Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cháu bé suýt bị chôn sống: Sự hồi sinh diệu kỳ

Thứ năm, 10:40 27/01/2011 | Xã hội

GiadinhNet- “Tội nghiệp thằng bé mới sinh ra đã mất mẹ, rứa mà cha hắn còn nhẫn tâm đem chôn theo mẹ..."

 
Ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, dân tộc Mày sinh sống chủ yếu ở khu vực Bãi Dinh, thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Tại đây còn tồn tại một hủ tục: Nếu trong quá trình sinh nở, người phụ nữ không may bị chết thì em bé sẽ bị chôn theo mẹ. Mới đây, bộ đội biên phòng lại một lần nữa trở thành “vị cứu tinh áo xanh”, cứu được một sinh linh bé bỏng...
 

Thiên thần nhỏ vừa được bộ đội biên phòng cứu sống

 
Hủ tục
 
Trong quan niệm của nhiều người dân tộc Mày thì trên đời này vẫn tồn tại hồn ma của người chết, hồn ma đó đi theo phá phách, ám hại con người. Điều này thể hiện rõ nhất là việc khi trong thôn, bản có người chết, nếu ai đến thăm viếng thì buộc phải ở lại nhà có người chết cho đến khi được “làm phép” để hồn ma không đi theo mọi người. Chính vì lối suy nghĩ như vậy nên sau khi chết, người chết bị bó chiếu, bó lá rừng rồi đem đi chôn thật nhanh.
 
Người dân tộc Mày sợ ma đến nỗi nhà nào có người chết thì người thân không dám ở trong căn nhà đó nữa. Chính vì thế, sau khi chôn người chết xong, tối đến, bà con trong bản thường tụ tập đến nhà gia chủ và ngồi uống rượu để “động viên gia chủ khỏi sợ ma”. Khi đi, họ không quên mang theo rượu và thực phẩm săn bắt được trong ngày đi rẫy. Đàn ông thì ngồi uống rượu “chia buồn”, còn đàn bà cùng nhau vấn những điếu thuốc rê to đùng để chia nhau hơi thuốc. Cứ thế, hàng đêm cả bản đều đến “động viên” và kéo dài khoảng 1 tháng. Từ đó, người chết bị người thân của mình lãng quên, ngay cả việc hương khói hay kỵ dỗ hàng năm.
 
Một trong những hủ tục ghê sợ nhất của bà con dân tộc Mày đó là việc những đứa trẻ sơ sinh khi chào đời, nếu chẳng may người mẹ bị chết sau khi sinh thì người dân nơi đây sẽ đem chôn sống đứa trẻ cùng mẹ nó. Cách giải thích của bà con dân tộc là, sau khi chào đời, đứa trẻ mất mẹ sẽ chẳng có sữa và nó sẽ chết. Nếu ai nhận nuôi đứa trẻ thì hồn ma của mẹ nó về theo con và quấy phá gia đình.
 

Bản Kà Ai – nơi vẫn tồn tại những hủ tục làm “đau” lòng người

 
Chiến thắng
 
Trong ngày đông rét buốt đến thấu xương, chúng tôi vượt chặng đường dài gần 200km lên bản Kà Ai, nơi bộ đội biên phòng Đồn Quốc tế cửa khẩu Cha Lo vừa cứu được cháu bé suýt bị chôn sống theo hủ tục của dân tộc Mày. Cách bản Kà Ai khoảng 40km chúng tôi đã được nghe bà con bàn tán rất nhiều về câu chuyện này.
 
Chị Cao Thị Vân, người xã Trọng Hóa nói: “Tội nghiệp thằng bé mới sinh ra đã mất mẹ, rứa mà cha hắn còn nhẫn tâm đem chôn theo mẹ, cả đời tui chưa nghe ai ở vùng ni nói có chuyện nớ cả. Nói mô cho xa, con Phúc lấy chồng ở Hóa Tiến đó, hắn cũng là nạn nhân của tập tục nớ, chừ thoát rồi có chồng có con đàng hoàng... Hy vọng thằng bé sẽ có được cuộc sống tốt hơn... Ui chao! Thật tội nghiệp thằng bé quá...”.
 

Trung úy Lê - cán bộ Biên phòng đồn Cha Lo đến thăm và động viên gia đình chị Lon.

 
Đến bản Kà Ai, không khó để chúng tôi tìm ra nhà cháu bé. Ông Hồ Hoàng (là cha của đứa bé) đang ngồi nép ở một góc nhà. Trong cái giá rét như cắt da cắt thịt ấy hình như ông không thấy sự giá buốt, trên mình mặc mỗi chiếc áo mỏng. Cách đó không xa, thiên thần bé nhỏ vừa thoát khỏi hủ tục được ủ ấm trong chiếc mền cũ kỹ...
 
