Cầu thủ Việt Nam có lợi thế hơn Malaysia nếu đá dưới trời lạnh?
GiadinhNet - Với một đội bóng quen sống, luyện tập và thi đấu trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ quanh năm ở mức cao như Malaysia, thi đấu dưới trời lạnh Hà Nội trong trận chung kết lượt về AFF Cup ngày 15/12 có ảnh hưởng gì?
19h30 ngày mai, 15/12 tại Sân vận động Mỹ Đình sẽ diễn ra trận chung kết lượt về AFF Cup giữa 2 đội Việt Nam và Malaysia. Từ ngày 13/12, các cầu thủ đội Malaysia đã có mặt tại Việt Nam để tập luyện, làm quen sân cỏ.
Malaysia là đất nước trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ quanh năm ở mức cao. Tại nơi diễn ra trận chung kết lượt đi là Bukit Jalil (Malaysia) có mức nhiệt 31 độ, chênh 15-19 độ so với nhiệt độ của Hà Nội.
Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội về ảnh hưởng của không khí lạnh đến các cầu thủ, Ths Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, thân nhiệt con người hằng định ở 37 độ. Khi vận động thể lực mạnh như các cầu thủ trong trận đấu, cơ thể sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn. Cơ thể phải thải lượng nhiệt đó qua các cơ chế qua các con đường như: Tỏa nhiệt ra mội trường, qua hơi thở và tiết mồ hôi để thải nhiệt khi mồ hôi bay hơi.
BS Nguyễn Văn Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Thể Thao Việt Nam, cho biết, về mặt lý thuyết, thời tiết luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thể lực, kỹ thuật và chất lượng thi đấu của các cầu thủ. Nhưng trên thực tế, đối tượng mà chúng ta đang muốn nói đến là một đội tuyển bóng đá quốc gia đang vươn tầm ra châu lục thì họ phải đảm bảo thể lực trong mọi điều kiện thời tiết.
Theo BS Phú, đội tuyển U23 của chúng ta đã từng thi đấu ở Thường Châu với băng tuyết phủ trắng nhưng họ vẫn thi đấu tốt. Hay tháng sau, đội tuyển của chúng ta tiếp tục thi đấu ở Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, một nước ở vùng tiểu trung cận đông, thời tiết khí hậu sa mạc hoặc các cầu thủ có thể di chuyển thi đấu ở những điều kiện cực kì khắc nghiệt về độ cao, ánh sáng, độ ẩm, mưa tuyết,… nhưng chúng ta vẫn có thể đáp ứng được.
Theo dự báo thời tiết thì, nền nhiệt đang ấm dần lên, thời tiết vào ngày mai rơi vào khoảng từ 16-24 độ C, về mặt cá nhân, tôi thấy đây là điều kiện lý tưởng để tổ chức thi đấu bóng đá ngoài trời. Thậm chí chúng ta còn có một chút lợi thế khi chúng ta tiếp một đội bóng như Malaysia với khí hậu nóng, thời tiết gần như không có mùa đông.

Cầu thủ Quế Ngọc Hải tập riêng với bác sĩ dưới cái lạnh 13 độ của Hà Nội, chuẩn bị cho lượt về AFF Cup. Ảnh: Zing
Điều gì xảy ra khi các cầu thủ phải thi đấu trong môi trường lạnh?
Trả lời trên trang www.accuweather.com, Phó giáo sư Brendon McDermott của Chương trình Đào tạo thể thao sau Đại học trường Đại học tổng hợp Arkansas cho biết: Khi cơ thể gặp lạnh, các mạch máu ngoài da sẽ co lại để giữ ấm cho cơ thể.
Do vậy lượng máu đổ về trung tâm tăng lên, đồng nghĩa với tăng nguồn cung năng lượng cho các cơ bắp cần vận động. Do vậy nhiều vận động viên cảm thấy sung mãn hơn khi thi đấu trong thời tiết lạnh.

Các cầu thủ Malaysia trên máy bay tới Việt Nam, tham dự trận chung kết lượt về AFF
Tuy nhiên, do giảm cơ chế tiết mồ hôi nên cơ thể sẽ thải nhiệt và mất nước chủ yếu qua đường hô hấp, nếu thời tiết quá lạnh, cảm giác khát sẽ bị “cùn” đi nên lượng nước mất thực tế sẽ tăng lên.
Theo giáo sư McD McDott: “ Uống đủ nước giúp duy trì thể tích máu của chúng ta và chúng ta có thể đổ mồ hôi hiệu quả thải nhiệt tốt mà vẫn duy trì hiệu suất trong cơ bắp hoạt động của mình”.
Còn theo Bác sĩ Jonathan Finnoff, Giám đốc y khoa của Mayo Clinic Sports Medicine: Khi trời quá lạnh, các tín hiệu thần kinh từ não đến cơ chậm chạp hơn và người ta phản ứng kém nhanh nhạy hơn. Cơ bắp trở nên cứng hơn nên dễ bị chuột rút hoặc chấn thương hơn.
Bởi vậy, trong các trận đấu các cầu thủ trên băng dự bị cần được giữ ấm phù hợp và khởi động tốt trước khi được đưa vào sân.
Thống kê tại trang http://advancednflstats.com cho thấy, khi thi đấu ở thời môi trường lạnh, các đội bóng đường phố hoặc đội bóng ở vùng lạnh có tỷ lệ ghi bàn cao hơn các đội bóng vốn quen thi đấu trong nhà hoặc đội bóng đến từ vùng ấm nóng.
Tuy nhiên, do khả năng tự điều chỉnh của cơ thể con người là rất lớn, nên sự khác biệt về phong độ của các cầu thủ trong các môi trường nhiệt độ thay đổi là không quá nhiều và thời tiết lạnh chỉ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đấu nếu nhiệt độ trên sân trở nên quá giá lạnh.

Biểu đồ trên thể hiện hiệu suất ghi bàn của các nhóm đội bóng. Theo đó, có 4 nhóm đội gồm: Đội Dome là đội quen thi đấu trong nhà, đội Warrm là đội quen khó hậu ấm nóng, đội Mid là đội quen khí hậu ôn đới và đội Cold là quen khí hậu lạnh. Biểu đồ cho thấy đội Warlm và đội Dome có hiệu xuất ghi bàn tương đương 2 đội kia ở nhiệt độ trên 51 độ F (10 độ C) nhưng ở nhiệt độ thấp hơn thì hiệu xuất ghi bàn kém hơn.
Thi đấu dưới điều kiện quá nóng hay quá lạnh đều có mặt tiêu cực. Thời tiết quá lạnh, các cầu thủ sẽ phải tiêu hao năng lượng hơn cho việc duy trì thân nhiệt, khả năng nhập cuộc cũng giảm đi. Thời tiết lạnh cũng khiến tỷ lệ chấn thương của các cầu thủ tăng lên.
Còn nắng nóng ngược lại làm kiệt sức vì tiêu hao năng lượng quá nhiều, mất muối và điện giải, và những tia ánh sáng hoạt chất của nó có tác động hệ thần kinh trung tâm điều nhiệt và gây ra những xáo trộn.
(BS Nguyễn Văn Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam)
Quỳnh An

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 17 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.