, tốc độ xe chạy là 120km/h. Sau khi hoàn thành giai đoạn một, chủ đầu tư được phép thu phí theo quy định và cũng từ tháng 10/2015, liên danh này khởi công mở rộng đường thành 6 làn xe và hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2018. Theo khẳng định của Thứ trưởng Trường, sự vào cuộc của nhà đầu tư Việt Nam đã giảm được 1.500 tỷ đồng tiền đầu tư và tiến độ rút xuống 5 năm. Thời gian thu phí là 17 năm 1 tháng. Mức thu của trạm thu phí này nằm trong ngưỡng 1.500 đồng/km và mức thu cao thì thời gian thu sẽ được giảm xuống.
Liên quan đến nhận định cho rằng, giao thông Hà Nội sẽ giống TP HCM và sẽ bị các trạm thu phí bủa vây gây bức xúc, Thứ trưởng Trường khẳng định: “Hà Nội và khu vực lân cận là ít trạm BOT nhất và chỉ bằng một phần tư so với TP HCM và vùng phụ cận”.
Cũng liên quan đến vấn đề giao thông gây bức xúc ở Hà Nội chính là tiến độ “rùa” của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, đây là dự án có nhiều vấn đề về tiến độ, chất lượng và an toàn giao thông. Do dự án thực hiện theo tổng thầu Trung Quốc nhưng nhà thầu phụ toàn là nhà thầu Việt Nam và nhiều nhà thầu không nằm trong ngành GTVT nên khi ký kết phải có lãi thì nhà thầu phụ mới làm, không có lãi số nhà thầu này không làm. Bộ GTVT cho biết, cố gắng đến tháng 6/2016 phải xong phần thô, tháng 9 cho chạy thử và 3 tháng sau mới đưa vào sử dụng đường sắt này.
Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.