Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030: Hướng tới “ba không”

Thứ sáu, 06:00 08/11/2013 | Y tế

GiadinhNet - Mục tiêu của Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, hướng tới tầm nhìn “ba không” vào năm 2030: Không còn người nhiễm HIV mới, không còn người tử vong do AIDS và không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030: Hướng tới “ba không” 1
Các đồng đẳng viên xã Chế Cu Nha, huyện Mù Căng Chải (Yên Bái) phát bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm tại các điểm “nóng” để phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: Dương Ngọc.
Chiến lược quan trọng
Việc triển khai Chiến lược này trong thời gian qua đã bộc lộ những khó khăn như: Một số đơn vị, địa phương... chưa triển khai triệt để, đặc biệt là các chương trình hành động của Chiến lược. Một số địa phương chưa huy động được cộng đồng, xã hội đồng bộ tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Mức đầu tư cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của nước ngoài, do đó chưa chủ động được công việc... Nếu không có những giải pháp đồng bộ, lâu dài sẽ không đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, để lại hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
 
Trong bối cảnh trên, việc ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là rất cần thiết, qua đó để chúng ta tiếp tục đặt ra những mục tiêu, hoạch định chương trình, giải pháp tổng thể, dài hạn nhằm bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả bền vững. Có 4 đề án đang được nỗ lực triển khai thực hiện. Đó là: Đề án chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS; Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi; Đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Theo các chuyên gia, chúng ta phải rốt ráo tổ chức thông tin, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng; Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng. Triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền của HIV và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người bệnh AIDS; Kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Thực hiện hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.
 
Gần 600 tỷ đồng cho phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2014

Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo “Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực y tế trong tình hình mới” do Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.

Theo bà Trương Thị Mai- Chủ nhiệm  Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Việt Nam đang triển khai 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Liên quan đến ngành y tế, có 4 chương trình là: Y tế; Phòng, chống HIV/AIDS; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Các Chương trình mục tiêu quốc gia đều được đánh giá là cần thiết, đã tập trung nguồn lực đầu tư, đem lại những thành tựu quan trọng. Chương trình mục tiêu quốc gia về HIV/AIDS trong 3 năm 2011-2013 đã  được đầu tư 3.023 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính của Quốc hội, dự kiến kinh phí các chương trình mục tiêu cho năm 2014 chỉ bằng 50%, trong đó Chương trình HIV/AIDS là 598 tỷ đồng.  Đa số nguồn lực là từ Trung ương, còn phía địa phương tham gia vào hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia còn ít, chỉ đạt khoảng trên dưới 20%, thậm chí có địa phương chỉ khoảng 10%.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia là điều kiện để Việt Nam đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế. Vì vậy, việc huy động nguồn lực, kinh phí để đảm bảo thực hiện tốt các chương trình trên là rất quan trọng.
Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đưa ra mục tiêu chung là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

Một số mục tiêu cụ thể của Chiến lược như: Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80%; tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80%; giảm 50% số trường hợp nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; giảm 50% số trường hợp nhiễm HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010; giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.

Về tầm nhìn đến 2030, hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS; hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của công tác phòng chống đại dịch này; hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên Hợp Quốc.
 
Chỉ tiêu của Đề án chăm sóc,
hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS

> 70% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được điều trị thuốc kháng HIV vào năm 2015 và 80% người nhiễm HIV có đủ tiêu chuẩn điều trị được điều trị vào năm 2020.

> Duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 80% vào năm 2015 trở đi.

> 80% người nhiễm HIV mắc bệnh lao được điều trị đồng thời ARV và điều trị lao vào năm 2015 và 90% vào năm 2020.

> 90% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được điều trị sớm bằng thuốc ARV vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

> 80% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV vào năm 2015 và 90% vào năm 2020.
Tri Thường
giangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top