Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cháo móng giò có thực sự “bổ nhất”cho sản phụ?

Thứ hai, 19:00 30/03/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Cháo móng giò, móng giò giả cầy, bún giò, thậm chí cả bột giò heo rang và vô số món khác…chị Ngọc Hồng đều thử để “gọi sữa” về cho con. Nhưng sữa thiếu vẫn hoàn thiếu, trong khi cân nặng của chị cứ “treo lơ lửng” đầu 7.

 

Các chuyên gia y tế khuyên, để kích thích “sữa về”, sản phụ nên cho con bú càng sớm càng tốt. 	Ảnh: Võ Thu
Các chuyên gia y tế khuyên, để kích thích “sữa về”, sản phụ nên cho con bú càng sớm càng tốt. Ảnh: Võ Thu

 

Tẩm bổ cho con nhưng chỉ “vào hết mẹ”…

Bước vào phòng đẻ khi kim bàn cân chỉ con số 80, chị Trịnh Ngọc Hồng (ở Thạch Hà, Hà Tĩnh) toát mồ hôi hột, tự nhủ sau sinh kiểu gì cũng phải “tìm lại hình ảnh xưa”, ngày còn mảnh mai, thon thả.

Khốn nỗi sau sinh, Hồng ở nhà chồng, lúc đó cô em chồng mới sinh con được 1 tháng cũng về nhà ngoại. Trong khi con trai cô em chồng no nê thỏa thích vì nguồn sữa mẹ căng tràn dù là sinh mổ, thì cu Tít nhà chị lại khóc ré lên vì khát sữa. Bị hạn chế cầm điện thoại, chị không thể lên mạng tìm hiểu thêm cách “gọi sữa” về cho con. Xấu hổ với em chồng, lại lo con không có sữa mẹ, chị Hồng dằn lòng quên đi mục tiêu giảm cân, nhắm mắt nghe theo lời mách của các vị “tiền bối”.

Nhớ lại “thời kỳ đen tối” này, chị Hồng vẫn rùng mình: Ai mách ăn gì lợi sữa, tôi cũng cố ăn. Từ các loại chè cốm, trà lợi sữa, thuốc Bắc, thuốc Nam, đến các loại móng giò heo, chó, dê… tôi ăn không thiếu món nào. “Ngày nào cũng như ngày nào, sáng dậy tôi ăn một bát tô cháo móng giò heo đặc quánh, giữa buổi uống sữa bà bầu, trưa không xôi thì lại hai bát cơm nén với chân giò heo giả cầy, sau đó lại uống sữa. Ngủ trưa dậy thêm bát cháo chân giò. Đến tối ăn cơm suất đặc biệt cùng móng giò hầm đu đủ, rồi lại uống trà lợi sữa. Trước khi ngủ uống sữa nóng. Mọi người nhìn thực đơn của tôi mà phát hoảng. Nhiều khi nghĩ, sau sinh, chẳng những bụng tôi to ra mà dạ dày cũng tự giãn nở để chứa hết số thức ăn này”, chị Hồng nhớ lại.

Nhưng vấn đề  khiến người mẹ trẻ này băn khoăn là sữa ít vẫn hoàn ít, trong khi cân nặng của chị vẫn “treo lơ lửng” ở con số 70, lại còn có xu hướng gia tăng, trong khi bạn bè xung quanh hay cô em chồng sau 3 tháng đầu đều đã gọn người đi phần nào. Thương con, hàng ngày chị cố gắng “đánh sạch” số chân giò heo, móng chó để dành trong ngăn đá tủ lạnh. Bốn tháng ròng rã chinh chiến “gọi sữa”, chị chỉ ngửi thấy mùi móng giò thôi cũng rùng mình. Thậm chí, có hôm ăn xong, không kiềm nổi chị phải vào nhà vệ sinh trớ hết ra, thế mà một lúc sau chị vẫn cố gắng ăn lại một bát móng giò nữa mong có sữa cho con bú. Lại có hôm, chị “nạp” quá nhiều móng giò khiến bản thân bị… tiêu chảy! “Con thì còi, còn mẹ lại cứ phây phây”, mẹ chồng thỉnh thoảng lại “mát mẻ”, chị nói.

