Câu hỏi Toán vào đề thi học sinh giỏi Ngữ văn ở Sài Gòn
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn dành cho học sinh lớp 9 tại TP.HCM có câu hỏi xuất phát từ tư duy Toán học.
Trong kỳ thi học sinh giỏi dành cho khối lớp 9 vừa qua của TP.HCM, đề thi môn Ngữ văn được đánh giá có cách ra đề mới lạ, khơi gợi tư duy người làm bài. Đặc biệt, câu 1 của đề thi tạo sự bất ngờ và thích thú đối với cả thí sinh và giáo viên.
Cụ thể, câu này yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của mình thông qua việc dẫn dắt thí sinh giải một câu đố Toán học.
Sau khi nêu một bài Toán, câu 1 (8 điểm) hỏi: "Cũng như vậy, trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị. Em có đồng ý như vậy không? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em".

Nhận xét về đề bài nghị luận xã hội, thầy Trịnh Quỳnh, giáo viên Ngữ văn, cho rằng đề hay và ý nghĩa, không chỉ tạo được bất ngờ cho học sinh làm bài mà còn tạo ra nhiều cảm xúc.
"Đề thi giúp các bạn vừa chiêm nghiệm triết lý với thông điệp nhân văn về việc nhìn cuộc sống và con người đa chiều. Cách đặt vấn đề cũng rất dễ thương chứ không khuôn mẫu, phù hợp tâm lý và nhận thức của một học sinh lớp 9", thầy Quỳnh phân tích.
Cô Nguyễn Ái Trà My, tổ trưởng tổ Văn, trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho hay cô rất bất ngờ khi cầm đề thi trên tay.
"Lúc đầu, nhìn vào đề với hình ảnh, con số và câu đố, tôi thật sự hơi hoảng, không biết dụng ý của đề là gì. Nhưng lật ngược hình ảnh lại, đúng là vấn đề khác hẳn", cô My chia sẻ.
Theo nữ giáo viên này, cách ra đề năm nay không quá mới nhưng cách đặt vấn đề, gợi mở lại rất lạ đối với học sinh. Với câu 1 của đề, các em sẽ có cơ hội nêu quan điểm cá nhân.
"Tôi đoán rằng người ra đề muốn lắng nghe những trải nghiệm trong thực tế của học sinh nhiều hơn. Đề thi này không có 'đất' cho những em chỉ học theo kiến thức trong sách vở hoặc những bài văn mẫu. Đồng thời, cách hỏi em có đồng tình hay không cũng khơi gợi được tư duy phản biện của học sinh", cô My phân tích.
Đồng ý với lý giải của cô My, thầy Trịnh Quỳnh cho rằng vấn đề mở tạo cơ hội cho học sinh thoải mái phân tích, bình luận. Nhưng đề thi cũng đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức thực tiễn. Vì thực tế trong cuộc sống, ít khi chúng ta đặt mình vào trường hợp của người khác để cảm nhận, đánh giá vấn đề. Nhiều người dễ dàng chỉ trích, phê phán ai đó, dù chỉ lắng nghe tiếp nhận một chiều.
Nhận xét về câu 2 - câu nghị luận văn học - cô Trà My cho rằng đề bài sẽ có nhiều "đất diễn" cho học sinh giỏi.
Câu 2 đòi hỏi học sinh có kiến thức lý luận văn học cơ bản, có cảm thụ tốt về tác phẩm văn học. Phần lý luận văn học không quá khó, phần cảm thụ tác phẩm cũng không gò bó, bắt buộc học sinh phân tích tác phẩm nào mà để các em tự chọn.
"Nhìn chung, đề thi gợi về những vấn đề gần gũi với học sinh, không còn là những kiến thức lý thuyết khô khan mà thực sự đưa môn Ngữ văn đi vào đời sống", nữ giáo viên nhận xét.
Theo Tri thức trực tuyến

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 9 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 9 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 11 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.