Hà Nội
23°C / 22-25°C

‘Choáng’ với độ an toàn thực phẩm chợ đầu mối: Có đủ thuốc trừ sâu, kim loại nặng

Thứ ba, 08:25 19/07/2022 | Bảo vệ người tiêu dùng

Gần 48% số mẫu rau quả và trái cây ở 3 chợ đầu mối TP.HCM kiểm tra phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, có sản phẩm phát hiện đến 7 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật.

Vài năm trở lại đây, các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ hay GlobalGAP được nhắc tới ngày càng nhiều. Ở nhiều địa phương, sản xuất nông sản sạch trở thành thế mạnh.

Trong báo cáo sơ kết 6 tháng năm 2022 của Bộ NN-PTNT cũng nêu rõ, đến nay có 463 nghìn ha cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương; diện tích nông lâm thuỷ sản có 16.991 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 924 trang trại và 1.249 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAP.

Các địa phương đã lấy 8.492 mẫu nông lâm thuỷ sản sau thu hoạch để kiểm tra. Kết quả phát hiện 346 mẫu vi phạm an toàn thực phẩm, chiếm 4,07%, giảm 1,58% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người tiêu dùng cũng dần tin tưởng hơn vào việc giám sát chặt chẽ chất lượng nông lâm thuỷ sản bán trên thị trường. Thế nhưng, tại hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, đơn vị này mới đây đã lấy mẫu các sản phẩm tham gia "Chuỗi thực phẩm an toàn" gửi kiểm tra. Trong đó, ghi nhận có mẫu sản phẩm tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và thuốc BVTV nằm ngoài danh mục được phép sử dụng.

‘Choáng’ với độ an toàn thực phẩm chợ đầu mối: Có đủ thuốc trừ sâu, kim loại nặng - Ảnh 2.

Nhiều mẫu rau quả và trái cây tại chợ đầu mối ở TP.HCM phát hiện có tồn dư thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

Cụ thể, phát hiện hoạt chất Carbendazim trên các sản phẩm cải bó xôi, cà chua, cải ngọt, cải thìa, cải xanh, mồng tơi, húng cây, rau dền. Phát hiện hoạt chất Permethrine trên cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống; hoạt chất Cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh, củ cải trắng, húng cây, rau muống hạt và hoạt chất Imidacloprid trên cải ngọt, cà chua.

Với sản phẩm thủy sản, phát hiện các hoạt chất Chloramphenicol, Ciprofloxacin và Enrofloxacin; ngoài ra là hoạt chất kháng sinh không bảo đảm an toàn tập trung ở khâu nuôi trồng.

Đặc biệt, qua kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm tươi sống tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở TP.HCM, kết quả còn khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi giật mình.

Kết quả, có 271/570 mẫu rau quả và trái cây phát hiện dư lượng thuốc BVTV, chiếm tỷ lệ 47,54%. Trong đó, 198 mẫu nằm trong mức giới hạn cho phép, 58 mẫu (tỷ lệ 10,2%) không nằm trong danh mục cho phép, 20 mẫu (tỷ lệ 3,5%) vượt mức giới hạn cho phép.

Về thuỷ sản đánh bắt, phát hiện 42/100 mẫu (tỷ lệ 42%) có chỉ tiêu kim loại nặng Cadmi vượt mức cho phép; trong đó có 36 mẫu mực và 6 mẫu bạch tuộc.

Về các sản phẩm rau, quả, trái cây, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, sản phẩm rau quả phát hiện cùng lúc tồn dư dư lượng thuốc BVTV của nhiều hoạt chất, trong đó có sản phẩm phát hiện đến 7 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật.

Việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau quả, đặc biệt tại các tỉnh, tuy có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, việc phun xịt thuốc BVTV của người nông dân chưa được kiểm soát. Nhiều hoạt chất được phát hiện với hàm lượng cao nhưng chưa có quy định mức giới hạn tối đa cho phép và thiếu quy định mức giới hạn chung đối với các hoạt chất chưa có quy định đối với sản phẩm cụ thể.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, việc công bố con số về tỷ lệ thực phẩm nhiễm chất cấm, thuốc BVTV là bởi đơn vị này xác định không thể cứ mãi để buông xuôi, thả nổi chất lượng. Phải lấy mẫu kiểm nghiệm, phải công bố để biết thực trạng đang ở đâu còn giải quyết.

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng mạnh

Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam chi gần 505 triệu USD nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu, trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ 446 triệu USD.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho hay, tổng số lượng thuốc BVTV nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 là 3.794 lô, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm 2021, với tổng trọng lượng thuốc thành phẩm nhập khẩu hơn 42.662 tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục siết chặt việc đăng ký thuốc BVTV, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng công tác khảo nghiệm thuốc BVTV, đồng thời tăng cường kiểm soát việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích đăng ký, sản xuất thuốc BVTV sinh học…

Ngoài ra, thu thập thông tin, bằng chứng khoa học và tiếp tục rà soát toàn bộ Danh mục thuốc BVTV đang được phép sử dụng để loại bỏ các thuốc BVTV độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường.

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu về Việt Nam lên tới 854 triệu USD, còn năm 2020 và 2019 có kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 704 triệu và 865 triệu USD.

Loài nhìn đã phải 'khóc thét' không ngờ là đặc sản giá đắt hơn tôm hùm, gần 14 triệu/kgLoài nhìn đã phải "khóc thét" không ngờ là đặc sản giá đắt hơn tôm hùm, gần 14 triệu/kg

Trông có vẻ gớm ghiếc nhưng loài côn trùng này là đặc sản vô cùng nổi tiếng và cực kỳ bổ dưỡng của Zimbabwe.

Bảo Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Thị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

Không chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

Chung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Top