Chế biến đậu xanh, mộc nhĩ, thịt vịt theo cách này sẽ thành bài thuốc chống nhiễm xạ cho mọi nhà
GiadinhNet – Ngồi lâu trước máy tính, xem điện thoại smartphone sẽ bị da khô, xỉn màu, nhiều mụn trứng cá, tàn nhang, nhức đầu, khô mắt, giảm trí nhớ… do nhiễm xạ. Nhiều thiết bị quanh ta có bức xạ vô hình khắp nơi trong môi trường. Bác sĩ tư vấn cách chống nhiễm xạ bằng dược thảo dược.
Ở đâu cũng có thể nhiễm xạ
Bản chất của phóng xạ là bức xạ nhân tạo, có mặt ở khắp nơi trong môi trường, trong cuộc sống (như máy tính, bức xạ ĐTDĐ, các tháp ĐTDĐ, vệ tinh viễn thông, thiết bị điện, đường dây điện cao thế, lò vi sóng, dây điện trong nhà, đèn huỳnh quang neon, điện thoại không dây, modem không dây, thiết bị bluetooth, thiết bị máy văn phòng…), gây nhiễm xạ cho con người.

Máy tính là một trong những nguồn nhiễm xạ cho con người. Ảnh minh họa.
Chúng ta hàng ngày tiếp xúc với các nguồn có chứa phóng xạ, may mắn là độ phóng xạ rất thấp, không thể gây hại cho con người nhiều, nên ta mới có thể sinh hoạt bình thường. Nhưng theo đó, mỗi năm cơ thể chúng ta tiếp nhận lượng phóng xạ tương đương 600 mrem/năm. Những đồ vật, vật dụng... quen thuộc có thể phát tia phóng xạ gồm:
- Thức ăn hằng ngày như rau, thịt... có chứa một lượng đồng vị K - 40 và Ra - 226 (Radium). Là những nguyên tử phóng xạ không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân.
- Nước uống tự nhiên cũng có lượng đồng vị phóng xạ Uranium và Thorium! Nhưng chúng chỉ có (khoảng 30mrem/năm) và ở mức an toàn với chúng ta.
- Mặt Trời là một lò phản ứng tổng hợp hạt nhân khổng lồ, dù chúng ta được bảo vệ bởi lớp khí quyển dày đặc của Trái Đất thì vẫn có những nơi (nhất là núi cao) các tia phóng xạ vẫn có thể lọt qua và gây hại cho con người.
- Những chuyến bay dài (trên 8 tiếng) khiến chúng ta tiếp xúc với bức xạ mạnh hơn. Việc kiểm tra an ninh cũng khiến chúng ta tiếp xúc tia phóng xạ khi đi quả cửa kiểm soát an ninh với các thiết bị có thể phát ra tia phóng xạ cũng chiếu qua người chúng ta (0.002 mrem).
- Dùng điện thoại di động chịu ảnh hưởng của các loại tia khác nhau, vì nó sử dụng bức xạ điện từ (nhân tạo) trong phạm vi vi sóng. Đã có nhiều cảnh báo về mối nguy hại từ bức xạ điện thoại và ưng thư (dù chưa có kết luận chắc chắn nhưng đã có mối liên hệ giữa chúng).
Bệnh viện với các thiết bị máy móc cũng có chứa tia X (như máy X-quang, máy chụp cắt lớp CT-Scan…) – là những nguồn phóng xạ khá mạnh (96% lượng tia phóng xạ chiếu vào con người), bác sỹ, y tá, hộ lý... ) phải làm việc thời gian dài có thể bị ảnh hưởng.
Các chất phóng xạ, bức xạ xâm nhập cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Nhiễm xạ nhẹ cũng làm rối loạn điều hòa thần kinh, huyết áp động mạch hạ, mạch nhanh và loạn nhịp xoang, rối loạn vận động ruột và chức năng mật, dễ kích thích, viêm da…
Phơi nhiễm với các thiết bị sóng điện từ, sóng vô tuyến (các thiết bị wifi, hot-spots, chuột không dây…) đều ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản.
Dân văn phòng thì sợ phải ngồi lâu trước máy tính sẽ bị da khô, xỉn màu, nhiều mụn trứng cá… dẫn tới nhăn da, tàn nhang, nhức đầu, khô mắt, giảm trí nhớ… Những hậu quả này sẽ làm phá hủy các tế bào và nhiều biến chứng khác.

Nhiều thiết bị máy móc chiếu chụp đều là nguồn phát xạ. Ảnh minh họa.
Một số bài thuốc đơn giản phòng nhiễm xạ
Đề phòng nhiễm xạ, bạn cần ăn nhiều rau quả tươi có chứa nhiều lycopene như cà chua, dưa hấu… chứa nhiều vitamin C và E như các loại đậu, dầu thực vật, cà rốt, cam, quýt, bưởi… để tăng cường khả năng chống oxy hóa và chống nhiễm phóng xạ cho cơ thể.
Trong cuộc sống có nhiều dược thảo gần gũi như: lá tràm, tam thất, nhân sâm, nấm linh chi, hoàng kỳ, hoa hòe, đương quy, đan sâm, kỷ tử, thục địa, xuyên khung, nhục quế, sa sâm, đông trùng hạ thảo, hải tảo (tảo biển), lô hội (nha đam), mộc nhĩ, đậu xanh… ở các mức độ khác nhau có tác dụng phòng chống nhiễm phóng xạ (dùng độc vị, hoặc kết hợp với các vị thuốc khác), dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thuốc bột, trà dược, rượu thuốc, món ăn – bài thuốc cổ… hoặc bào chế theo công nghệ hiện đại như trà tan, trà nhúng, viên nang, viên nén, siro… Cách dùng đơn giản và thông dụng là pha nước trà hàng ngày, đặc biệt là nước trà tươi, liều lượng không hạn chế.