Sản phụ cẩn trọng khi bổ sung vitamin

Theo kinh nghiệm dân gian, cháo chân giò, chân giò hầm có tác dụng tăng tiết sữa. Do đó, hầu như sản phụ nào cũng sử dụng nó khi mới sinh để “gọi sữa” về. Khi nguồn sữa đã ổn định, họ thường giảm dần hoặc ngừng, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục ăn để duy trì nguồn sữa dù rất ngán món này, có trường hợp ăn đến khi con 6 tháng tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự cố gắng này là không cần thiết, còn đối với người thừa cân béo phì thì lại là không nên, thậm chí còn tác dụng ngược!

Bác sỹ Vũ Thị Bắc Hà- Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thừa Thiên Huế cho hay: “Chưa ai khẳng định, phân tích chính xác thành phần dinh dưỡng trong móng giò heo và cơ chế tác động của nó đến việc tiết sữa ra sao? Trên thực tế, có thể người này dùng món ăn này thì hợp, tiết nhiều sữa, nhưng có người khác thì không…”. Đồng tình quan điểm trên, bác sỹ sản khoa Lê Thị Kim Dung (nguyên bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho hay, sản phụ không thể chỉ phụ thuộc vào một món móng giò (dù chế biến kiểu gì đi nữa) để khẳng định là tăng tiết sữa. Với những người cơ địa vốn dễ béo, nếu ăn quá nhiều món này sẽ dư thừa mỡ, thậm chí khiến sản phụ béo phì. Chân giò lại rất nhiều chất béo, nếu ăn quá nhiều sẽ không tiêu hóa kịp, gây đi ngoài.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng tiết sữa của sản phụ, như sản phụ bị căng thẳng, ngủ ít, bị bệnh tuyến giáp, mất quá nhiều máu sau sinh, bị sót nhau thai hay việc uống thuốc tránh thai quá sớm hoặc do cơ địa của từng người… Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong và sau sinh (do di chứng vết mổ, vết khâu, gây tê…) cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiết sữa mẹ sau này.

Đối với một số phụ nữ, do phẫu thuật ngực hoặc chứng rối loạn nội tiết cũng khiến lượng sữa sản xuất ra rất thấp. Thực tế cho thấy, không phải cứ ai có bầu ngực to, mẹ được tẩm bổ là con cũng được hưởng trọn nguồn sữa đặc của mẹ.

Trên thực tế, nhiều chị em sau sinh rơi vào tình trạng trầm cảm, stress, chán ăn nên tăng cường bổ sung vitamin để kích thích ăn uống. Tuy nhiên, không thiếu trường hợp chính vì bổ sung vitamin không đúng đã làm “triệt tiêu” luôn nguồn sữa, đặc biệt là nhóm vitamin B, trong đó có vitamin B1, dù đây là loại vitamin giúp kích thích vị giác, giúp ăn ngon và ăn nhiều hơn.

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Song Hà (nguyên bác sỹ Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), lý do chính của việc sản xuất ít sữa là mẹ cảm thấy đau đầu vú khi cho bé bú hoặc bé vừa bú vừa ngủ nên không kích thích được sữa chảy ra. Mẹ thường cho bé dùng ti (núm vú) giả khiến cho thời gian bú của bé ngắn lại. Mẹ cho bé bú cách khoảng 4 giờ, trong khi đó, sự thật nên cho bú theo nhu cầu của bé chứ không nên dựa vào một thời gian biểu cụ thể nào…

 

Nên cho con bú càng sớm càng tốt

Để kích thích “sữa về”, các mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt, bởi bú sớm sẽ gây phản xạ ngược, tuyến yên lúc này được kích thích sẽ tiết ra sữa nhiều hơn và còn tiết ra một chất nội tiết gọi là oxytocin có tác dụng làm co bóp cơ dạ con, đẩy nhau thai bong ra sớm.

Về chế độ dinh dưỡng, để tăng nguồn sữa mẹ, sản phụ nên hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh… Thay vào đó, hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ, nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể tránh táo bón sau sinh. Điều rất quan trọng khác, để có đủ sữa cho con bú, người mẹ phải uống đủ nước và đứa bé phải bú thường xuyên, đúng cách. Nếu sản phụ đã thừa cân hoặc béo phì nhưng vẫn tín nhiệm món cháo chân giò, người mẹ chỉ nên ăn trong thời gian đầu, khi nguồn sữa đã ổn định thì dừng lại.

Quỳnh An / Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Top