Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 1,08%, 'túi tiền' của người tiêu dùng bị ảnh hưởng thế nào?

Thứ tư, 18:17 30/08/2023 | Sản phẩm - Dịch vụ

GĐXH - Theo chuyên gia kinh tế, 1kg thịt ba chỉ ở một số siêu thị đang niêm yết giá hơn 200.000 đồng/kg, trong khi chợ dân sinh chỉ từ 110.000 – 130.000 đồng/kg. Đây là mức chênh lệch điển hình của mặt hàng tươi sống. Nếu giảm được giá bán ở siêu thị, chắc chắn người tiêu dùng sẽ "xông xênh" hơn trong chi tiêu.

Từ nay đến 2025, Hà Nội 'khát' hơn 7 vạn nhà ở?Từ nay đến 2025, Hà Nội "khát" hơn 7 vạn nhà ở?

GĐXH - Theo chuyên gia, Hà Nội dự kiến có thêm khoảng 157.000 hộ gia đình. Do đó, ngoài nguồn cung các hạng căn hộ, nhà ở thấp tầng, nhà ở xã hội dự kiến mở bán thì Hà Nội sẽ tồn tại sự thiếu hụt khoảng 70.300 nhà ở.

Cùng một mặt hàng, giá bán chênh lệch rõ rệt

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Tám tăng 2,02% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,96%.

Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,57%.

Trong khi đó, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, CPI bình quân 8 tháng đầu năm tại Hà Nội tăng 0,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Trước bối cảnh này, ngày 30/8, trao đổi với phóng viên Gia đình & Xã hội, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, một đĩa bánh cuốn đã lên giá 5.000 đồng/suất, mà nguyên liệu chính làm ra bánh cuốn là gạo và thịt lợn lại không tăng giá, thậm chí thịt làm chả còn giảm giá.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 1,08%, 'túi tiền' của người tiêu dùng bị ảnh hưởng thế nào? - Ảnh 2.

Theo chuyên gia kinh tế, 1kg thịt ba chỉ ở một số siêu thị đang niêm yết giá hơn 200.000 đồng/kg, trong khi chợ dân sinh chỉ từ 110.000 – 130.000 đồng/kg. Đây là mức chênh lệch điển hình của mặt hàng tươi sống.

Ông Phú đưa ra ví dụ, 1kg thịt ba chỉ ở một số siêu thị đang ở hơn 200.000 đồng/kg, trong khi chợ dân sinh chỉ từ 110.000 – 130.000 đồng/kg. Nếu giảm được giá bán tại siêu thị từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, chắc chắn lượng tiêu thụ thịt ở kênh hiện đại sẽ tăng lên.

Điều này đồng nghĩa, người tiêu dùng sẽ xông xênh hơn trong chi tiêu.

Một điển hình khác là cam sành Vĩnh Long có giá tại vườn chỉ 5.000 – 6.000 đồng/kg, trong khi tại các thành phố, người mua lẻ phải trả tới 17.000 – 25.000 đồng/kg.

Ông Phú cho rằng, điều mọi người đều quan tâm đó là dù giá đầu vào của sản xuất như xăng dầu giảm, giá vận chuyển hàng hóa cũng đã có giảm bớt nhưng giá hàng hóa vẫn tăng trong 2 tháng nay, như mặt hàng thiết yếu là dầu ăn, nước mắm, trứng các loại…

Theo ông Phú, Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương đã có những động thái chỉ đạo kịp thời việc quản lí và tổ chức thực hiện việc bình ổn giá thị trường, CPI những tháng cuối năm và cả năm 2023.

Trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thành kế hoạch nhà nước năm 2023, trong đó có chỉ tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5%/năm, Chính phủ luôn luôn quan tâm đến lĩnh vực quản lý giá ở thị trường nội địa. Chính phủ coi xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng là ba khâu then chốt cho phát triển kinh tế bền vững.

Chính vì vậy, nếu chúng ta giải được bài toán về giá cả, đưa về mức giá hợp lý những mặt hàng có diễn biến giá theo chiều hướng xấu, chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội và hoàn thành nhiệm vụ chung của kế hoạch nhà nước trong năm nay.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 1,08%, 'túi tiền' của người tiêu dùng bị ảnh hưởng thế nào? - Ảnh 3.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nếu giải quyết được mức chênh lệch giá bán lẻ hàng hóa thiết yếu ở siêu thị và chợ, chắc chắn người tiêu dùng sẽ "xông xênh" hơn trong chi tiêu.

