Chắt chiu yêu thương từ gian khó
GiadinhNet - Nằm cheo leo bên sườn núi, ngày ngày các bạn nhỏ người Mông ở điểm trường Pác Ruộc (Cao Bằng) vẫn say mê học chữ. Những đứa trẻ ấy cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc nhưng vẫn mong được đi học để thay đổi cuộc sống…
Băng rừng, vượt sông đến lớp
Cao Bằng là một trong những tỉnh nghèo, còn Bảo Lâm là huyện miền núi xa nhất của địa phương này. Mỗi ngày, cô và trò ở điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn) phải nín thở đi qua cầu treo Nà Tốm vượt sông Gâm, sau đó lại men theo những con đường uốn lượn theo vách đá lên núi để đến lớp.
Theo tâm sự của cô giáo Nông Thị Hương, cuộc sống của đồng bào nơi đây còn nhiều vất vả nên hành trình mang con chữ lên non càng gian nan bội phần. Những ngày đầu nhận công tác, cô không khỏi băn khoăn, lo lắng vì cuộc sống nơi đây quá khắc nghiệt, đường sá hiểm trở. Thế nhưng, càng tiếp xúc với học sinh vùng cao, cô càng thấy gắn bó và yêu thương các em. Đến nay, cô Hương là chủ nhiệm của lớp mầm non với 19 học sinh ở độ tuổi 3,4,5. "Khó khăn nhất là bất đồng ngôn ngữ giữa cô với trò, với phụ huynh", cô Hương nhỏ nhẹ cho biết, vì cô là người dân tộc Tày trong khi tất cả các bạn trong lớp lại là người Mông. Chỉ tay lên sườn núi cao, thấp thoáng lô nhô những ngôi nhà lợp mái xi măng, cô Hương nói: "Trên đó là nhà của các con, ở lớp có bạn phải đi học 4km, toàn leo dốc đường trơn trượt và đồi núi đá. Mùa mưa xuống, cứ đến lớp là các bạn quần áo dính đầy bùn đất", cô Hương chia sẻ.

Điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) nằm lấp ló ở lưng chừng núi. Ảnh: Cao Tuân
Giờ buổi trưa, tranh thủ lúc các con ngủ, cô Hương lau dọn những vật dụng đồ chơi ngoài trời, xếp dép, giặt khăn, thu dọn lốp xe máy cũ. Rồi cô buộc những cây tre để làm cầu khỉ, như ở miền Tây sông nước cho các con chơi sau khi thức giấc.
Cô tâm sự: "Người dân nơi đây có thể còn nghèo về cái ăn cái mặc nhưng họ thương giáo viên lắm, từng bó củi, quả trứng gà bà con cũng sẻ chia. Chính những tình cảm yêu thương nồng hậu đó khiến mình thấy sự nghiệp gieo con chữ nơi rẻo cao này ý nghĩa hơn".
Khát vọng gieo con chữ chốn thâm sơn
Phía trên lớp mầm non là lớp 1 với từng góc học tập được sắp xếp ngăn nắp. Từng chiếc chổi, giẻ lau bảng, bát nhựa đựng phấn, cục tẩy được đựng và treo ngay ngắn trong phòng học. Do chưa có điều kiện nên cả lớp cùng chung một bát phấn với đủ màu sắc.
Lúc chúng tôi đến là buổi trưa, nhóm học sinh đang mở những chiếc cặp lồng bằng sắt, nhựa hoặc túi nilon đựng cơm ra ăn. Bữa ăn phần lớn là cơm trắng, muối trắng và trứng rán; một số bạn khác thì ăn cơm trắng cùng trứng xào mỳ tôm.
Cô giáo Lý Thị Mến, người đã 20 năm gắn bó với điểm trường Pác Ruộc tâm sự: "Học sinh ở đây không có bán trú nên vất vả lắm, có bạn toàn mang cơm và muối vừng lên lớp. Chưa kể, ở đây nước sinh hoạt phải bắc ống dẫn xin của dân. Nhưng nguồn nước này nhiễm đá vôi nên không đảm bảo. Chúng tôi dự định sau này sẽ góp tiền mua một chiếc máy lọc nước để các con uống cho sạch".
"Ngày trước không có cầu qua sông, mọi người phải đi mảng (nhiều cây tre hoặc nứa ghép, buộc chặt vào nhau thành mảng). Mùa lũ tháng 5, tháng 6, mỗi lần sang sông, ai nấy đều sợ hãi. Có lần cô Yên bị rơi xuống sông, may có người phát hiện kịp thời và cứu", cô Mến nhớ lại.
Người bị rơi xuống sông được cô Mến vừa nhắc đến là cô giáo Tô Thị Yên. Trò chuyện với chúng tôi, cô Yên run run kể: "Hôm đó mình phải đi mảng qua sông sang trường, đến giữa dòng thì va vào tảng đá và rơi xuống sông. May lúc đó có học sinh đi qua nhìn thấy vội gọi người đến kéo lên bờ…".
Theo tâm sự của các cô ở điểm trường Pác Ruộc, do phần lớn học sinh là người Mông nhỏ tuổi, không biết tiếng phổ thông, đến mùa vụ lại bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy nên cứ thỉnh thoảng các cô lại phải cắt cử nhau đi tìm… trò. Từ những đôi chân trần quanh năm nương rẫy đến những đôi chân được trang bị dép tổ ong để đến trường kiếm con chữ cũng là kỳ tích đối với các bạn nhỏ vùng cao.
Không chỉ dạy chữ, giáo viên còn dạy các em cả kiến thức về an ninh, chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Ánh mắt cô Yên bỗng sáng lên khi nhắc về một học sinh lớp 3 nhà có 7 chị em, thiếu gạo ăn nhưng vẫn đến lớp không vắng buổi nào. Hạnh phúc của các cô đôi khi chỉ là lúc điểm danh đầu buổi, lớp học không vắng học sinh nào…
Cao Bằng vẫn còn nhiều lắm những trường học vùng cao khó khăn, những điểm trường heo hút, nhưng ánh sáng con chữ vẫn luôn nảy nở từng ngày ở Pác Ruộc. Con đường đến các điểm trường ở Lý Pôn vẫn còn đó những dốc núi cheo leo, những vùng đất khô cằn sỏi đá... Nhưng những khó khăn ấy không làm cằn cỗi mầm chữ vùng cao mà sự học vẫn đang nảy nở từng ngày. Chỉ một nắm rau rừng mà phụ huynh gửi tặng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng đủ để những giáo viên bám bản như cô Hương, cô Mến, cô Yên… chấp nhận mọi vất vả, tiếp tục chắt chiu yêu thương để mang ánh sáng tri thức đến với học sinh chốn thâm sơn.
Thầy giáo Lương Hà Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Bôn chia sẻ: “Từ nhà đến trường rất xa nên buổi trưa, các em được ở lại trường cho đỡ vất vả. Do ở đây học sinh còn nhiều thiếu thốn nên mỗi khi có cơ hội, nhà trường đều xin quần áo, sách vở, giày dép cho các em. Tuổi thơ những đứa trẻ vùng cao bị cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình khó khăn nên giấc mơ của các em cũng trở nên mộc mạc hơn bao giờ hết. Các em chỉ mong tiếp tục được đi học, để thoát khỏi nghèo đói bủa vây bao đời nay”.
Cao Tuân