Đầu tháng 12/2010, chị Hồ Thị Lon chuẩn bị sinh con. Đối với phụ nữ dân tộc ở các vùng núi phía Tây Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, do lối suy nghĩ lạc hậu nên họ không được coi trọng. Trước khi sinh, người chồng vào rừng kiếm gỗ về làm chòi trong vườn để vợ “cư trú” và sau 3 tháng cùng với 3 cái chòi mới được làm, người phụ nữ mới được đưa con vào lại nhà. Không chỉ vậy, việc lên nương làm rẫy cũng là “bổn phận” nên họ phải làm quần quật từ sáng đến tối, có khi lại đẻ con ngay trên nương rẫy... Hôm chị Lon chuyển dạ, người nhà chỉ nhờ bà đỡ trong bản. Sau khi cháu bé chào đời, chị bị băng huyết và không cầm được. Lúc này cả nhà mới tá hỏa và đưa chị lên cơ sở y tế xã. Nhưng tất cả đã muộn, mặc dù cán bộ y tế đã dùng mọi cách để cứu chị nhưng chị Lon đã tử vong.
 

Vợ chồng ông Viêm bà Liên đang chăm cháu bé.

 
 Phong tục của dân tộc Mày không để người chết lâu trong nhà nên từ bệnh viện về, các già làng đưa thi thể chị Lon đi chôn ngay. Đám tang sơ sài và làm theo phong tục của bản. Khổ thân cháu bé mới sinh không được giọt sữa nào nên khóc khản cả tiếng. Nhiều người bảo, đứa bé không có sữa rồi sẽ chết nên họ đem cháu bé đi chôn cùng mẹ. “Trong đám tang ấy, nhiều người phản đối hành động trên, lên tiếng can ngăn nhưng tất cả đều vô nghĩa bởi hủ tục của dân bản và một số người già cho rằng: Mẹ chết biến thành ma, nếu đứa bé sống, mẹ nó sẽ về theo và hồn ma mẹ nó sẽ quấy rầy dân bản...”, chị Cao Thị Liên - người hàng xóm chứng kiến sự việc kể lại.
 
Ngay cả khi con mình được cứu sống, ông Hồ Hoàng hầu như chẳng màng đến giọt máu của mình. Sự thờ ơ của người cha và những quan niệm ấu trĩ đã suýt khiến một thiên thần bé nhỏ phải chịu số phận nghiệt ngã.
 
Câu chuyện người sống
 
Bây giờ, người nuôi dưỡng cháu bé chính là chị ruột của cháu. Mới chừng 20 tuổi nhưng Hồ Thị Lệ đã có 2 mặt con, đứa đầu 2 tuổi và đứa sau chưa đầy 1 tuổi. May sao, đứa con sau của Lệ vẫn đang còn bú nên Lệ vẫn có sữa cho em mình. Nhìn cháu bé no sữa nằm cuộn tròn trong chiếc mền cũ, chúng tôi không khỏi xót thương cho số phận của cháu. Lệ vạch áo cho em bú, đứa trẻ chưa đến 2kg lọt thỏm trong vòng tay của chị.
 
Để gạt đi được những lối suy nghĩ cổ hủ mà bà con dân tộc Mày bản Kà Ai, có lẽ đó chính là sự vận động của các cấp chính quyền cùng toàn thể cộng đồng. Ngay cả khi cán bộ biên phòng cùng chúng tôi trò chuyện và giải thích cho ông Hồ Hoàng về cái đúng, cái sai trong việc cứu sống đứa bé thì ông vẫn ngơ ngơ, ngẩn ngẩn. Sau gần nửa tháng kể từ ngày vợ mất, ban đêm ông Hoàng không thể ngủ được vì “hồn ma của vợ về”. “Lúc nó mở cái cửa dưới bếp, lúc nó lạch cạch ở cửa đi chính... nằm sợ lắm chú à! Ban đêm tui có dám đến gần con mô.
 

Hồ Thị Lệ đang cho em trai... bú.

 
Ấm lòng nơi biên cương
 
“Đối với bà con dân tộc Mày, Sách, Bru-Vân Kiều sống ở miền núi phía Tây Quảng Bình, việc xóa bỏ hủ tục này đang là cả một vấn đề cũng như cần có thời gian để tuyên truyền giúp họ hiểu rõ hơn điều hay lẽ phải. Tuy nhiên có thể nói rằng, người dân tộc rất tin tưởng bộ đội biên phòng.
 
Trong câu chuyện của chị Lon, nếu không có mặt của Trung úy Trương Vĩ Lê – Đội trưởng đội vận động quần chúng và Thiếu tá Võ Duy Diến là cán bộ thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo thì chắc giờ này cháu bé đã cùng mẹ vĩnh viễn nằm lại giữa núi rừng rồi”, ông Hồ Pheo – Phó Chủ tịch HĐND xã Dân Hóa tâm sự.
 
