Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?

Chủ nhật, 11:50 09/02/2025 | Sống khỏe

GĐXH - Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ cần tuân thủ chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, các thuốc được sử dụng cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý mua thuốc dùng cho con.

3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội mắc cúm A, 2 trẻ biến chứng viêm phổi3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội mắc cúm A, 2 trẻ biến chứng viêm phổi

GĐXH - Cả 3 trẻ đến viện với các triệu chứng: Sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực, nhiều dịch mũi...

Mới đây, trường hợp 3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó, 2 trẻ biến chứng viêm phổi khiến nhiều người lo lắng. Trên thực tế, đây chỉ là một vài trường hợp mắc cúm A trong bối cảnh căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông - xuân và khi giao mùa (hay còn gọi cúm mùa).

Bệnh cúm A có thể gây ra bởi các chủng như H1N1, H2N3, H7N9…. Bệnh lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi nước, giọt bắn li ti dính virus được thải ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng? - Ảnh 2.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi mắc cúm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC.

Triệu chứng ban đầu của nhiễm cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau, trẻ thường có sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng… Do vậy, khi trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ thường rất khó phân biệt được có phải trẻ mắc cúm A hay không.

Ngoài các triệu chứng ban đầu trên, theo BS Thúy, cần lưu ý trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao 39 - 40 độ C, da mắt sung huyết, họng sung huyết, đỏ toàn bộ, trẻ mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, nhiều trường hợp nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…

Khi trẻ có biểu hiện của sốt cao và viêm long đường hô hấp, cha mẹ cần cho con đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán bệnh, từ đó sẽ được các bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và điều trị phù hợp với tình trạng của từng trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà

TS.BS Đặng Thị Thúy cho biết, phần lớn trẻ mắc cúm mùa được chẩn đoán mắc cúm đơn thuần sẽ được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Những trường hợp có biểu hiện của biến chứng viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện điều trị.

Cúm thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.

Về việc chăm sóc trẻ mắc cúm, theo BS Thúy, hiện nay, đã có phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa của Bộ Y tế, bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu và được chỉ định dùng cho những trường hợp cụ thể, phác đồ cũng hướng dẫn các biện pháp điều trị triệu chứng và các trường hợp cúm mùa có biến chứng.

"Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cho con uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng và dễ hấp thu, uống thuốc hạ sốt, thuốc điều trị triệu chứng (thuốc ho, thuốc cảm chống ngạt mũi), vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng", BS Thúy cho hay.

Đặc biệt, vị chuyên gia này lưu ý, các thuốc được sử dụng phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý mua thuốc dùng cho con.

Biện pháp hữu hiệu phòng ngừa cúm

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng? - Ảnh 3.

Các cách phòng bệnh cúm mùa. Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo các chuyên gia, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh.

Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

Ngoài ra, cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ: Cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp theo lứa tuổi…

Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng. Thường xuyên vệ sinh không gian sống và vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày…

Mặt khác, cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh đưa trẻ tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm bệnh.

Dấu hiệu trẻ mắc cúm nặng, bố mẹ cần cho đi viện gấpDấu hiệu trẻ mắc cúm nặng, bố mẹ cần cho đi viện gấp

GĐXH - Nếu thấy trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt, khó thở, li bì... bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.

Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấpBộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

GĐXH - Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan, gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người.

Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, hơi thở đầy mùi rượu... là dấu hiệu của việc uống nhiều rượu, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy có cách nào giảm nhanh sự khó chịu này?

Một loại quả mang tên 'thần dược mùa xuân' giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư đại tràng được bán đầy ở chợ Việt

Một loại quả mang tên 'thần dược mùa xuân' giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư đại tràng được bán đầy ở chợ Việt

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Một loại quả xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân là quả mơ và trở thành món ngon bao đời trong mỗi gia đình Việt. Không chỉ có giá trị trong ẩm thực, quả mơ còn có giá trị hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

6 sai lầm khi uống thuốc sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

6 sai lầm khi uống thuốc sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

Sống khỏe - 18 giờ trước

Uống thuốc đúng cách sẽ mang lại kết quả điều trị tối ưu. Nếu cách uống, thời gian dùng thuốc không đúng, kết hợp với chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến điều trị không hiệu quả, làm tăng tác dụng phụ, biến chứng do dùng thuốc.

Loại rau giúp kháng viêm và phòng bệnh xương khớp cực tốt, người Việt nên ăn để tăng cường sức khỏe

Loại rau giúp kháng viêm và phòng bệnh xương khớp cực tốt, người Việt nên ăn để tăng cường sức khỏe

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Rau hẹ được đánh giá ăn vào mùa xuân là tốt nhất để làm ấm dạ dày và phòng các bệnh viêm nhiễm.

Cảnh báo nguy cơ tim mạch sau kỳ nghỉ lễ, ứng phó như thế nào?

Cảnh báo nguy cơ tim mạch sau kỳ nghỉ lễ, ứng phó như thế nào?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Mùa lễ hội là lúc chúng ta phải ưu tiên sức khỏe tim mạch. Với tình trạng tăng huyết áp và các tình trạng liên quan ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi, việc thực hành sự điều độ và chánh niệm là rất quan trọng.

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch.

Người đàn ông bị phổi trắng chỉ vài ngày sau khi bị cúm: Cách phân biệt cúm và cảm lạnh thông thường

Người đàn ông bị phổi trắng chỉ vài ngày sau khi bị cúm: Cách phân biệt cúm và cảm lạnh thông thường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lúc đầu chỉ ho nhẹ và họng có đờm, không ngờ vài ngày sau, phổi của người đàn ông đã trắng xóa.

Cụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnh

Cụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Với người có hệ miễn dịch yếu, người mắc bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi, khi mắc cúm, virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.

7 loại trái cây có hàm lượng chất xơ tốt nhất

7 loại trái cây có hàm lượng chất xơ tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh…

Top