Chậm kinh phí ở các trung tâm DS-KHHGĐ tỉnh Tây Ninh: Đã có hướng giải quyết
Giadinh.net - Suốt 5 tháng qua, lãnh đạo các trung tâm DS-KHHGĐ của Tây Ninh phải chạy đôn, chạy đáo vì chưa có kinh phí hoạt động...
5 tháng không có kinh phí
![]() |
Trụ sở Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Dương Minh Châu đang do Thanh tra và Thống kê huyện quản lý. |
Mặc dù có thể linh động xoay xở để có thể giữ vững hoạt động, nhưng nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia không thể ứng mãi và đủ để có thể “chịu đựng” hơn nữa tình trạng không lương, không kinh phí. Nhiều cán bộ dân số huyện đã phản ánh tình trạng trên từ tháng 3- 4/2009 nhưng vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù vẫn cố gắng duy trì hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ nhưng nếu tình trạng này còn kéo dài thì đội ngũ làm công tác dân số ở đây khó mà trụ được.
Quyết liệt giải quyết
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH sáng 27/5, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi Cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ Tây Ninh - bà Phan Thị Ngọc Liên thừa nhận, suốt 5 tháng qua, các trung tâm DS- KHHGĐ không có kinh phí hoạt động. Lý giải nguyên nhân của tình trạng trên, bà Liên cho biết chuyện không có kinh phí xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Theo đó, dự toán ngân sách hoạt động của tỉnh được thông qua từ tháng 12/2008. Trong khi biên chế của các trung tâm DS-KHHGĐ 9 huyện, thị xã mới được xác nhận từ tháng 3/2009. Vì lẽ đó, ngân sách hoạt động của các sở, ban ngành tỉnh Tây Ninh trong năm 2009 chưa tính đến ngân sách hoạt động của các trung tâm DS- KHHGĐ. Bà Liên cũng cho biết, suốt thời gian qua lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế đã “đau đầu” trước tình hình trên.
Chiều cùng ngày, bà Liên thông báo tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp cùng Sở Y tế nhanh chóng giải quyết vướng mắc trên, sớm cấp ngân sách cho các trung tâm DS- KHHGĐ. Phương án là tỉnh sẽ “mượn” tạm kinh phí hoạt động của Sở Y tế để thanh toán kinh phí cho các trung tâm, khi nào tỉnh cân đối được ngân sách sẽ “trả” lại. Bà Liên khẳng định trong ngày 28/5, Sở Y tế sẽ hoàn tất thủ tục; Chậm nhất là sáng 29/5, các trung tâm sẽ nhận được kinh phí.
Đến chiều 31/5, theo thông tin chúng tôi nhận được, UBND tỉnh Tây Ninh đã có văn bản chỉ đạo Sở Y tế giải quyết vấn đề kinh phí cho các trung tâm DS-KHHGĐ huyện. Theo đó, chậm nhất là trong tuần tới, các trung tâm sẽ có kinh phí hoạt động.
Huyện Gò Dầu và Dương Minh Châu: Vẫn chưa bàn giao trụ sở cho trung tâm DS-KHHGĐ Mặc dù UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các địa phương bàn giao nguyên trạng trụ sở cho các trung tâm DS - KHHGĐ, nhưng đến nay vẫn còn huyện Gò Dầu và Dương Minh Châu chưa thực hiện. Trụ sở Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Dương Minh Châu hiện do hai cơ quan Thanh tra và Chi cục Thống kê huyện sử dụng. Từ khi có quyết định thành lập đến nay, Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Dương Minh Châu vẫn “tạm trú” tại hai căn phòng nhỏ thuộc tòa nhà UBND huyện. Tình trạng tại Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Gò Dầu cũng tương tự, vẫn phải trú tạm trong Phòng Y tế huyện. Trong khi đó, trụ sở chính thức của trung tâm vẫn đang “thuộc” quyền sử dụng của huyện đoàn. Hiện công tác bảo quản các trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác DS-KHHGĐ đang gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng “tạm” không đủ và không đảm bảo. Đề nghị UBND huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu sớm thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh. |

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.