Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chồng mắc bệnh lại bắt vợ… điều trị vô sinh

Thứ bảy, 08:30 23/05/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Anh Dũng được các bác sĩ phát hiện không có tinh trùng, kèm theo chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là một bệnh rất phổ biến ở những bệnh nhân nam giới vô sinh.

 

Bác sĩ Tạ Việt Cường - người trực tiếp điều trị cho vợ chồng chị Thắm.

 

Chị không quản ngại xa xôi tìm thầy, tìm thuốc khắp nơi. Anh thì cần mẫn làm việc tích góp từng đồng để có tiền điều trị. Nhưng tất cả đều vô vọng, ngay cả khi tiến hành thụ tinh nhân tạo, cơ hội có con của cặp vợ chồng hiếm muộn này cũng rất mong manh.

Hôn nhân suýt đổ vỡ vì “khát” con

Trao đổi với người viết, bác sĩ Tạ Việt Cường cho biết: “Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chúng tôi đã từng gặp không ít trường hợp tương tự vợ chồng anh Dũng. Nghĩa là, việc hiếm muộn bắt nguồn từ bệnh của chồng nhưng vợ lại là người điều trị. Cứ như vậy thì không bao giờ có kết quả, thậm chí còn khiến người vợ mắc bệnh theo. Thực tế, nhiều bệnh nhân nam khi giải thích về việc này đều cho biết họ thấy khả năng quan hệ tình dục bình thường nên nghĩ mình không vấn đề gì, bệnh bắt nguồn từ vợ. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy, khi đã “thả” lâu mà không đậu thai thì cả vợ lẫn chồng đều có thể là nguyên nhân. Do đó, nam giới cần dẹp tâm lý chủ quan (hoặc e ngại) để đến bệnh viện xét nghiệm, điều trị kịp thời”.

Chúng tôi tình cờ gặp vợ chồng hiếm muộn trên lúc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Lúc này đã là 11h trưa, chị Thắm đang ngồi nghỉ để chuẩn bị trở về nhà sau khi đã hoàn tất thủ tục thăm khám cho thai nhi 4 tháng tuổi trong bụng. Chị tâm sự: “Sáng sớm, vợ chồng tôi bắt xe khách từ nhà lên khám định kỳ thai. Tôi bị say xe, nôn thốc nôn tháo rồi ngồi nghỉ mãi mới vào viện được. Giờ khám xong lại tức tốc về nhà cho kịp giờ làm chiều. Vì thai đang trong giai đoạn dễ bị động nên cứ 2 tuần lại phải lên khám”. Mặc dù gương mặt vẫn phảng phất nét mệt mỏi do dư chấn của việc say xe nhưng khi được hỏi về thai nhi, chị Thắm vẫn hết sức hào hứng. Chị khoe tờ kết quả siêu âm cho thấy đang mang thai đôi, cả mẹ và các con đều khỏe mạnh. Có con là niềm hạnh phúc của bất kì cặp vợ chồng nào nhưng đối với chị Thắm và anh Dũng thì niềm hạnh phúc này còn được nhân lên gấp nhiều lần. Bởi họ đã mong chờ điều này suốt 4 năm qua.

Chị Thắm cho biết, vợ chồng chị đến với nhau như bao cặp đôi khác. Khi tình yêu kết trái đơm hoa bằng một đám cưới hạnh phúc, cặp đôi mong đợi từng ngày sẽ được chào đón thiên thần nhỏ ra đời. Nhưng một tháng, rồi một năm trôi qua, bụng chị Thắm vẫn xẹp lép, dù vợ chồng không sử dụng biện pháp kế hoạch nào. Lo lắng nhưng thay vì đến bệnh viện thăm khám, anh chị lại đi “vái tứ phương”, tìm thầy lang bốc thuốc điều trị. “Lúc đó, tôi cứ nghĩ việc không có con là do mình nên vô cùng buồn bã, lo lắng. Bố mẹ chồng tôi đã già, anh Dũng lại là con một nên áp lực càng lớn hơn. Lo lắng nhưng chẳng biết phải chữa trị từ đâu, tôi đành nghe người thân âm thầm đi bốc thuốc Nam của một thầy lang ở huyện bên uống. Nhưng uống mấy tháng trời mà tình hình vẫn chẳng hề có chút biến chuyển”, chị Thắm nhớ lại.

Hơn 1 năm không thể có con, anh Dũng cũng bắt đầu lo lắng. Nhưng cũng như chị Thắm, anh nghĩ nguyên nhân là do vợ chứ không phải từ mình. Bởi vậy, anh chỉ đưa vợ đi khám chứ không chịu vào viện kiểm tra. Bác sĩ không tìm ra nguyên nhân từ chị Thắm do chức năng sinh sản của chị hoàn toàn bình thường nên chỉ kê thuốc bổ để bồi bổ cơ thể, tăng khả năng thụ thai. Nhưng mấy tháng nghỉ ngơi, bồi dưỡng, chị Thắm vẫn không nhận thấy tín hiệu có “tin vui”. Cực chẳng đã, chị lại tiếp tục tìm đến thuốc Nam. “Nghe mọi người giới thiệu ở đâu có thầy thuốc “mát tay”, vợ chồng tôi cũng lặn lội tìm đến, từ Hưng Yên, Hòa Bình đến Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hóa… Thời điểm từ năm 2011 đến 2014, tôi uống nhiều thuốc đến nỗi bây giờ chẳng thể nhớ nổi cụ thể là thuốc của những ông lang nào nữa. Mẹ chồng tôi rất mong cháu nhưng bà cũng tâm lý, thương con dâu nên không nói gì mà chỉ tích cực lân la dò hỏi tìm thầy, tìm thuốc. Nhưng sau những vất vả của cả gia đình, kết quả vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Trong khi đó, vợ chồng tôi đều là công nhân lương ba cọc ba đồng nên kinh tế trở nên eo hẹp sau thời gian triền miên dốc vào thuốc thang. Cũng chính bởi vậy, vợ chồng đôi khi nảy sinh cãi vã khiến cuộc sống càng thêm ngột ngạt”, chị Thắm chia sẻ.

