“Chị tôi có lẽ vẫn sống đến bây giờ nếu không bỏ qua những dấu hiệu ung thư này”
Các bác sĩ tin rằng, bệnh của chị lẽ ra phải được nhận biết sớm hơn thì sau vài lần chữa trị, bệnh tình sẽ có sự thuyên giảm. Nhưng thay vào đó, chị đã phải cắt bỏ đại tràng, tử cung ở tuổi 40, trải qua 5 năm xạ trị và hóa trị.
Chị tôi - Emma - đã chết vì ung thư đại tràng giai đoạn 4 vào tháng 6/2010. 2 năm trước khi tìm kiếm sự hỗ trợ về y tế, chị đã bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Các bác sĩ tin rằng, bệnh của chị lẽ ra phải được nhận biết sớm hơn thì sau vài lần chữa trị, bệnh tình sẽ có sự thuyên giảm. Nhưng thay vào đó, chị đã phải cắt bỏ đại tràng, tử cung ở tuổi 40, trải qua 5 năm xạ trị và hóa trị.
Tất cả bởi vì Emma đã bỏ qua các dấu hiệu: thường xuyên ngửi thấy mùi thối khi ợ hơi, mệt mỏi liên tục, tiêu chảy, máu trong phân, chướng bụng và chuột rút. Điều này khá dễ hiểu vì sao Emma lại bỏ qua chúng bởi tất cả những triệu chứng đó đều có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, nặng hay nhẹ.
Hầu hết chúng ta đều thờ ơ khi bị ợ hơi, tiêu chảy và giả định rằng do chế độ ăn uống. Chúng ta cho rằng mệt mỏi là do thiếu ngủ và “chữa cháy” bằng cà phê. Chúng ta tự cho rằng những triệu chứng khó chịu khi đến kì kinh nguyệt gồm chướng bụng, chuột rút và rất có thể, giống như chị gái tôi, chúng ta cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận chảy máu mỗi khi vào phòng tắm.
Mùa xuân năm 2005, gia đình chúng tôi lần đầu tiên ý thức về những triệu chứng của Emma. Khi chị chạy bộ cùng Vivian - một người chị gái khác - Emma đã phải vào phòng tắm khẩn cấp. Cả hai đến tiệm thức ăn nhanh ở gần đó và khi Emma ra khỏi nhà vệ sinh, quần chị đẫm máu. Không thể giấu giếm được nữa, Emma thú nhận với Vivian rằng chuyện này đã xảy ra được 1 năm.
Trong năm đó, Emma đến 2 phòng khám địa phương vì chị không có bảo hiểm sức khỏe và vì vậy không thể thanh toán nếu gặp chuyên gia tiêu hóa. Cả hai bác sĩ không cho chị nội soi đại tràng nhưng đều chẩn đoán chị bị viêm đại tràng. Đây là tình trạng viêm lớp bên trong đại tràng, thường đi kèm với nhiều triệu chứng giống với ung thư đại tràng như loét, hội chứng ruột kích thích (co thắt, đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy), ngộ độc thực phẩm và viêm túi thừa cũng có những triệu chứng tương tự.
Tình trạng chảy máu nên là việc quan tâm hàng đầu đối với các bác sĩ vì vậy lẽ ra Emma phải được nội soi đại tràng nhưng rất tiếc là không. Phần khác, Emma cũng sợ biết mình không ổn và chính nỗi sợ hãi đó đã khiến chị không thực hiện thêm phương pháp kiểm tra nào khác. Và kết luận của 2 bác sĩ là giống nhau nên đã khiến chị cảm thấy an tâm.