Đậu xanh có tác dụng phòng nhiễm xạ rất tốt. Ảnh minh họa.
Ngoài ra còn có một số bài thuốc đơn giản sau:
- Đan sâm 300g, tam thất 100g, hai thứ sấy khô, sao qua, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày uống 10g chia 2 lần với nước ấm.
- Nhân sâm 100g, hoàng kỳ 100g, đương quy 100g, sấy khô, sao qua, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
- Đậu xanh để cả vỏ 50g, gạo tẻ 100g, hai thứ ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
- Mộc nhĩ đen 60g một nửa sao cháy, một nửa sao khô; vừng đen 15g (sao thơm). Tất cả tán vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà.
- Hải tảo 20g, cam thảo 4g, côn bố 20g, ba thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà cả ngày.
- Nấm linh chi 200g, sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày lấy 5g hãm với nước sôi trong 15 phút uống cả nước và cái.
- Thịt vịt 200g đem hầm với 3g đông trùng hạ thảo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần.
- Hoa hòe 20g, trà 10g, hai thứ hãm với nước sôi, uống trong ngày.
- Kỷ tử 30g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
- Hoàng kỳ 300g, kê huyết đằng 300g, phá cố chỉ 200g, thỏ ty tử 200g, đương quy 200g, kỷ tử 200g, trần bì 150g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, tối đa có thể dùng 60g mỗi ngày.
- Sinh hoàng kỳ 250g, đằng sâm 250g, bạch truật 250g, bạch linh 250g, phá cố chỉ 300g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
- Nữ trinh từ 100g, kỷ tử 100g, thái tử sâm 100g, kê huyết đằng 150g. Các vị sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 45g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
- Lô hội 100g, rửa sạch, nghiền nhỏ, vắt lấy nước cốt uống hàng ngày. Lưu ý là với người tỳ vị hư hàn, hay bị đi lỏng và rối loạn tiêu hóa thì không nên dùng bài này.
Ths. BS Hoàng Khánh Toàn

Uống nhiều rượu bia, dùng thuốc bổ gan có giúp gan không bị nhiễm độc?
Bệnh thường gặp - 12 phút trướcTrên thị trường hiện nay, đặc biệt là mạng xã hội có rất nhiều quảng cáo các thuốc bổ gan, thải độc gan... Vậy đối với người uống bia rượu có nên dùng thuốc bổ, thải độc gan...

TP Hồ Chí Minh thông tin về hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Y tế - 1 giờ trướcTối 25/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin về trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thường trú tại Đồng Nai nhưng cư trú tại TP Hồ Chí Minh và có tiếp xúc với 8 người, trong đó có một người được xác định dương tính với đậu mùa khỉ.

6 bài tập giúp cân bằng huyết áp
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Bơi lội tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ ổn định nhịp tim, yoga đẩy lùi căng thẳng, giúp hạ huyết áp.

30 học sinh biểu hiện ngộ độc sau uống nước ngọt ở cổng trường, 7 ca nặng
Y tế - 12 giờ trướcSau khi uống loại nước ngọt được bán ở cổng trường, 30 học sinh đều xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn kèm theo tiêu chảy, 7 em có biểu hiện nặng.

Cách nhận biết dấu hiệu khi ho cảnh báo nguyên nhân do ung thư phổi
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCách bạn ho có thể xác định nguyên nhân do ung thư hay liên quan bệnh đường hô hấp.

Ăn nho xanh cần biết điều này để không tăng cân và gây hại sức khoẻ
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Ăn nho xanh nếu muốn giảm cân, bạn nên ăn cả vỏ và hạt nho. Ngoài ra, chỉ nên ăn khoảng 200 - 400g nho tươi/ngày.

Người phụ nữ nhập viện vì ăn hồng ngâm sai cách, chuyên gia chỉ rõ ăn hồng ngâm cần tránh sai lầm này!
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Ăn cùng 1 lúc 5 quả hồng ngâm lúc đói, sau 1-2 tuần, người bệnh phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột.

Thông tin mới nhất về sức khỏe nạn nhân vụ sập nhà 4 tầng tại TPHCM
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - 2 trong số 7 nạn nhân vụ sập nhà 4 tầng tại TPHCM đã qua cuộc phẫu thuật. Còn các nạn khác đều đã xuất viện.

Thói quen tưởng vô hại nhưng lại là nguyên nhân khiến thận chứa cả ‘túi sỏi'
Sống khỏe - 19 giờ trướcSỏi thận là căn bệnh phổ biến thuộc đường tiết niệu, gây ra những đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Nguyên nhân gây bệnh có thể là những thói quen tưởng như vô hại mà chúng ta vẫn làm hàng ngày.

Sản phẩm đến từ Pháp hỗ trợ phòng ngừa và giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch
Sống khỏe - 19 giờ trướcSuy giãn tĩnh mạch chân đang là một trong những bệnh ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người trung và cao tuổi. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, đau đớn khó chịu do các triệu chứng bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứngnhư viêm tắc tĩnh mạch, loét chân tĩnh mạch, nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Cách vệ sinh nách đúng để 'chào tạm biệt' mùi hôi
Bệnh thường gặpChất khử mùi có thể ẩn đi mùi hôi nách nhưng không có nghĩa là bạn sạch sẽ. Mary Futher, được gọi là "Quý bà mồ hôi" trên TikTok, đã hướng dẫn về cách vệ sinh nách đúng cách trên trang TikTok của mình.