Câu chuyện về làng khăn xếp duy nhất ở Miền Bắc hiện vẫn lưu giữ truyền thống
GĐXH - Làng Giáp Nhất, ngôi làng còn lại ở miền Bắc hiện vẫn sản xuất những chiếc khăn xếp đang hối hả chuẩn bị các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các Lễ hội của mùa Xuân.
Khăn xếp còn được biết đến với những tên gọi khác như khăn đóng, khăn vấn và được dùng kèm với áo the. Đây có thể là cặp bài trùng, nhưng nếu như áo the được sản xuất rộng rãi, hiện khăn xếp chỉ còn được tìm thấy ở ngôi làng Giáp Nhất ở Nam Định. Đây là ngôi làng duy nhất còn lại của miền Bắc giữ gìn những bí quyết sản xuất những chiếc khăn xếp chứa đựng cả một phần văn hóa dân tộc.
Theo lời kể của những bậc nghệ nhân cao niên trong làng, những năm 1950, khăn xếp Giáp Nhất vẫn theo đôi quang gánh đi khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1960, sản phẩm khăn xếp không còn được ưa chuộng, nhu cầu của khách hàng giảm một cách nhanh chóng.
Giai đoạn đó là khó khăn nhất của người dân làng nghề Giáp Nhất khi phải đứng trước nguy cơ mai một. May mắn thời điểm đó, có nhiều bậc nghệ nhân trong làng vẫn tin khăn xếp có một ngày sẽ được mọi người dùng đến, tiếp tục được tiếp nhận. Vì vậy, nhiều gia đình đã khuyên con cháu cố học hỏi để giữ lấy nghề.

Làng Giáp Nhất hiện là ngôi làng duy nhất còn sản xuất khăn xếp.
Trải qua những thăng trầm, năm 1990, nhiều người tìm đến làng hỏi mua khăn xếp. Những chồng khăn xếp bị phủ bụi, thậm chí bạc màu cũng được mua. Người dân trong làng bắt đầu quay lại với nghề.
Ngày nay, ở Giáp Nhất có hơn 100 hộ còn giữ nghề, điều đặc biệt ở làng nghề này là mỗi hộ, mỗi cơ sở sản xuất sẽ chịu trách nhiệm một công đoạn để tạo nên một chiếc khăn xếp hoàn chỉnh. Do đó, làng nghề Giáp Nhất là một dây truyền sản xuất tập thể hiếm có.
Tại làng Giáp Nhất, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, nghề khăn xếp vẫn được lưu truyền và phát triển. Cuối năm cũng là lúc làng nghề bận rộn nhất với nhiều đơn hàng phục vụ thị trường Tết và những lễ hội đầu năm.

Để tạo ra được 1 chiếc khăn, người thợ phải trải qua các công đoạn như: Xén vải; máy cốt; cắt lót xốp bên trong; quấn lót xốp theo khuôn và ghim lại; quấn nếp; bọc vành ngoài; tô vẽ và trang trí họa tiết.
Trao đổi với phóng viên, anh Đoàn Văn Thủy, đời thứ 4 trong một gia đình nối nghiệp nghề làm khăn xếp của ông cha để lại cho biết, gia đình anh là 1 trong 5 hộ ở thôn Giáp Nhất sản xuất khăn xếp với quy mô lớn. Trung bình, mỗi ngày cơ sở sản xuất khăn xếp làm ra được khoảng 200 chiếc khăn xếp với nhiều loại khác nhau.
Theo vị này, hiện nay trên thị trường có 10 loại khăn xếp đang được thị trường đón nhận và phát triển thịnh hành, gồm: Khăn xếp mừng thọ, khăn xếp hầu đồng, khăn xếp tế lễ, khăn xếp dành cho trẻ nhỏ múa hát,…
Mỗi loại khăn xếp được tô vẽ, trang trí, quấn vòng nếp khác nhau. Chẳng hạn loại khăn xếp mừng thọ có 2 loại dành cho cụ ông và cụ bà. Khăn xếp dành cho cụ ông gồm 7 nếp, trên đầu có đốc, còn cụ bà 9 nếp, không có đốc… Khăn xếp hầu đồng cũng có nhiều loại, loại 20 nếp, loại 30 nếp.

