Chọn ngũ quả thế nào để mang lại tài lộc cả năm
GiadinhNet - Dù giàu hay nghèo, ngày Tết nhà nào cũng mua hoa quả về để bày lên bàn thờ để cúng Tổ tiên, ông bà. Tuy nhiên, việc lựa chọn mâm ngũ quả như thế nào để mang lại tài lộc cho gia chủ cả năm và ý nghĩa của từng loại là điều không phải ai cũng biết.
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc, theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
Thực tế cho thấy, tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng miền khác nhau mà người dân có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng.
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể là: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật.
Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ảnh minh họa.
Khác với người miền Bắc, ở miền Nam, mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung". Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện trong mâm quả cúng gia tiên của người miền Nam. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam lên mâm ngũ quả ngày Tết.
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Ý nghĩa một số loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết
Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.
Táo: có nghĩa là phú quý.
Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.
Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ: mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
Xoài có âm na ná như “xài”: để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi: “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời.
Tại sao lại là ngũ quả?
Ngũ, con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành.
Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.
Đối với cư dân nông nghiệp, ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Do đó, theo Chiêm thư người ta thường quan sát sự tốt xấu của “ngũ quả” sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc: 1) Mận chủ vào đậu; 2) Hạnh chủ về lúa mì; 3) Đào chủ vào tiểu mạch; 4) Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương; 5) Tảo (táo) chủ vào lúa. Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.
K.V (th)

Trong nhà chỉ trồng loại cây gia vị này giúp đuổi muỗi, khử tà, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh
Ở - 12 giờ trướcGĐXH – Đây là cây gia vị quen thuộc, là nguyên liệu tự nhiên giúp chăm sóc tóc và xua đuổi muỗi hiệu quả. Phong thủy còn cho rằng đun nước gừng sả xông nhà sẽ trừ được năng lượng xấu. Chúng ngày càng được nhiều gia đình trồng ngay trong nhà như một loại cây cảnh hữu ích.

Những lợi ích khi xây hồ cá trong nhà
Ở - 18 giờ trướcGĐXH - Tự xây hồ cá trong nhà cần cân nhắc kỹ lưỡng để giữ vững phong thủy, tránh ảnh hưởng đến tài vận và sự hài hòa trong không gian sống.

Ai muốn treo tranh cá chép phong thủy để cải vận nhất định phải biết điều này
Ở - 20 giờ trướcGĐXH - Số lượng cá chép trong tranh ảnh hưởng đến ý nghĩa phong thủy, thể hiện tài lộc, may mắn hay hòa hợp tùy vào con số được chọn.

Treo tranh cá chép sẽ có lợi gì?
Ở - 23 giờ trướcGĐXH - Treo tranh cá chép trong không gian sống hay nơi làm việc không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc, giúp thu hút những nguồn năng lượng tích cực đến với gia chủ.

Căn 'nhà tranh' đẹp như phim trường của đạo diễn đang gây tiếng vang với 'Địa đạo'
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Là những nghệ sĩ chân chính, tài năng, cặp đôi chưa bao giờ khoe không gian sống. Nhưng qua những hình ảnh từ chia sẻ của các đồng nghiệp, người đọc biết được không gian sống ngập tràn cây xanh của villa mà cặp đôi sở hữu.

Trồng cây tía tô trong nhà không cần chăm cũng lớn, còn dùng chống rụng tóc và giúp tóc mọc nhanh
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Tía tô không cần quá cầu kỳ trong trồng và chăm sóc mà vẫn phát triển tốt. Đơn giản, bạn có thể tận dụng lon hay hộp nhựa cũ vẫn có thể trồng chúng trong nhà. Không chỉ dùng làm rau gia vị, lá tía tô còn giúp chống rụng tóc, kích thích tóc con mọc nhanh.

Bất ngờ với cơ ngơi bề thế của bố mẹ Phương Oanh tại quê nhà
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Qua nhiều năm căn nhà của bố mẹ đẻ của Phương Oanh đã có những thay đổi. Nay đã khang trang hơn, đẹp hơn, bề thế hơn so với thời điểm trước.

Top các cây cọ cảnh trồng sẽ mang lại bình an, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ
Phong thủy - 1 ngày trướcGĐXH - Cây cọ cảnh có rất nhiều loại, mỗi loại đều mang đến một nét riêng biệt, phù hợp với nhiều không gian và điều kiện sống khác nhau, có ý nghĩa khác nhau. Hãy khám phá loạt cây cọ cảnh nên trồng trong bài viết dưới đây.

Cách trồng cây cọ cảnh giúp thanh lọc và điều hòa không khí, giảm căng thẳng đầu óc
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Cây cọ cảnh trang trí cho khu vực cầu thang nhà ở. Ngoài tác dụng trang trí làm đẹp, nó còn có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, điều hòa không khí.

Trồng cây này trong nhà sẽ giàu có
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Những cây mang ý nghĩa dưới đây không chỉ làm đẹp không gian mà còn mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Dù sân nhà có diện tích như thế nào, bạn cũng nên trồng một vài cây như thế.

Cây lưỡi hổ ra hoa là điềm tốt hay xấu?
ỞGĐXH - Cây lưỡi hổ được trồng khá phổ biến ở nước ta để làm cảnh và trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, bạn có thể giúp chúng nở hoa nếu được chăm sóc đúng cách. Vậy cây lưỡi hổ ra hoa là điềm tốt hay xấu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.