Hà Nội
23°C / 22-25°C

Câu chuyện của những người thầy gần 20 năm cõng học sinh đến trường

Chủ nhật, 08:28 19/11/2017 | Xã hội

Từ khi còn là những cử nhân sư phạm, các thầy cô giáo đã tình nguyện đăng kí vào các vùng sâu của huyện Kbang (Gia Lai) để “bám bản, gieo chữ”. Thấm thoát đã gần 20 năm, các thầy cô vẫn tận tụy với công việc “gieo chữ” trên non.

Đưa giáo dục vùng cao “trỗi dậy”

Vượt gần 200km từ TP. Pleiku vào “ốc đảo” Kon Pne, chúng tôi mới hiểu được sự gian nan của các thầy cô “bám bản, gieo chữ”. Ấy thế mà, hàng chục năm nay các thầy cô giáo trẻ đã tình nguyện “bám bản” làm người đưa đò để chở các em học sinh vùng cao cặp bến thành công.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đã gặp được thầy Phạm Văn Hinh (Hiệu trưởng Trường PTDT BT Tiểu học và THCS Kon Pne). Được biết, thầy Hinh đã có hơn 16 năm công tác trên “ốc đảo” Kon Pne. Đây là một ngôi trường xa và khó khăn nhất tỉnh Gia Lai nhưng với sự cố gắng, nỗ lực thầy Hinh đã cùng với các thầy cô đưa trường Kon Pne trở thành một trường đạt chuẩn Quốc gia.

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Hinh tâm sự: “Lúc đó tôi còn là một chàng trai mới tốt nghiệp trường CĐSP Gia Lai với bao nhiêu hoài bão ước mơ chưa thực hiện. Khi được phân công vào giảng dạy tại “ốc đảo” Kon Pne tôi đã muốn bỏ cuộc. Nhưng cũng tự động viên cố gắng “bám bản” dạy chữ có các em. Dần dần, những học sinh và phụ huynh đã coi tôi như một người con trong buôn làng. Cũng nhờ vậy mà việc dạy học của tôi cũng thuận lợi hơn. Thấm thoát giờ đã hơn 16 năm, nhưng chưa có lúc nào tôi có suy nghĩ sẽ bỏ “ốc đảo” này để về xuôi. Vì cuộc sống tôi đã quen với núi rừng, quen với các em học sinh vùng cao…”.

Thầy Hinh cho biết thêm: “Học sinh vùng cao khác hoàn toàn học sinh vùng xuôi. Khi các thầy cô vào cắm bản để dạy chữ phải cùng hòa mình với cuộc sống của buôn làng. Mất cả tháng trời, khi dân làng đã tin các thầy cô thì mới cho con em mình đến trường học chữ. Các em học sinh đến trường thường rất bỡ ngỡ, các kĩ năng sống hầu như các em không có. Từ việc ăn ở, sinh hoạt các thầy cô đều phải hướng dẫn cho các em lại từ đầu…”.

Thầy Hinh đã đưa các em học sinh từ núi rừng đến với môi trường giáo dục
Thầy Hinh đã đưa các em học sinh từ núi rừng đến với môi trường giáo dục

Trước năm 2015, Kon Pne chỉ là một “ốc đảo” của tỉnh Gia Lai. Nếu không có các thầy cô giáo tình nguyện vào cắm bản để dạy chữ thì đây là một “vùng trắng” về giáo dục. Sau năm 2015, khi xây dựng mô hình bán trú tại Kon Pne, thầy Hinh đã mạnh dạn đề xuất học theo dạy theo nội trú phần để giữ học sinh, phần cách ly được cuộc sống hoang dã nơi núi rừng để đưa các em vào môi trường giáo dục. Nhưng việc dạy này sẽ đè nặng lên vai thầy Hinh cũng như các thầy cô về công tác nuôi dạy các em. Để có thực phẩm bổ sung vào bữa ăn cho các em, thầy Hinh đã cùng các thầy cô tự trồng rau, nuôi heo trong trường. Đặc biệt, mỗi tuần các thầy cô giáo lại cùng ra huyện để vận động xin hỗ trợ quần áo, sách vở đưa vào cho các học sinh.