Mỗi loại khăn xếp được tô vẽ, trang trí, quấn vòng nếp khác nhau.
Để tạo ra được 1 chiếc khăn, người thợ phải trải qua các công đoạn như: Xén vải; máy cốt, cắt lót xốp bên trong; quấn lót xốp theo khuôn và ghim lại; quấn nếp; bọc vành ngoài; tô vẽ và trang trí họa tiết. Công đoạn quấn nếp đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật nhất. Người thợ vừa phải quấn nếp, vừa phải bôi keo (hồ) dính để gắn kết giữa các vòng nếp với nhau. Các vòng nếp được siết càng chặt thì khăn xếp càng chắc chắn.
Một chiếc khăn xếp sau khi hoàn thành phải chắc chắn, độ dày các lớp đều nhau, cao độ của từng lớp hợp lý.
Hiện nay, nguyên liệu chính để làm khăn xếp gồm vải mềm, xốp và keo (hồ) dính. Vải, xốp được nhập về với số lượng lớn, đủ màu sắc, làm tới đâu mới cắt đến đó; còn hồ dính làng nghề tự nấu.

Các vòng nếp được siết càng chặt thì khăn xếp càng chắc chắn.
Theo những hộ dân cho biết, mỗi chiếc khăn xếp hiện có giá bán trên dưới 20.000 đồng, tùy vào từng loại, kích cỡ,… loại khăn xếp cao cấp thì có giá lên đến 500.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên số lượng ít, các cơ sở chỉ làm theo đơn đặt hàng trước.
Những ngày cận Tết người làng Giáp Nhất bận rộn với việc làm khăn xếp để phục vụ khách hàng. Thời điểm bán chạy nhất vào dịp cuối năm, tháng Ba và tháng Tám hằng năm và thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Hầu như nhân công của các cơ sở sản xuất phải làm thêm giờ, thậm chí làm cả đêm kịp giao cho khách hàng. Sản phẩm khăn xếp làm ra chủ yếu được đưa lên các đầu mối ở Hà Nội rồi xuất đi cả nước.
Tại làng Giáp Nhất có khoảng 7 cơ sở làm khăn xếp lớn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Các cơ sở thường thuê nhân công theo mô hình khoán sản phẩm, mỗi người chỉ làm chuyên một công đoạn, thu nhập tùy theo số lượng sản phẩm làm ra. Nhờ đó, nhân công có thể nhận nguyên liệu mang về nhà làm. Tuy công việc lương không cao nhưng lại rất phù hợp với những người đã hết tuổi lao động.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Áo dài bung lụa khắp phố mang xuân về

Danh sách các con giáp vận đỏ rực rỡ nửa đầu tháng 4
Đời sống - 34 phút trướcGĐXH - Tháng Tư về mang theo làn gió xuân ấm áp. Trong khoảnh khắc rực rỡ và tràn đầy sức sống ấy, mở ra những cánh cửa mới cho một số con giáp bước vào thời kỳ vàng son trong cuộc đời.

Chỉ cần thực hiện 4 bước này, làm hộ chiếu online 2025 diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, được trả tại nhà
Đời sống - 37 phút trướcGĐXH - Làm hộ chiếu online sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi xin cấp hộ chiếu. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật kinh nghiệm làm hộ chiếu online bạn đọc có thể tham khảo.

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này Thần Tài luôn mỉm cười với họ nhờ đó tiền tài dư dả.

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Từ 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm đối với quân đội, công an có sự thay đổi
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu.

Sự thật kinh hãi trong thùng xe tải bốc mùi hôi thối
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Thời điểm kiểm tra, phương tiện do tài xế Thắng điều khiển đang vận chuyển 2.570 kg xương động vật trên thùng xe có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối và chủ xe ô tô không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hàng hóa.

Cứu người đàn ông sau khi gieo mình xuống sông tự tử
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi gieo mình xuống sông tự tử, người đàn ông ở Huế bám vào chân cầu để chờ được mọi người ứng cứu.

Người dân sinh sống trên 'đất vàng' hồ Hoàn Kiếm nói gì về việc sắp phải di dời?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Đa số người dân trong diện phải di dời để thực hiện dự án cải tạo hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đều mong muốn sớm có thông tin về mức đền bù, tái định cư... cũng như nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền để ổn định công việc và cuộc sống sau khi nhường đất để thực hiện dự án.

Ngày sinh Âm lịch của những người sinh ra đã 'ngậm thìa vàng', lớn lên trong hũ bạc
Đời sốngGĐXH - Người xưa cho rằng, những ngày Âm lịch dưới đây được coi là "ngày cát tường", người sinh vào ngày này dường như sinh ra đã ngậm thìa vàng, không bao giờ lo lắng về tiền bạc trong cuộc sống.