Khởi tố tài xế gây tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 3 người tử vong
Pháp luật - 1 phút trướcLiên quan vụ tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 3 người tử vong đêm 8/7, Viện KSND Khu vực 12 tỉnh Lâm Đồng đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với tài xế Trần Văn Cường về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Cháy dữ dội tại kho hàng trong ngõ 389 Trương Định, nhiều tiếng nổ rung chuyển nhà dân
Thời sự - 2 phút trướcĐêm ngày 18/7, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại một kho hàng nằm sâu trong ngõ 389 phố Trương Định, Phường Tân Mai, Hà Nội. Ngọn lửa bùng phát dữ dội, tạo cột khói cao hàng chục mét, có thể quan sát từ khoảng cách xa.

900 học sinh trượt lớp 10 Hà Nội có cơ hội vào 2 trường THPT công lập mới
Giáo dục - 20 phút trướcThông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội, hai trường THPT mới thành lập là Đỗ Mười và Phúc Thịnh được tuyển 900 chỉ tiêu vào lớp 10, không phân biệt khu vực.

Tin sáng 19/7: Bão số 3 Wipha chính thức vào Biển Đông sáng 19/7; Hà Nội hạ điểm chuẩn lớp 10 THPT công lập
Đời sống - 23 phút trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, 7h sáng thứ hôm nay (19/7), bão Wipha sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm.

Sáng vào hóa chất, tối học, nam sinh ung thư máu đạt 28 điểm thi THPT khối A00
Giáo dục - 9 giờ trướcSáng điều trị hóa chất, tối học bài trên giường bệnh, Trương Huy Bách, chàng trai mắc ung thư máu, vẫn xuất sắc đạt 28 điểm 3 môn Toán, Lý, Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trở thành Á khoa khối A00 của trường.

Nghiên cứu lắp camera xử phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM
Đời sống - 9 giờ trướcSở Xây dựng TP.HCM đề xuất lắp camera giám sát, tăng cường kiểm tra và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để lập lại trật tự, đảm bảo giao thông an toàn.

Đảm bảo an toàn giao thông phục vụ các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô
Thời sự - 11 giờ trướcSáng 18-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an thành phố (CATP) dự và chỉ đạo hội nghị.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều xã, phường tại tỉnh Thái Nguyên, hàng chục tấn lợn nhiễm bệnh đã phải tiêu hủy.

Tử hình kẻ cầm đầu nhóm ‘quái xế’ gây náo loạn, khiến 3 thanh niên tử vong
Pháp luật - 12 giờ trướcThanh niên cầm đầu nhóm "quái xế", mang theo "hàng nóng", rượt đuổi, đánh nhau trong đêm trên phố Hà Nội khiến 3 người tử vong vừa nhận án tử hình về tội Giết người.

Quảng Trị: Nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ điều hòa Nam Lý
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Lượng lớn cá trong hồ điều hòa giữa khu dân cư ở Quảng Trị chết bất thường. Ngoài việc thu gom xử lý, đơn vị liên quan cũng nỗ lực tìm phương án chấm dứt tình trạng này.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.