Chính vì sự nỗi lực của các thầy cô giáo đã giúp cho trường Kon Pne vươn lên thành trường đạt chuẩn Quốc gia. Không những thế, Kon Pne cũng là một trong 2 trường điểm về mô hình bán trú vùng cao của huyện Kbang nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung.

Gần 20 năm “cắm bản” gieo chữ

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, đầu năm 2000 thầy Phạm Minh Chí (Sn: 1973, GV trường PTDT BT Tiểu học và THCS Krong) về nhận công tác tại một điểm trường làng ở xã Krong (huyện Kbang, Gia Lai). Lúc đó vùng núi rừng Krong đang là một vùng trắng giáo dục, người dân vẫn sống theo kiểu thời nguyên thủy trong vùng lõi VQG Kon Ka Kinh. Để “con chữ” đến được với người dân, thầy Chí cùng một số giáo viên khác đã được phân công vào “bám bản” làng Pngăh để dạy học cho các học sinh.

Người thầy dành gần 20 năm cõng chữ đến trường
Người thầy dành gần 20 năm cõng chữ đến trường

Cuộc sống nơi núi rừng không đơn giản như những thầy giáo trẻ vẫn nghĩ. Thầy Chí nhớ lại: “Lúc đó tôi còn là một chàng trai trẻ nên xung phong vào rừng để dạy chữ cho các em. Nhưng thấy chúng tôi, bà con trong bản ngơ ngác chạy đi trốn vì sợ người lạ. Hai ngày liền, tôi cùng 2 thầy nữa bị làng cô lập phải ngủ bên nóc nhà sàn. Đến ngày thứ 3, các thầy đã đến nhà già làng để nhờ giúp đỡ, nhưng không thành. Sau nhiều đêm, tôi đã nhận một người cha nuôi ở trong làng, sau đó cùng người cha đi vận động bà con cho trẻ đi học. Khi bà con tin tưởng thì coi các thầy như những người con của buôn làng nên đã giúp các thầy dựng một ngôi nhà chòi nhỏ giữa rừng để dạy cho các em học…

Thầy Chí nguyện dùng cuộc đời này để cống hiến cho giáo dục vùng cao
Thầy Chí nguyện dùng cuộc đời này để cống hiến cho giáo dục vùng cao

Khi vận động được các em đến trường thì một số thầy giáo trẻ cũng xin nghỉ bỏ về xuôi vì cuộc sống quá khổ cực. Lúc đó còn một mình thầy Chí bám bản để dạy chữ cho các em. “Cuộc sống lúc đó khổ cực lắm, vì làng trong rừng sâu nên rất nhiều vắt. Mỗi lúc tôi ngủ là vắt bò lên cắn, sáng dậy thì đã thấy trên sàn là những vũng máu của tôi. Rồi những cơn sốt rét hoành hành. Thấy vậy, dân làng thương nên giúp tôi chữ bệnh, cho tôi ăn để có sức khỏe dạy chữ cho con họ…”, thầy Chí bộc bạch.

Tâm sự với chúng tôi thầy Chí cho biết: “Chúng tôi là những người thầy, sứ mệnh chính là đưa cái chữ đến với học sinh. Điều khiến tôi bám trụ gần 20 năm tại bà con coi chúng tôi như con, em học sinh ở vùng cao thường hay nhút nhát sợ người lạ nên việc dạy học cần cái tâm người thầy. Cũng để tôi công tác, vợ tôi cũng đã tình nguyện vào xã khó khăn này để làm thuê với số lương ít ỏi, nhưng lại được ở gần chồng con…Trước đó khi cũng có một chính sách ưu tiên cho những giáo viên dạy 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn được chuyển về vùng xuôi. Nhưng tôi đã dành cho các thầy cô trẻ, còn cuộc đời tôi đã dành với vùng Krong này rồi…”.

Theo Phạm Hoàng

Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Pháp luật - 7 giờ trước

Lợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 11 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Top