Cha mẹ, ông bà mắc những triệu chứng sau, cần đưa đi khám sa sút trí tuệ ngay
GiadinhNet - Hay quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm, khó khăn để nhớ thực hiện những việc quen thuộc hàng ngày (vệ sinh cá nhân, ăn uống…), hãy đưa người cao tuổi đi khám ngay.
Sa sút trí tuệ là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc sa sút trí tuệ. Trên toàn thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ (số liệu năm 2001). Cứ sau mỗi 20 năm, số người mắc sa sút trí tuệ lại tăng lên gấp đôi, từ 42,3 triệu (năm 2020) lên 81,1 triệu (năm 2040).

4,6% người già (trên 60 tuổi) mắc sa sút trí tuệ.
Tỷ lệ mắc mới sa sút trí tuệ cũng tăng nhanh, từ 0,2-0,5 % ở tuổi 60, tăng lên 4-11% ở tuổi 85. Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy, 4,6% người già (>60 tuổi) mắc sa sút trí tuệ. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi.
Mới đây, thông tin từ Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào lúc 13h30, ngày 11/7/2017, Hội trường tầng 3, nhà T4, Viện sẽ tổ chức buổi khám, tư vấn miễn phí cho người bệnh sa sút trí tuệ tuổi già cho người dân trên địa bàn khu vực Hà Nội.
100 người đăng ký đầu tiên sẽ được các chuyên gia tiến hành làm trắc nghiệm, tư vấn và khám miễn phí.
Người dân tới tham dự sẽ được các thầy thuốc, chuyên gia tâm lý của Viện Sức khỏe Tâm thần hướng dẫn làm trắc nghiệm sàng lọc, nếu phát hiện có vấn đề hoặc nguy cơ mắc sa sút trí tuệ sẽ được khám, tư vấn miễn phí và được đưa vào chương trình quản lý ngoại trú.
Về đối tượng tham dự, là những người có nguyện vọng muốn tìm hiểu về chứng sa sút trí tuệ ở người già, đặc biệt những người từ 50 tuổi trở lên và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Hay quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm;
- Khó khăn để nhớ thực hiện những việc quen thuộc hàng ngày (vệ sinh cá nhân, ăn uống…);
- Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng;
- Có thể bị lạc ở một nơi đã từng rất quen thuộc, hoặc không thể nhớ phải làm thế nào để đến được nơi đó hoặc từ đó quay trở về nhà;
- Khó nhận biết con số hoặc thực hiện các phép tính đơn giản;
- Quên vị trí đồ vật vẫn thường để chỗ quen thuộc;
- Tâm trạng, khí sắc dễ thay đổi
Để đăng ký tham dự, bệnh nhân liên hệ: Vào các giờ từ 8h00 – 11h30 và 14h00 – 14h30, trừ thứ 7 và Chủ nhật. Điện thoại: 0243.576.5344 - Phòng Tổng hợp, Viện Sức khỏe Tâm thần.
Q.An

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 20 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 49 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.