Theo chuyên gia, cũng phải công nhận một số điều kiện khách quan đem lại việc tăng giá hàng hóa trong vào tháng nay như việc tăng giá điện, giá nước ở một số địa phương, giá sách giáo khoa, học phí, giá cước hàng không, ăn uống theo mùa du lịch.

Điều đáng nói ở đây là trên thị trường thì đầu vào của sản xuất kinh doanh dịch vụ hầu hết đều theo xu hướng giảm là chủ yếu. Chính vì vậy, những người chỉ thiên về lợi nhuận để tăng giá sớm, tăng giá bất hợp lý vẫn tìm cách thu lợi nhuận, làm thiệt hại túi tiền của người tiêu dùng.

Theo chuyên gia kinh tế, rõ ràng việc làm chưa đúng đắn trên của một bộ phận doanh nghiệp cá nhân kinh doanh dịch vụ trên thị trường cho chúng ta thấy, nếu không kiểm soát được tình hình như hiện nay và diễn biến tiếp tục theo chiều hướng xấu hơn thì chắc chắn, sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất và kìm hãm cả sức mua trong nước, như: Mặt bằng giá cả, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho dân sinh, bởi vừa không có lợi cho kích thích sản xuất trong nước phát triển, đồng thời người tiêu dùng buộc phải chấp nhận những giá cả cao vô lí hàng ngày một cách phổ biến.

Cần phải nói thêm rằng, hiện nay, nhà nước chỉ quản lý giá một số danh mục mặt hàng rất thiết yếu như xăng, dầu, điện... nhưng trên thị trường còn có hàng nghìn mặt hàng, nhóm hàng hoạt động mua bán theo cơ chế thị trường "thuận mua vừa bán" mà nhu cầu tiêu dùng, sử dụng các gia đình vẫn cần đến và phải mua sắm.

Ông Phú khẳng định: "Chúng ta chưa có giải pháp và các quy định để quản lý giá những mặt hàng này thường xuyên hoặc quản lý giá theo từng giai đoạn khi giá tăng vô lý, đột biến".

6 giải pháp để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng

Trước tình hình giá cả của một số mặt hàng diễn biến không có lợi ở trên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng dư luận xã hội và người tiêu dùng có quyền đặt câu hỏi rằng hàng hóa sản xuất trong nước cộng với hàng nhập khẩu (nhất là nhóm hàng nông sản, thực phẩm) khá dồi dào, đủ sức cho nội địa và xuất khẩu đi các nước với khối lượng lớn.Vậy vì sao chúng ta chưa ổn định tương đối lĩnh vực giá cả, gây những bất lợi cho thị trường trong nước và đời sống của nhân dân.

Bởi vậy, theo chuyên gia kinh tế, giải pháp cần thiết đầu tiên là cần bổ sung vào các văn bản dưới luật về quản lý giá hàng hóa, khi có những việc tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường (ngoài danh mục các mặt hàng hiện nay nhà nước đang quản lý giá).

Chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 1,08%, 'túi tiền' của người tiêu dùng bị ảnh hưởng thế nào? - Ảnh 5.

Theo Cục Thống kê Hà Nội cho biết, CPI bình quân 8 tháng đầu năm tại Hà Nội tăng 0,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2022.

Thứ hai, mặt khác các quy địn về quản lý cần cho phép các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, cục quản lý giá bộ tài chính, có quyền yêu cầu các đơn vị có các biểu hiện tăng giá vô lý, đột biến không có cơ sở phải kê khai giá. Nếu thu lợi nhuận quá mức, hơn cả người sản xuất thì yêu cầu hạ giá xuống.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, lưu thông phân phối dễ dàng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên kết chặt chẽ trong các chuỗi cung ứng, giảm bớt trung gian bất hợp lý, chống độc quyền mua, độc quyền bán, ép chiết khấu cao vô lý khi người sản xuất đưa hàng vào bán đại lý tại các trung tâm thương mại, siêu thị.

Thứ tư, Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, bến cảng, hiện địa hóa các phương tiện vận chuyển bốc xếp, xây dựng hệ thống logictics nhằm giảm giá thành hàng hóa lưu thông.

Thứ năm, tổ chức các hệ thống chợ đầu mối vùng, trong đó có các sàn giao dịch nông sản thực phẩm, đảm bảo mua bán công khai, minh bạch, chú trọng dự trữ quốc gia nhũng mặt hàng thiết yếu đề phòng những việc bất khả kháng không lường trước được.

