Câu chuyện đầy cảm hứng của BS phẫu thuật mất cả ngực, buồng trứng trong 5 năm vì chính căn bệnh mà bà đã dành cả đời để chữa trị cho người khác
BS Liz nói rằng bản thân bà muốn mọi người biết rằng "điều quan trọng là chúng ta phải đối mặt với sự thật về bệnh ung thư, cho dù đó là một sự thật khó chịu".
Hai bức ảnh chụp cùng một người phụ nữ, cách nhau 5 năm. Mỗi bức ảnh là một tâm trạng khác nhau. Và khi đặt cả 2 ảnh cạnh nhau, tôi vẫn khó tin... người phụ nữ ấy chính là tôi. Đó là câu chuyện của Liz O'riordan - một bác sĩ tư vấn phẫu thuật vú, người không may cũng phải đối mặt với chính căn bệnh ung thư vú.
Bác sĩ Liz O'riordan được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 3 vào tháng 6 năm 2015. Trong bức ảnh chụp hồi tháng 11/2015, rõ ràng BS Liz có vẻ sợ hãi, mong manh, khác hẳn với hình ảnh chụp năm 2020. "Tôi sợ hãi về những gì tương lai nắm giữ. Nó được chụp vào tháng 11 năm 2015, năm tháng sau khi tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 3. Trong bức ảnh chụp vào tháng trước, tôi có vẻ sôi nổi và mạnh mẽ - không còn sợ hãi nữa. Có lẽ là mòn mỏi. Nhưng cũng bất chấp. Trong tuần qua, chúng đã được chia sẻ hàng nghìn lần trên mạng xã hội và tôi đã bị choáng ngợp bởi những phản hồi", BS tiết lộ.
Khi được hỏi "tại sao lại quyết định công khai những bức ảnh mang tính riêng tư cá nhân như vậy?", BS Liz nói rằng bản thân bà muốn mọi người biết rằng "điều quan trọng là chúng ta phải đối mặt với sự thật về bệnh ung thư, cho dù đó là một sự thật khó chịu".
Từ bác sĩ phẫu thuật trở thành bệnh nhân mắc chính căn bệnh mình chữa trị: Mọi việc không hề dễ dàng
Vào thời điểm chụp bức ảnh đầu tiên, tôi là một bác sĩ tư vấn phẫu thuật vú 40 tuổi làm việc tại Bệnh viện Ipswich. Ban đầu, tôi nghĩ khối u mà tôi phát hiện ra ở ngực trái chỉ là một u nang vô hại. Ung thư là điều cuối cùng tôi nghĩ đến. Nhưng không ngờ nó lại là sự thật. Đột nhiên, tôi phải thực hiện những phương pháp điều trị mà tôi đã kê cho bệnh nhân của mình.
Là một bác sĩ, thật không khó để biết điều gì sẽ đến. Đầu tiên là hóa trị, sau đó là phẫu thuật và xạ trị, và khả năng tôi có thể không được chữa khỏi. Và thật khó để kiểm soát cơ thể của mình. Tóc tôi rụng hết, nướu bắt đầu chảy máu. Tôi cảm thấy bị bệnh mọi lúc và hệ tiêu hóa như ngừng hoạt động. Mọi thứ trên cơ thể nhức nhối, đổ mồ hôi ban đêm, tôi cũng trải qua thời kỳ mãn kinh do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư vú... Từ chỗ có trí óc nhanh nhẹn, tôi phải vật lộn để nhớ cái điều khiển từ xa của TV để đâu.
Tôi đã có 6 lần điều trị hóa trị, 3 tuần/lần. Ban đầu, tôi đã làm mọi cách để duy trì hoạt động. Tôi đạp xe đến phòng khám ung thư và chạy trong công viên vào những tuần khỏe mạnh. Tôi thậm chí đã đến phòng tập thể dục. Nhưng nhiều tháng trôi qua, tôi ngày càng yếu đi. Tôi phải dừng lại và lấy lại hơi thở của mình bất cứ khi nào tôi đi lên cầu thang.
Thấy vợ như vậy, chồng tôi - anh Dermot, 56 tuổi, là một bác sĩ phẫu thuật, cũng là đồng nghiệp của tôi, đã gợi ý về một buổi chụp ảnh kỷ niệm hóa trị và hỏi tôi có đồng ý không. Nhiếp ảnh gia Alex Kilbee là người đã chụp ảnh cho tôi.
Vào ngày chụp, tại studio tại nhà của Alex, anh ấy khiến tôi cảm thấy thoải mái ngay lập tức. Tôi bắt đầu tạo dáng với nhiều loại áo và váy. Tôi đã không đội tóc giả và rất thích cái đầu hói của mình. Nhưng những bức ảnh không thực sự nói lên được điều gì. Chính tôi là người đã gợi ý rằng tôi nên cởi áo khoác ngoài để chụp ảnh bởi tôi cũng biết, trong vài tuần nữa, ngực trái của tôi sẽ bị cắt bỏ. Tôi sẽ không bao giờ trông như cũ nữa.
