Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Chìa khóa' thứ 5 ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng của bạn, quan trọng hơn cả đánh răng

Thứ bảy, 07:34 11/03/2023 | Mẹ và bé

SKĐS - Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và đến nha sĩ định kỳ - những điều này thường được coi là "chìa khóa" cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, có một 'chìa khóa' quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hàm răng mà ít người thực sự quan tâm.

Bên cạnh vấn đề vệ sinh răng miệng kém thì chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Có nhiều loại thực phẩm và đồ uống gây hại đến răng của bạn.

1. Khám phá về chế độ ăn ảnh hưởng tới răng miệng

Tiến sĩ Weston A. Price (1870-1948), một nha sĩ ở Cleveland, được mệnh danh là "Isaac Newton của Dinh dưỡng". Nha sĩ Weston A. Price nổi tiếng với những khám phá của ông vào những năm 1930 phản ánh sự thật về chế độ ăn của người cổ xưa giúp răng khỏe mạnh. Người dân của các bộ lạc bản địa mà ông đến thăm có hàm răng thẳng tắp, không bệnh tật  và chế độ ăn uống rất khác so với chế độ ăn uống hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, cũng theo những nghiên cứu của ông, chỉ sau một thế hệ được đưa vào chế độ ăn chế biến sẵn nhiều tinh bột, nhiều bánh mì, trẻ em ở những nền văn hóa này đã gặp phải các vấn đề về chỉnh nha nổi bật và tình trạng sâu răng gia tăng nghiêm trọng. Không chỉ có đường, bánh mì và thực phẩm chế biến khác nhau giữa các chế độ ăn, TS. Price cũng lưu ý rằng hầu hết các nền văn hóa bản địa đều tiêu thụ một chất dinh dưỡng mà ông xác định là "chất kích hoạt X". Các chuyên gia thường cho rằng đây là khám phá đầu tiên về thứ mà sau này được gọi là vitamin K2.

Vitamin K2 là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự chuyển động tổng hợp của canxi khắp cơ thể để củng cố răng và xương. Nếu không có quá trình này - cũng cần vitamin A và D - thì răng có nhiều nguy cơ bị sâu hơn.

Chế độ ăn uống thực sự ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng của bạn, quan trọng hơn cả đánh răng - Ảnh 2.

Mảng bám răng được hình thành khi vi khuẩn trong khoang miệng trộn với thức ăn và đồ uống có đường hoặc tinh bột.

Một giả thuyết khác về lý do tại sao chế độ ăn uống hiện đại dường như gây ra sự gia tăng sâu răng. Chế độ ăn nhiều rau lá xanh, thịt động vật, bơ và hạt có nhiều kết cấu để nhai, rất tốt để làm sạch răng và giữ cho răng không bị mảng bám.

Nước bọt là một chất lỏng ngoại bào cung cấp chất dinh dưỡng cho răng của bạn và đóng vai trò là cơ sở bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn có hại. Nước bọt của bạn phải luôn ở trạng thái tốt để ngăn ngừa sâu răng. TS. Price đã phát hiện ra rằng, đánh răng giúp ích rất ít cho chất lượng nước bọt. Mặt khác, chế độ ăn uống của bạn là một trong số ít các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sản xuất và chất lượng nước bọt.

2. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên ăn gì và ăn như thế nào?

BS. Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba cho biết: Mảng bám răng được hình thành khi vi khuẩn trong khoang miệng trộn với thức ăn và đồ uống có đường hoặc tinh bột. Vi khuẩn trong miệng, axit và carbohydrate từ thức ăn hoặc đồ uống trộn lẫn với nhau và tạo thành mảng bám trên răng.

Theo BS. Nguyễn Trung Nghĩa, bên cạnh vấn đề vệ sinh răng miệng kém thì chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Có nhiều loại thực phẩm và đồ uống gây hại đến răng của bạn.

Dưới đây là một số lưu ý trong ăn uống giúp bạn có hàm răng khỏe:

- Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calo rỗng, hạn chế đường chế biến, ít thành phần có tính axit và không đường nhân tạo giúp thúc đẩy nước bọt khỏe mạnh và có thể bảo vệ răng miệng của bạn suốt cả ngày.

- Sẽ tốt hơn cho răng và sức khỏe tổng quát của bạn nếu bạn chỉ ăn 3 bữa một ngày thay vì ăn 5-7 bữa (bao gồm cả bữa phụ và ăn vặt rải rác). Nếu bạn muốn ăn nhẹ giữa các bữa ăn, hãy chọn thực phẩm không chứa đường.

- Một số loại trái cây có chứa axit có thể ăn mòn răng của bạn. Tuy nhiên, điều này chỉ gây hại cho răng nếu bạn ăn một lượng lớn bất thường. Cố gắng không ăn nhiều trái cây sấy khô vì nó có nhiều đường.

Chế độ ăn uống thực sự ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng của bạn, quan trọng hơn cả đánh răng - Ảnh 3.

