Cây bồ công anh có chữa được ung thư?
GiadinhNet - Gần đây, trên các trang mạng xã hội rộ lên thông tin cây bồ công anh có khả năng chữa được bệnh ung thư khiến nhiều người đổ xô đi tìm loại cây này. Vậy thực hư công dụng của bồ công anh thế nào?
Chỉ là lời đồn thổi
Nhiều người bị ung thư và người nhà khi thấy thông tin kết quả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Windsor của Canada cho rằng, chất được chiết xuất từ rễ cỏ bồ công anh của Trung Quốc có thể khiến các tế bào ung thư bạch huyết “tự chết”... đã đổ xô đi tìm kiếm cây bồ công anh. Thậm chí, có bệnh nhân ung thư xin bỏ viện về nhà tìm kiếm cây bồ công anh sắc uống mong thoát khỏi căn bệnh quái ác này mà không cần hóa trị.
Trước thông tin về loại cây bồ công anh chữa ung thư, TS Phạm Hưng Củng – nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế) cho hay, từ trước đến nay ông chưa bao giờ nghe thông tin về điều trị ung thư bằng cây bồ công anh và cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy bồ công anh chữa ung thư. Trước đây, cũng từng xôn xao một vài bài thuốc Đông y có chữa được ung thư như lá đu đủ đực, mãng cầu xiêm, cây bán chỉ liên, bách hoa xà thiệt thảo. Thực chất bài thuốc trên chỉ có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc… chứ không có tác dụng chữa ung thư như đồn thổi. Cây bồ công anh chỉ là loại cây kháng viêm, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt.
“Ung thư vốn là căn bệnh khó điều trị, nếu can thiệp muộn khả năng tử vong cao. Đến thời điểm này, với những tiến bộ y học vẫn cần phải có liệu pháp tổng hợp cả Đông - Tây y mới hy vọng khống chế được bệnh ung thư. Không thể chỉ dùng cây bồ công anh hay lá mãng cầu, lá đu đủ… mà khống chế được căn bệnh này. Càng không nên tự ý sử dụng mà không có ý kiến của thầy thuốc. Bởi tùy theo loại bệnh và cơ địa từng người, thầy thuốc sẽ điều chỉnh liều dùng, đồng thời có những tiên liệu và phòng tránh khả năng tương tác thuốc. Mọi người chớ nghe theo đồn thổi mà nguy hại sức khỏe”, TS Phạm Hưng Củng nhấn mạnh.
ThS.Dược sỹ Phan Văn Hiệu – Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI cũng cho rằng, đây chỉ là cách chữa truyền miệng dân gian chứ chưa có một công trình nào khẳng định bồ công anh trị được ung thư. Để có cái nhìn khách quan hơn về tác dụng của cây thảo dược này trong điều trị ung thư, cần có các nghiên cứu cụ thể và đối với thuốc sử dụng cho người cần phải có thời gian chờ đợi thử nghiệm.
Ở Việt Nam có rất nhiều loại cây dược liệu, thực phẩm có hoạt chất chống ung thư rất cao. Nhưng việc nghiên cứu các loại cây trồng, dược liệu trong điều trị ung thư ở ta chưa được triển khai nhiều bởi thực tế trình độ cán bộ nghiên cứu còn hạn chế, công nghệ, thiết bị chưa đáp ứng đủ yêu cầu nghiên cứu mà chủ yếu là công trình ở nước ngoài. Để những dược liệu được công nhận như là một sản phẩm hỗ trợ chống ung thư cần quá trình nghiên cứu bài bản, công phu được cả thế giới công nhận. Ví dụ từ cây dừa cạn, cây thông đỏ, các nhà khoa học chiết xuất được ra hoạt chất chống ung thư, hay cây nghệ hoạt chất curcumin đã được nhiều công trình khoa học và bằng chứng lâm sàng trên thế giới nghiên cứu chứng minh. Dù vậy sản phẩm này được đưa vào phác đồ điều trị cũng cần một thời gian rất dài.
Tác dụng kháng viêm
Theo Ths. BS Vũ Quốc Trung - Phòng khám Đông y chùa Cảm Ứng (Hà Nội), cây bồ công anh không thể trị ung thư. Thực tế có một số bài thuốc cổ truyền dùng để hỗ trợ sau phẫu thuật hay trong lúc xạ trị, hóa trị chữa ung thư nhằm nâng thể trạng, sức đề kháng giúp kéo dài thêm thời gian sống của người bệnh.
Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao... Chúng mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Về hình dạng, bồ công anh là loại sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn. Giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng. Khi già, cây ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.
Nhân dân ta thường dùng lá làm thuốc, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Khi làm thuốc có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng nên được dùng để chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày - tá tràng, viêm gan và các chứng viêm nhiễm khác... Ngoài ra, các cụ xưa thường lấy cây này sắc lấy nước uống để chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa với phụ nữ sau sinh.
Tại Hoa Kỳ, một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, trong cây bồ công anh, đặc biệt là rễ của cây chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như sodium, calcium, magne, potassium, đặc biệt là nguyên tố vi lượng sắt (cao hơn cả rau dền đỏ và rau muống). Trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa các viatamin tốt cho mắt và da như vitamin A, hỗ trợ xương như vitamin B6, B1. Lượng vitamin C trong bồ công anh đạt tỷ lệ 49%/mg.
Các chuyên gia khuyến cáo, hiện nay biện pháp chữa ung thư hiệu quả nhất vẫn là hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Không ai phủ nhận công dụng của thuốc nam nhưng chỉ nên sử dụng trong hỗ trợ điều trị. Trong lúc đang chữa trị ung thư với Tây y, nếu có muốn dùng thêm thuốc Đông y thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Theo y học cổ truyền, bồ công anh thường dùng:
- Chữa các rối loạn trên hệ bài tiết: Toàn cây bồ công anh được chế biến thành một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết.
- Chữa mụn cóc: Cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả.
- Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Liều dùng hàng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như hạ khô thảo, thường dùng dưới dạng thuốc sắc. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da giúp làn da tươi sáng và tăng cường thải độc cho gan. Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày.
ThS. BS Vũ Quốc Trung
Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 8 phút trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 2 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 3 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.