Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chi phí điều trị bệnh cấp tính cho người cao tuổi gấp 10 lần người trẻ

GiadinhNet - Cùng lúc, người cao tuổi mắc nhiều bệnh với chi phí điều trị cao, thời gian phải nằm viện lâu hơn... Trong đó các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và khó khăn cho công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Tại Việt Nam, nhờ những thành quả tích cực của phát triển kinh tế, chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội, tuổi thọ người dân và tỷ lệ người cao tuổi gia tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh số người cao tuổi đang là thách thức đối với hệ thống y tế khi đối mặt với việc phải bảo đảm quyền, khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và an toàn cho người cao tuổi.


Toàn cảnh chương trình toạ đàm sáng 7/11

Toàn cảnh chương trình toạ đàm sáng 7/11

Việt Nam hiện có 67% người cao tuổi sống trong tình trạng sức khoẻ kém, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi lại đối mặt với muôn vàn khó khăn. Trong đó, dự phòng rủi ro bệnh tật, nâng cao kỹ năng dự phòng rủi ro bệnh tật cho người cao tuổi và gia đình là vấn đề quan trọng và cần được quan tâm thỏa đáng.

Tại buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Dự phòng rủi ro bệnh tật và Nâng cao kỹ năng dự phòng rủi ro bệnh tật cho người cao tuổi và gia đình” do Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp cùng Báo Gia đình & Xã hội tổ chức sáng 7/11, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết - Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương), thông tin:

"Đối với các bệnh lý cấp tính phải vào viện, hoặc các rủi ro cấp tính phải nằm viện, thông thường chi phí thường rất gấp 10 lần so với người trẻ tuổi".

Vì sao chi phí lớn?

Theo PGS.TS Kim Thanh, đó là vì cùng lúc, người cao tuổi thường mắc rất nhiều bệnh (thường 3-5 bệnh mãn tính), sự lựa chọn, cân nhắc điều trị cho người cao tuổi chi phí nhiều. Cùng đó, thời gian cho người cao tuổi nằm viện lâu hơn.


PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết - Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương)

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết - Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương)

Theo nghiên cứu, các bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi chủ yếu là các bệnh mãn tính, phải điều trị kéo dài, thậm chí suốt đời, cần một khoản chi phí khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay, không phải người cao tuổi nào cũng tham gia Bảo hiểm y tế, trừ những đối tượng được nhà nước hỗ trợ.

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, đối với người cao tuổi, việc chăm sóc sức khoẻ rất quan trọng, nguồn bảo hiểm khá hữu hiệu cho chăm sóc sức khoẻ bản thân. Tuy nhiên, với người không có BHYT, phải đối diện với vô vàn khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.

BS Thanh cho hay, tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương và các viện khác, người cao tuổi gặp nhiều loại bệnh. Để quản lý tốt, giảm bớt rủi ro tài chính, chi phí gánh nặng cho người cao tuổi, Bộ Y tế có những hướng dẫn quản lý bệnh mãn tính theo các chương trình (tăng huyết áp, đái tháo đường, Parkinson, sa sút trí tuệ, mãn tính tuyến giáp, sức khoẻ tâm thần…) .

Theo PGS. TS Thanh, những bệnh này từ khi phát hiện và sau đó phải dùng thuốc định kỳ, nếu không có bảo hiểm thì người bệnh phải tự chi trả những chi phí đó. Đó thực sự là một gánh nặng kinh tế với người cao tuổi vì lúc đó, sức khoẻ của họ không đủ nhiều để làm ra nguồn kinh tế đáp ứng, đối phó với bệnh mãn tính.

Vì vậy, chúng ta nên khuyến cáo người cao tuổi, cả người trẻ tuổi phải mua BHYT từ lúc trẻ, đó là nguồn dự trữ sẵn để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ” – PGS.TS Kim Thanh khuyến cáo. Các chuyên gia tham dự toạ đàm cũng cho rằng, đó là cách để người cao tuổi nói riêng, người dân nói chung dự phòng cho mình những rủi ro bệnh tật xét ở góc độ tài chính, kinh tế.

Cũng theo vị chuyên gia này, ở các nước phát triển, ngoài BHYT, còn có bảo hiểm chăm sóc. Ở Nhật Bản, từ năm 40 tuổi, người dân đã bắt đầu nộp bảo hiểm đó rồi để tích trữ trong 20-30 năm khi lớn tuổi, có nguồn khám chữa bệnh riêng và nguồn chăm sóc người lớn tuổi khi không tự chăm sóc được khi về già.


TS Chu Minh Hà, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện E.

TS Chu Minh Hà, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện E.

Tỷ trọng các bệnh lý không lây nhiễm người cao tuổi Việt Nam thường gặp như thế nào?

Đánh giá về tình hình bệnh tật người cao tuổi Vệt Nam thường gặp hiện nay, TS Chu Minh Hà (Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện E) cho hay, cùng xu thế phát triển xã hội, lối sống, môi trường, già hoá dân số, tỷ trọng các bệnh lý người cao tuổi thường gặp cũng thay đổi.

Trong đó, các bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ lớn. Các bệnh này gây tỉ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng, gánh nặng cho gia đình, xã hội với 4 nhóm bệnh chính.

49,7% người cao tuổi mắc các bệnh lý cơ xương khớp (loãng xương, viêm khớp, gout…). Bên cạnh đó, khoảng 25% người trên 60 tuổi mắc bệnh lý tim mạch, nổi bật là tăng huyết áp với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ mắc phải. Năm 2017, điều tra cho thấy, con số này đã lên gần 41%. Nghĩa là cứ 10 người trên 60 tuổi thì 4 người mắc tăng huyết áp.

Bệnh này có diễn biến thầm lặng, nhiều người không hề biết mình bị bệnh đến khi có tai biến mới biết mình mang bệnh. Điều này khiến tỉ lệ tử vong vì bệnh này cao” – TS Chu Minh Hà nói.

Ngoài ra, có tới 25% người cao tuổi mắc đái tháo đường. Bệnh này khi kèm tăng huyết áp, trong nhóm bệnh rối loạn chuyến hoá gây nhiều biến chứng nặng nề (võng mạc, động mạch vành, gây tàn phế…).

Tại Việt Nam, 24% người cao tuổi sống chung với ung thư. Với nữ giới là ung thư buồng trứng, tử cung, phần phụ, còn với nam giới là phổi, tiêu hoá, tiền liệt tuyến… Các bệnh lý hô hấp người cao tuổi cũng hay mắc phải như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản… cũng chiếm tới 11%.

Bên cạnh đó, theo TS Chu Minh Hà, với người cao tuổi, khi sức khoẻ, đề kháng, miễn dịch suy giảm, cũng rất hay mắc các bệnh lý nhiễm trùng như: Viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, tiêu hoá.

5 rủi ro bệnh tật người cao tuổi thường đối mặt:

- Chấn thương

- Các bệnh không lây nhiễm

- Đói nghèo

- Sự cô đơn, không hoà nhập xung quanh

- Điều trị nhầm

Võ Thu - Nguyễn Mai

Ảnh: Chí Cường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top