Chỉ với 3 mẹo này: cả nhà hết ho có đờm nhanh kịp đón Tết
Thay vì sử dụng kháng sinh, đây là 3 mẹo nhỏ để bạn có thể trị ho có đờm đơn giản và hiệu quả từ chính những nguyên liệu xanh!
Thời tiết thay đổi đột ngột và liên tục tạo điều kiện cho virus các bệnh hô hấp phát triển mạnh mẽ. Một trong những biểu hiện đầu của bệnh viêm hô hấp là ho có đờm. Tuy nhiên, 9/10 người chủ quan chỉ mua loại thuốc trị ho bất kỳ được dược sĩ gần nhà tư vấn thay vì tìm hiểu và phân biệt rõ các loại ho để từ đó xác định phương hướng điều trị đúng cách.

Bất kỳ ai cũng có thể bị ho có đờm, bao gồm cả trẻ nhỏ!
So với ho khan, ho có đờm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Nguyên nhân gây ho có đờm là niềm mạc đường hô hấp bị viêm, tiết ra chất nhày (đờm). Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy mạnh dị vật đờm ra ngoài. Người bị ho có đờm thường xuyên cảm thấy ngứa cổ, tức ngực, thở nặng, nóng người. Nếu đờm tích tụ quá nhiều không đẩy ra ngoài có thể gây ra tắc thở, thậm chí là tử vong.
Vì vậy một trong những bước tối quan trọng trong việc trị ho có đờm là làm loãng, tiêu đờm và làm sạch chất dịch bên trong phế quản. Ngoài ra cần có phương pháp tăng cường hệ miễn dịch để giúp cơ thể tự bảo vệ khỏi virus, tránh tái lại bệnh và gây ra nhiều biến chứng. Thay vì sử dụng kháng sinh, đây là 3 mẹo nhỏ để bạn có thể trị ho có đờm dễ dàng và an toàn từ nguyên liệu xanh!
Quất (tắc) hấp mật ong
Theo nhiều nghiên cứu, quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, vitamin, có khả năng kháng khuẩn cao giúp long đờm, giảm ho, kháng virus. Mỗi gia đình có thể làm sẵn một hộp quất hấp mật ong để dùng trị ho, đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ nhờ hương vị ngọt nhẹ và lành tính. Ngoài ra phù hợp với những trường hợp cảm nhẹ, ho có đờm lỏng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Quất rửa sạch, bóc lấy vỏ, thái chỉ rồi cho vào 1 chén nhỏ đổ một thìa mật ong vừa ngập bề mặt rồi cho vào hấp cách thủy, hoặc hấp cơm trong vòng 10-15 phút. Lấy ra để nguội uống hoặc pha thêm 1 chút nước ấm. Một ngày dùng 3 - 5 lần.

Lá hẹ hấp cách thủy
Từ xa xưa, người Việt Nam thường xuyên trồng hẹ quanh nhà để dễ dàng chế biến ngay trong bữa ăn để chữa ho cho cả gia đình, đặc biệt là giữa đông đầu xuân – thời điểm lá hẹ tươi tốt nhất. Trong hẹ có chứa lượng kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn chặn virus hô hấp và tiêu tan đờm.

Trong dân gian, hẹ được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cả gia đình
Bạn có thể chữa ho có đờm do cảm lạnh bằng công thức hấp thủy đơn giản. Tuy nhiên lá hẹ tươi có mùi hăng và hơi khó dùng, đặc biệt là trẻ em.
Nguyên liệu gồm có 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi, 20g nghệ tươi rửa sạch, cắt miếng nhỏ cho vào chén. Cho thêm chút đường phèn hấp cách thủy trong vòng 30 phút. Trẻ uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê nhỏ..
Thuốc ho từ thảo dược
Bên cạnh quất, hẹ, mật ong, có rất nhiều thảo dược quý khác đứng đầu về khả năng trị ho như Tỳ Bà Diệp, Cát Cánh, Xuyên Bối Mẫu,... Tuy nhiên các loại thảo dược này đều cần đến một quy trình chuẩn để đảm bảo các hoạt chất được chiết xuất đạt hàm lượng tốt nhất. Để giúp người dùng trị ho tiện lợi và dễ dàng, công ty dược phẩm Nam Dược đã bào chế ra thuốc ho Nam Dược với hàm lượng Tỳ Bà Diệp đứng đầu bảng, kết hợp cùng Cát Cánh, Xuyên Bối Mẫu theo bài thuốc gia truyền trị ho 300 năm mang tới hiệu quả điều trị tối ưu cho người bị ho có đờm: làm mát, long đờm, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Trong đó, Tỳ Bà Diệp được tạp chí khoa học uy tín thế giới Science Direct công nhận chứa hoạt chất n-BuOH có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sản xuất Interfernon gamma – thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tự vệ trước sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp, giảm tỷ lệ tái bệnh. Đặc biệt, Nam Dược sở hữu vùng trồng Cát Cánh ở Bắc Hà (Lào Cai) theo tiêu chuẩn GACP –WHO chuẩn cây dược liệu sạch, đảm bảm chất lượng vượt trội và lành tính cho cả gia đình.
Chỉ với một chai thuốc ho Nam Dược các gia đình đã có thêm một mẹo nhỏ tiện lợi để chữa ho kịp thời trước khi phát triển nặng thành viêm hô hấp.
Thông tin cho bạn đọc:
Để được tư vấn miễn phí về bệnh ho, vui lòng liên hệ: 1800.6316 (miễn cước)
Để xem thông tin chi tiết về điểm bán, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

PV

Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”
Sống khỏe - 10 giờ trướcNgày 20/9/2023, Phòng khám Asina cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

Hôm nay, 11 bệnh nhân của vụ cháy chung cư mini điều trị tại BV Bạch Mai xuất viện
Y tế - 14 giờ trướcThông tin từ BV Bạch Mai cho biết, 11 người trong số 27 bệnh nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ được ra viện hôm nay 22/9. Đây là lượt bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai ra viện sau gần 10 ngày theo dõi, điều trị.

Từ vụ thanh niên 19 tuổi bị ung thư xương, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 20 và trong giai đoạn xương phát triển mạnh.

8 điều ‘không thương lượng’ để sống thọ của cụ ông 95 tuổi từng là bác sĩ
Sống khỏe - 16 giờ trướcCụ ông người Nhật từng là bác sĩ tim mạch chia sẻ bí quyết giúp có một cuộc đời khỏe mạnh, sống thọ lâu dài.

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐể trái cây chín đều, lên màu đẹp thương lái và nhà vườn thường dùng các hóa chất làm chín nhanh như đất đèn, ethylen.

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp
Sống khỏe - 21 giờ trướcVới vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng thảo dược Cysina kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng đã cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Suppro Cerna có chỉ số GI thấp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu
Sống khỏe - 22 giờ trướcTừ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tế - 1 ngày trướcNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.