Chữa viêm khớp mạn tính, thuốc nào an toàn?
Trước đây tôi có dùng thuốc diclofenac để trị viêm khớp, nhưng nói thuốc này có tác dụng phụ gây hại đường tiêu hóa nên sau này tôi chuyển sang dùng meloxicam.

Trước đây tôi có dùng thuốc diclofenac để trị viêm khớp, nhưng nói thuốc này có tác dụng phụ gây hại đường tiêu hóa nên sau này tôi chuyển sang dùng meloxicam. Nghe nói thuốc này an toàn hơn, không gây viêm loét dạ dày mà vẫn có tác dụng tốt. Điều đó có đúng không? Vậy tôi có thể yên tâm khi dùng thuốc này điều trị bệnh khớp mạn tính của tôi không?
Nguyễn Văn An (Đồng Tháp)
Cả diclofenac và meloxicam đều là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Diclofenac là thuốc ức chế không chọn lọc (ức chế cả COX-1 và COX-2. COX-1 cần thiết để tổng hợp prostaglandin, bảo vệ niêm mạc dạ dày; COX-2 tham gia tạo ra prostaglandin khi có viêm). Khi COX-1 bị ức chế làm giảm việc tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày - tá tràng. Chất nhầy này có tác dụng bảo vệ dạ dày - tá tràng khỏi sự tấn công của acid dạ dày. Khi chất nhầy bảo vệ bị suy giảm thì acid sẵn có trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc của dạ dày và gây loét.
Còn meloxicam là thuốc ức chế chọn lọc COX-2, trên thực nghiệm lâm sàng, thuốc ít có tác dụng phụ về tiêu hóa so với các thuốc ức chế không chọn lọc. Mức độ ức chế COX-1 của meloxicam phụ thuộc vào liều dùng, liều thấp ít gây tai biến hơn và tai biến trên đường tiêu hoá cũng khác nhau giữa các người bệnh.
Vì vậy, meloxicam chưa hẳn đã an toàn cho đường tiêu hóa. Một số bất lợi trên đường tiêu hóa có thể xảy ra như khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, ợ hơi, viêm thực quản, thậm chí là cả loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tiềm ẩn hay ồ ạt (tuy ít gặp)... Vì vậy, cần thận trọng dùng thuốc ở người có bệnh lý đường tiêu hóa trên hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu. Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Để giảm thiểu tác dụng không mong muốn của meloxicam, nên dùng liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong quá trình dùng thuốc có biểu hiện bất thường trên da, niêm mạc hoặc có dấu hiệu loét hay chảy máu đường tiêu hóa phải ngưng thuốc ngay.
Theo DS. Hoàng Thu Thủy/SK&ĐS

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 16 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 1 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.