Mẹ của Alex cũng bị ung thư vú, và anh ấy hiểu. Ban đầu, anh ấy đề nghị anh ấy chụp ảnh Dermot đang ôm tôi - vì vậy tôi sẽ được che chắn ở một mức độ nào đó. Nhưng ngay khi làm vậy, tôi nhận ra rằng thực tế mình đang bị ung thư, có thể không còn sống được 5 năm nữa. Nghĩ đến đó, tôi gần rơi nước mắt và quay mặt về phía Alex. Anh ấy đã ghi lại tất cả những gì tôi cảm thấy trong khoảnh khắc đó vào máy ảnh. Nó giống như một liệu pháp. Có những ngày, xem lại bức ảnh đó mà tôi vẫn còn thấy quá đau đớn.
Trong 6 tháng tiếp theo, tôi đã phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo vú bằng cấy ghép, sau đó là 3 tuần xạ trị.
Phải mất thêm 6 tháng nữa tôi mới sẵn sàng về thể chất và tinh thần để trở lại làm việc bán thời gian.
Đáng buồn thay, vào tháng 5 năm 2018, bệnh ung thư của tôi đã tái phát khi mô sẹo ở ngực trái của tôi bị tái phát. Điều đó có nghĩa là tôi đã phải loại bỏ bộ phận cấy ghép - bây giờ ngực tôi đã "phẳng".
Sau khi phẫu thuật và xạ trị, tôi cần dùng một loại thuốc ngăn chặn hormone khác, vì loại đầu tiên, tamoxifen, không có tác dụng. Để loại thuốc mới hoạt động hiệu quả, tôi phải ngừng sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen - hormone do buồng trứng sản xuất ra. Đó là lý do tại sao tôi đã phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng vài tháng sau đó.
Ngay sau đó, một cuốn sách tôi đã viết với Giáo sư Trisha Greenhalgh của Đại học Oxford, người cũng bị ung thư vú, được xuất bản. Hướng dẫn đầy đủ về bệnh ung thư vú chứa tất cả những gì tôi học được đã giúp tôi vượt qua quá trình điều trị và hơn thế nữa.
Tôi cũng đã bắt đầu chia sẻ về những kinh nghiệm của tôi khi từ một bác sĩ trở bệnh nhân. Nhưng tôi cũng ngày càng phải chịu đựng hội chứng đau sau phẫu thuật cắt bỏ vú - đau ở thành ngực, có sẹo dưới cánh tay và cứng ở vai.
Cuối cùng, điều này buộc tôi phải nghỉ hưu làm bác sĩ phẫu thuật ngực vào tháng 2 năm 2019, ở tuổi 44. Nếu tôi không thể cử động cánh tay của mình đúng cách, tôi không thể phẫu thuật an toàn.
Thay đổi bản thân nhờ tập luyện
Chỉ trong vòng hơn 3 năm, căn bệnh mà tôi đã mất 20 năm tập luyện để chữa trị đã cướp đi sự nghiệp của tôi. Tôi không có thu nhập nào ngoài khoản lương hưu ít ỏi.
Nhưng hơn thế nữa, tôi không có mục đích sống. Cha tôi là một bác sĩ, và mẹ tôi là một y tá. Tôi luôn muốn trở thành một bác sĩ phẫu thuật và không bao giờ muốn làm bất cứ điều gì khác. Bây giờ tôi phải tìm lại chính mình và làm thế nào để lấp đầy những ngày còn lại của mình. Tôi cảm giác mình đã thua.
Một năm sau khi điều trị, tôi đã khá hơn và được xuất viện.
Nhưng nỗi sợ hãi vẫn ám ảnh tôi. Mỗi triệu chứng nhỏ, đau nhức hay cơn đau đều khiến tâm trí tôi quay cuồng: Đó chỉ là một cơn ho... hay sự tái phát của bệnh ung thư trong phổi? Tôi đã dành hàng giờ vào giữa đêm để sờ nắn khắp cơ thể, kiểm tra các cục u.
Nhưng rồi tôi đã phải học cách tập trung năng lượng của mình vào những việc hiệu quả hơn, và một phần của điều giúp tôi tỉnh táo là tập thể dục.
Trong vài năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để chứng minh rằng tập thể dục nên là phương pháp điều trị ung thư "thứ tư" - sau phẫu thuật, hóa trị và các loại thuốc khác và xạ trị. Trên thực tế, các hướng dẫn về ung thư mới nhất khuyến nghị mỗi bệnh nhân ung thư nên tập 5 buổi (3 bài thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như chạy hoặc đạp xe và 2 bài tập tăng cơ) mỗi tuần.
Giữ gìn vóc dáng làm giảm tác dụng phụ của mọi phương pháp điều trị, giảm các biến chứng của phẫu thuật và hóa trị, đồng thời giúp chống trầm cảm và lo lắng.