Ăn và uống thực phẩm có chứa đường và axit sẽ làm suy yếu men răng một cách tự nhiên.

- Nếu bạn ăn trái cây như một bữa ăn nhẹ, hãy cố gắng ăn thứ gì đó có tính kiềm như pho mát sau đó. Đồ ăn nhẹ mặn sẽ tốt hơn, chẳng hạn như:

  • Phô mai
  • Salad
  • Quả hạch
  • Bánh mì nguyên cám

- Mỗi khi bạn ăn hoặc uống các món có đường, răng của bạn sẽ bị axit tấn công trong khoảng 1 giờ. Điều này là do đường có trong thức ăn phản ứng với vi khuẩn trong mảng bám (lớp dính trên răng của bạn) và tạo ra axit có hại.

Thực phẩm và đồ uống có tính axit cũng có thể 'ăn mòn' hoặc hòa tan men răng, để lộ lớp ngà bên dưới làm cho răng của bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị sâu răng.

- Để giúp giảm sâu răng, hãy cắt giảm tần suất bạn ăn đồ ăn và thức uống có đường và cố gắng dùng loại không đường. Thực phẩm có đường cũng có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim và thừa cân.

- Sẽ tốt hơn cho răng của bạn nếu bạn chỉ uống nước ép trái cây trong bữa ăn. Nếu bạn muốn uống nước ép giữa các bữa ăn, hãy pha loãng chúng với nước theo tỷ lệ 1 phần nước trái cây với 10 phần nước và nhớ là không thêm đường.

- Đồ uống có ga chắc chắn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng. Đường có thể gây sâu răng và axit trong cả đồ uống thông thường và đồ uống dành cho người ăn kiêng có thể hòa tan lớp men trên răng. Nguy cơ cao hơn khi bạn uống những đồ uống này giữa các bữa ăn.

3. Lời khuyên để chăm sóc răng miệng đầy đủ và đúng cách

BS. Nguyễn Trung Nghĩa lưu ý, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng tốt bằng việc đánh răng đúng cách hoặc dùng chỉ tơ nha khoa.

Đánh răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn trên bề mặt răng. Tốt nhất không nên đánh răng ít nhất 1 giờ sau khi ăn. Điều quan trọng là bạn phải đánh răng lần cuối vào ban đêm và ít nhất một lần khác trong ngày.

Để có hàm răng đẹp nên kết hợp vệ sinh răng miệng tốt và chế độ ăn uống thân thiện với răng. Đánh răng có thể lấp đầy một số "khoảng trống" do chế độ ăn uống kém lành mạnh tạo ra, nhưng đánh răng không thể loại bỏ tất cả tác hại của chế độ ăn uống không lành mạnh.

Chế độ ăn uống thực sự ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng của bạn, quan trọng hơn cả đánh răng - Ảnh 6.

Kết hợp chế độ ăn uống và đánh răng để có hàm răng chắc khỏe.

Nhai kẹo cao su khiến miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, giúp loại bỏ axit trong miệng sau khi ăn hoặc uống. Người ta đã chứng minh rằng sử dụng kẹo cao su không đường sau bữa ăn có thể ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ sử dụng kẹo cao su không đường, vì kẹo cao su thông thường có chứa đường và do đó có thể làm hỏng răng của bạn.


Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Mẹ và bé - 6 ngày trước

GĐXH - Chốc lở là căn bệnh thường tiến triển vào mùa hè, rôm sảy là một nguyên nhân để khuẩn liên cầu dễ xâm nhập vào trẻ. Nếu trẻ sốt, quấy khóc nhiều, các tổn thương da có mủ hoặc loét sâu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Mẹ và bé - 6 ngày trước

Ăn dặm là giai đoạn cho bé làm quen với thức ăn đặc là một cột mốc thú vị. Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc vói thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ nên được hình thành phong cách ăn uống lành mạnh.

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này…

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Mặc dù sự phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng... nhưng tập luyện đều đặn, thường xuyên có tác dụng nâng cao sức khỏe, đóng góp tích cực vào việc cải thiện chiều cao.

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, khoảng 5 – 8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong.

Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách

Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Hầu hết trẻ em đều thích uống nước ép trái cây vì vị ngon ngọt và dễ uống. Vậy cha mẹ nên cho trẻ uống nước trái cây như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Em bé ở Hà Nội chào đời với dây rốn quấn 3 vòng cổ

Em bé ở Hà Nội chào đời với dây rốn quấn 3 vòng cổ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Trong ngày đi khám định kỳ, bác sĩ phát hiện thai phụ 24 tuổi có dấu hiệu suy thai khẩn cấp dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Biếng ăn là vấn đề thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu này cần cảnh giác bệnh đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu này cần cảnh giác bệnh đái tháo đường thai kỳ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường có biểu hiện bất thường như: Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều hơn, thèm ăn nhiều hơn...

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương - một chứng loãng xương ở trẻ em. Điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.

Top