Nhưng sau sự cố vào hôm chạy bộ, những dấu hiệu khác của Emma cũng xuất hiện thường xuyên hơn. Tình trạng chướng bụng mà chị gặp phải không giống với những triệu chứng của kì kinh nguyệt. Chị có thể ngủ ở bất kì nơi nào và thừa nhận đã ngủ gục trong xe khi chờ đợi xếp hàng ở ngân hàng. Vivian nhớ lại Emma đã ngủ gật khi đang nói chuyện giữa chừng với người thợ làm tóc. Và vì nhà tôi gần nơi chị làm việc hơn nhà chị nên Emma thường qua nhà tôi để ngủ trưa. Lúc đó, tôi tin rằng con kiệt sức như bất kì người mẹ đơn thân nào phải làm việc quá sức. Sau đó, chị đã dùng phòng của tôi để bí mật phục hồi sau khi hóa trị vì không muốn con biết.
Julissa cùng Emma khi Emma vẫn còn khỏe mạnh. (Ảnh: Internet)
Cuối cùng, Emma cũng nội soi trực tràng.
Thứ Ba chị thực hiện xét nghiệm và đến thứ Năm, bác sĩ ngập ngừng thông báo kết quả: ung thư đại tràng giai đoạn 4. Vào ngày thứ Sáu, Emma đã phải phẫu thuật khẩn cấp cắt bỏ tử cung và đại tràng. Thời điểm đó, bác sĩ khẳng định chị có thể sống thêm được 6 tháng nữa.
Biết mình mắc bệnh ung thư, Emma đã tự tìm hiểu về chế độ ăn uống, thay đổi lối sống để đẩy lùi sự phát triển của căn bệnh này. Những nỗ lực đó đã giúp chị sống thêm được 5 năm sau đó. Emma ăn toàn thực phẩm hữu cơ, nhiều rau bina, sinh tố rau xanh cho bữa sáng, hạn chế thịt và chất caffeine. Không chỉ vậy, Emma loại bỏ những thực phẩm dạng hạt ra khỏi chế độ ăn uống của mình, chẳng hạn như bắp rang vì ruột khó tiêu hóa. Đường, bánh kẹo, những thứ ngọt cũng bị loại bỏ. Chị ấy đi bộ mọi lúc, mọi nơi, thậm chí nếu có kiệt sức, chị cũng ép bản thân phải luôn năng động.
Chuyên gia sức khỏe của chị khuyên các thành viên trong gia đình nên nội soi tầm soát ung thư đại tràng mỗi 3 năm. Tôi 33 tuổi và đã thực hiện 4 lần. Tôi cũng bắt đầu đưa nhiều rau xanh hơn vào chế độ ăn uống, hạn chế ăn thịt đỏ. Tôi tránh ăn những món ngọt và thường xuyên tập yoga.
Emma cũng phải thực hiện xét nghiệm hội chứng Lynch (còn được gọi là Ung thư Đại tràng di truyền không do Polyp). Có 3% người mắc bệnh ung thư đại tràng do tình trạng này và 50% người trong gia đình họ cũng vậy. May mắn, Emma không nằm trong số đó. Dù vậy, thỉnh thoảng tôi thấy mình khá hoang tưởng mỗi khi thấy ngứa ngáy hay bị chuột rút. Đôi khi tôi tự hỏi không biết bác sĩ có nghĩ tôi mắc chứng nghi bệnh hay không nhưng rồi tôi tự trấn an bản thân rằng việc biết trong cơ thể mình đang như thế nào là điều quan trọng.
Chị tôi có lẽ sẽ sống nếu không bỏ qua các triệu chứng. Đó là một trong những phần khó chấp nhận nhất: biết rằng cái chết có thể ngăn ngừa. Nhưng với sự thay đổi lối sống một cách lành mạnh cùng ý chí mạnh mẽ, Emma đã kéo dài thời gian sống của mình được 5 năm thay vì 6 tháng như bác sĩ từng thông báo. Trong 5 năm đó, tôi đã chị chiến đấu vì cuộc sống của mình, thấy, thấy chị ra đi ngay trước mắt mình.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh, ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong cao thứ 2 tại Mỹ ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, nếu chữa trị sớm thì sẽ kiểm soát được bệnh.
Theo Thời đại
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 5 phút trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 17 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 20 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.