Nhớ lại câu chuyện, Trung úy Trương Vĩ Lê cho biết: “Đã từng nghe nhiều câu chuyện từ hủ tục này nhưng có lẽ tôi chẳng thể nào hình dung được việc bà con đòi mang cháu bé chôn theo mẹ như thế. Hôm đó, anh em trong tổ đang triển khai công tác hàng ngày thì nhận được nguồn tin từ một số người dân của bản. Hai anh em lật đật chạy vào thì cháu bé cũng chuẩn bị đưa đi theo mẹ nó, phải thuyết phục mãi họ mới để cháu bé ở lại. Mấy bữa nay, anh em vẫn phải túc trực và thường xuyên đến thăm cháu, đồng thời cũng vận động phía gia đình anh Hoàng không phải suy nghĩ tiêu cực như trước. May sao chị Liên, anh Viêm và một số bà con rất nhiệt tình giúp đỡ, chăm sóc cháu bé”.
 
Chị Liên đang kể lại câu chuyện khi mọi người đòi chôn
 cháu bé.
 
Trên con đường gập ghềnh trở về xuôi, chúng tôi không khỏi băn khoăn về câu chuyện chăm nuôi cháu bé. Cha thờ ơ, chị ruột của cháu đang còn cho cháu những giọt sữa thay mẹ, vậy mà có những suy nghĩ “sợ” không dám chăm sóc cháu. Một cái tên cũng chưa được đặt, một cuộc sống ngắc ngoải trong sự thờ ơ của chính người thân mình đang đặt ra dấu hỏi lớn về tương lai của cháu bé.
 
 Dẫu biết rằng hủ tục này của đồng bào dân tộc đang còn lạc hậu bởi nhận thức không đúng đắn của bà con nhưng đó chính là một vấn đề lớn trong công tác tuyên truyền, vận động của mặt trận đoàn thể, giúp bà con giác ngộ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
 

Anh Nguyễn Diệu - người đã vượt qua lời nguyền để cứu cháu bé.

Hủ tục chôn con theo mẹ của người dân tộc Mày ở xã Dân Hóa hay một số dân tộc khác ở rải rác khắp dọc dãy Trường Sơn ở thời điểm này có lẽ là những trường hợp hy hữu.
 
Đã có những người phải chịu điều tiếng của dân bản để vượt qua hủ tục đó bằng tất cả tình yêu thương của một con người, đồng thời đó là sự chịu đựng với điều tiếng, sự xa lánh dèm pha của bà con dân bản như anh Nguyễn Diệu trú tại bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Người đàn ông đã quỳ gối xin già làng trưởng bản để cho cháu Đinh Đường (tên do vợ chồng anh Diệu đặt) thoát khỏi hủ tục chôn sống cùng mẹ cách đây 15 năm về trước.
 
Là một thầy giáo người gốc Huế lên dạy tại xã Thượng Trạch, anh Diệu bén duyên với người phụ nữ dân tộc và cả hai đã đi đến hôn nhân. Dù cũng biết đến tập tục rợn người này của người Ma Coong nhưng năm 1995, anh Diệu mới tận mắt chứng kiến sự việc này khi vợ anh tử vong trong quá trình sinh nở. Thấy già làng bắt đứa trẻ phải chết theo mẹ, anh Diệu đã lao vào đám đông ngăn cản và quỳ gối xin dân làng tha cho đứa bé.
 
Hành động này đã làm nhiều người Ma Coong tức giận và họ thể hiện ra mặt khi không muốn tiếp xúc với thầy giáo Diệu. Bố mẹ vợ cũng “cạch mặt” con rể. Không người thân thích, bị dân bản xa lánh, thời gian đầu nuôi cháu bé là cả một kỳ công cũng như sức chịu đựng đến tột cùng của thầy giáo Nguyễn Diệu.
 
Vĩnh Quý
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn

Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn

Thời sự - 2 giờ trước

Sau cơn mưa lớn, một người đàn ông tại Đà Nẵng đã bị nước cuốn trôi. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt cứu nạn.

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã lập hồ sơ, tiến hành điều tra bước đầu vụ đối tượng rút súng đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng và bàn giao các đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tối 5/7, trên tuyến quốc lộ 48B, đoạn qua xã Quỳnh Lưu (Nghệ An) khiến hai người chết, một người bị thương nặng.

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, khởi tố trên 10 vụ, gần 100 bị can phạm tội về mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Pháp luật - 5 giờ trước

Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh hai thiếu niên bị một người đàn ông hành hung tại một tiệm Internet ở TP.HCM lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, chính quyền địa phương đã có báo cáo chính thức làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Top