Mấy năm ròng rã chữa trị mà không thể có được mụn con, chị Thắm trở nên tuyệt vọng và nghĩ tới việc giải thoát cho chồng, để anh đi cưới người phụ nữ khác. Nhưng mới nghe ý định của vợ, anh Dũng đã đùng đùng nổi giận. Hai người lại xảy ra cãi vã. Nhưng to tiếng xong, họ lại ôm nhau khóc. Anh động viên chị tiếp tục cố gắng bởi hai vợ chồng vẫn còn trẻ, chắc chắn sẽ còn hi vọng. Đến lúc này, anh chị bắt đầu nghĩ đến việc đi thụ tinh nhân tạo – điểm đến cuối cùng của các cặp vợ chồng hiếm muộn.

 

Phiếu khám kết quả thai đôi của chị Thắm.

 

Thấp thỏm chờ hai thiên thần nhỏ

Đầu năm 2014, anh chị đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nộp hồ sơ, làm các xét nghiệm để đăng ký thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tại đây, anh Dũng được các bác sĩ ở phòng khám Nam học phát hiện không có tinh trùng, kèm theo chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là một bệnh rất phổ biến ở những bệnh nhân nam giới vô sinh. Tuy nhiên, trường hợp của anh Dũng thì đã chuyển biến nặng khi hai tinh hoàn bị giảm khả năng sinh tinh đến mức tối thiểu. Sau khi thực hiện một loạt xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy hi vọng nhỏ nhoi giúp anh Dũng có thể sinh con là thực hiện vi phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh giãn, qua đó giúp hồi phục phần nào khả năng sinh tinh. Vậy là, nguyên nhân đã rõ, chị Thắm chưa kịp mừng vui vì khả năng làm mẹ của mình hoàn toàn bình thường thì lại rơi nước mắt khi biết chồng gặp chứng bệnh trọng. Còn anh Dũng thì cảm thấy có lỗi vô cùng. Bao nhiêu năm nay, anh vẫn vô tư nghĩ việc không thể có con bắt nguồn từ vợ, trong khi thực tế chính mình mới là nguyên nhân. Nếu anh chịu đi khám ngay từ đầu thì có lẽ, vợ chồng đã không phải trải qua quãng thời gian vất vả, căng thẳng vừa qua.

Tháng 6/2014, anh Dũng thực hiện phẫu thuật. Mổ xong, các bác sĩ dặn dò vợ chồng chị cứ 3 tháng kiểm tra xét nghiệm tinh dịch đồ một lần. Nhưng suốt nhiều tháng sau, cặp vợ chồng này vẫn chưa thể thụ thai. Chị Thắm thầm nghĩ, nếu cứ đợi để có tự nhiên thì không biết đến bao giờ, bởi đến lúc anh đủ tinh trùng thì chị lại chưa rụng trứng. Vậy là chị quyết định động viên chồng đi thụ tinh nhân tạo. Tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, anh chị dốc hết tiền tiết kiệm và vay mượn thêm bên họ hàng tiếp tục hành trình gian nan để có một mụn con.

Tại đây, các bác sĩ cho biết sau khi mổ, tinh hoàn của anh Dũng đã hồi phục một vài ống sinh tinh để sản sinh ra tinh trùng nên có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Và điều kỳ diệu đã đến, chị Thắm đã đậu thai.

Sau thời gian dài chữa trị cộng lần thụ tinh nhân tạo với số tiền lớn, kinh tế của gia đình chị Thắm khá khó khăn. Nhưng so với niềm hạnh phúc khi hai sinh linh bé nhỏ đang ngày càng lớn lên thì với họ, khó khăn đó không xá gì. Chia sẻ với chúng tôi, chị Thắm cho biết chưa bao giờ chị cảm thấy hạnh phúc như lúc này. “Có con là khát khao duy nhất của vợ chồng tôi những năm qua. Bởi vậy nên bây giờ, tôi thấy không còn gì khó khăn nữa. Tiền có thể làm ra, đợi khi các con ra đời khỏe mạnh, chúng tôi sẽ vực lại kinh tế. Bây giờ chỉ mong ba mẹ con an toàn đến ngày sinh nở”, anh Dũng chia sẻ.

Bác sĩ Tạ Việt Cường (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) là người trực tiếp phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh và phẫu thuật tìm tinh trùng trong tinh hoàn cho anh Dũng để làm thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ cho biết: “Nam giới khi không có tinh trùng có thể phân làm 2 dạng. Một là không có tinh trùng do tắc nghẽn đường dẫn tinh. Dạng khác là không có tinh trùng do suy tinh hoàn bởi các nguyên nhân như thuốc, hoá chất, tia xạ, hay do giãn tĩnh mạch tinh làm cho tinh hoàn không sản sinh ra tinh trùng. Trường hợp anh Dũng rơi vào dạng thứ hai và tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm cũng rất thấp, chỉ khoảng 10%. Vợ chồng anh Dũng quả thực rất may mắn”.

 

Tiểu Linh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 48 phút trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 3 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 3 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 16 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Top