Thứ sáu, kiểm soát các mặt hàng còn mang dáng dấp độc quyền, là đầu vào của toàn xã hội như xăng dầu, điện, than, đảm bảo cạnh tranh, định giá bán lẻ khó kiểm soát.

Chuyên gia kinh tế cho rằng, làm được những vấn đề trên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, tham mưu của các Bộ, ngành và các địa phương, cùng sự nỗ lực chủ quan, tự giác của các doanh nghiệp và sự ủng hộ, giám sát thường xuyên của người tiêu dùng, các Hiệp hội liên quan, chắc chắn công tác quản lý giá trong năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ có những bước tiến vững chắc góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng xã hội.

Hàng trăm hũ kem body "made in Việt Nam" không đủ điều kiện lưu thông "suýt" đến tay người tiêu dùngHàng trăm hũ kem body 'made in Việt Nam' không đủ điều kiện lưu thông 'suýt' đến tay người tiêu dùng

GĐXH - Ngày 30/8, Tổng cục QLTT cho biết, 166 hũ mỹ phẩm hiệu ANH là kem body Pha Lê có trọng lượng loại 500g/hũ không đủ điều kiện lưu thông thị trường đã nhanh chóng bị cơ quan chức năng phát hiện, tạm giữ tại Tây Ninh.

Lực lượng chức năng TP Hà Nội phát hiện hoạt động sản xuất, chế xuất các loại viên uống giả mạo bằng phương pháp thủ công ngay trong một căn hộ chung cư cao cấp trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đồng Hồ Hải Triều - Cửa hàng đồng hồ đeo tay cao cấp

Đồng Hồ Hải Triều - Cửa hàng đồng hồ đeo tay cao cấp

Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trước

Với kim chỉ nam mang sự an tâm về chất lượng đồng hồ đeo tay và dịch vụ chuyên nghiệp, Hải Triều không ngừng nâng cao 4 yếu tố khiến khách hàng tin tưởng.

Diễn biến giá đất nền tại Đan Phượng, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Diễn biến giá đất nền tại Đan Phượng, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Giá cả thị trường - 8 giờ trước

GĐXH - Cùng chung tốc độ tăng giá của các khu vực trung tâm, giá đất nền ngoại thành Hà Nội nói chung, tại huyện Đan Phượng nói riêng những tháng cuối năm 2024 cũng ghi nhận sự tăng giá.

Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Xu hướng - 9 giờ trước

GĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.

Chủ cũ sửng sốt khi căn nhà mới bán được hơn nửa năm đã tăng giá gần gấp đôi

Chủ cũ sửng sốt khi căn nhà mới bán được hơn nửa năm đã tăng giá gần gấp đôi

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

Hồi tháng 4 năm nay, căn nhà trong ngõ nhỏ, ô tô không vào được bán với giá 1,9 tỷ đồng. Đến nay, chủ cũ phát hiện căn nhà đã được chủ mới bán với giá 3,7 tỷ đồng.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 21/11/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 21/11/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 21/11/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.

Giá iPhone 16, iPhone 16 Pro Max mới nhất giảm mạnh sau 2 tháng xuất hiện, hút khách Việt dịp cuối năm

Giá iPhone 16, iPhone 16 Pro Max mới nhất giảm mạnh sau 2 tháng xuất hiện, hút khách Việt dịp cuối năm

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Giá iPhone 16 các dòng bắt đầu giảm mạnh sau 2 tháng ra mắt hút khách Việt dịp cuối năm.

Hà Nội: Gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội sắp đi vào hoạt động, người dân sẽ được ở chung cư khang trang giá tốt

Hà Nội: Gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội sắp đi vào hoạt động, người dân sẽ được ở chung cư khang trang giá tốt

Giá cả thị trường - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành từ nay đến năm sau. Theo đó, người dân sẽ có nơi ở khang trang, giá tốt.

Loạt ngân hàng tung lãi suất trên 7%: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Loạt ngân hàng tung lãi suất trên 7%: Gửi tiết kiệm 2 tỉ đồng 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Lãi suất nhiều ngân hàng niêm yết ở mức cao, lên đến 7-9,5%. Tuy nhiên, để được nhận mức lãi suất này, cần đáp ứng những điều kiện đặc biệt.

Giá vàng hôm nay 21/11: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tiếp tục tăng sốc, sẽ sớm quay lại mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 21/11: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji tiếp tục tăng sốc, sẽ sớm quay lại mốc lịch sử?

Giá cả thị trường - 17 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC và nhẫn trơn giá mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-700 nghìn đồng/lượng.

Top