Nó cải thiện sức mạnh của xương và giảm nguy cơ loãng xương - vốn được nâng lên do hậu quả của thời kỳ mãn kinh sớm do điều trị ung thư vú. Và thuyết phục nhất, nó có thể làm giảm 50% nguy cơ tái phát của một số bệnh ung thư. Điều này thật tuyệt.
Trước khi bị ung thư, tôi vẫn chăm tập thể dục. Sau khi bị ung thư, tôi tiếp tục đạp xe, nhưng thời gian trôi qua và các phương pháp điều trị đã ảnh hưởng đến cơ thể tôi, cơn đau của tôi ngày càng trầm trọng hơn. Tôi bắt đầu mất động lực. Cuộc sống trở thành một vòng xoay của những cuộc hẹn vật lý trị liệu và thuốc giảm đau liên tục. Thật khó để tiếp tục. Và tất nhiên, nhiều khi tôi vẫn tự hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ quay lại tập luyện vào "ngày mai".
Vào tháng Hai, tôi nhìn vào gương và tôi không thích những gì mình nhìn thấy.
Nó không liên quan gì đến bộ ngực đầy sẹo và xấu xí của tôi mà là trông tôi thật yếu ớt. Tôi đã giảm cân nhiều kể từ khi tôi được chẩn đoán. Tôi có thể lấy lại cơ thể của mình không?
Tôi đã theo dõi huấn luyện viên Clara Swedlund trên Instagram. Clara đã giành chiến thắng trong cuộc thi hình thể bikini vào năm trước, cũng như có bằng tâm lý thể thao, và khi chúng tôi trò chuyện, tôi nhận ra rằng chúng tôi hoàn toàn phù hợp. Và rồi nảy ra một ý tưởng điên rồ khác nhanh chóng nảy sinh trong tôi: tôi cũng tham gia một cuộc thi thể hình thì sao? Tôi biết mình sẽ không có cơ hội chiến thắng, nhưng điều đó không quan trọng.
Tôi muốn cho những người phụ nữ khác thấy rằng: Bạn có thể đứng trên sân khấu với tư cách là một "người không có ngực với mái tóc ngắn, đeo kính và trông mạnh mẽ, xinh đẹp".
Trong thời gian cách ly xã hội, tôi đã mua một số quả tạ và thiết bị để tập luyện 4 lần/tuần theo hướng dẫn của Clara. Tôi quay phim mình đang tập thể dục, để cô ấy có thể kiểm tra kỹ thuật của tôi. Tôi đã thay đổi chế độ ăn uống của mình để đảm bảo rằng tôi có được sự cân bằng chất dinh dưỡng phù hợp.
Khi các phòng tập thể dục mở cửa trở lại, Dermot bắt đầu đến tập với tôi. Và tôi cũng muốn có một bộ ảnh mới, trong bộ bikini nhỏ xíu và làn da rám nắng.
Vẫn là Alex Kilbee chụp ảnh cho tôi nhưng lần này là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Thay vì lo lắng và ngại ngùng, tôi tự hào về cơ thể của mình và muốn khoe nó. Tôi đã sẵn sàng đối mặt trực diện với máy quay, một người phụ nữ hoàn toàn khác.
Khi lần đầu tiên nhìn thấy những bức ảnh, tôi đã không nhận ra chính mình. Đó có thực sự là tôi?
Tôi ghét thuật ngữ chiến đấu liên quan đến ung thư. Nhưng tôi thấy một chiến binh đang nhìn chằm chằm lại tôi. Tôi nghĩ rằng cô ấy đã luôn ở trong tôi. Chỉ là tôi chưa nhận ra mà thôi.
Tất nhiên, hầu hết bệnh nhân, sau khi bị ung thư vú, sẽ không làm những thứ như tôi làm. Nhưng hãy làm những gì bạn có thể. Bạn không cần phải tập gym. Mọi thứ có thể được thực hiện tại nhà và bạn có thể chia nhỏ thành năm phút tập mỗi lần. Khi đi vệ sinh, hãy ngồi xổm lên xuống từ 10 đến 20 lần. Khi ấm đun nước sôi, ấn lên mặt bếp và thực hiện động tác nâng bắp chân ở bậc dưới cùng trước khi bạn đi ngủ.
Tôi rất đam mê quảng bá lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh nhân ung thư, mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn, nên tôi đã thành lập một tổ chức từ thiện mang tên CancerFit với bốn phụ nữ tuyệt vời khác - bác sĩ, bệnh nhân ung thư và huấn luyện viên thể thao. Chúng tôi muốn truyền cảm hứng tập luyện đến cho mọi người.
Ung thư sẽ luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi, nhưng đã đến lúc phải làm một điều gì đó khác. Tôi đang viết một cuốn sách khác - về việc trở thành một bác sĩ phẫu thuật và sau này là một bệnh nhân.
H.N
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 11 phút trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 3 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 7 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 12 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.