Chưa vui tăng lương đã lo… tăng giá
GiadinhNet - Chưa kịp mừng trước thông tin tăng lương, nhiều người đã phát hoảng với các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng… rồng rắn rủ nhau tăng giá. Nhiều người lo ngại rằng, sau việc điều chỉnh tăng giá những mặt hàng thiết yếu nói trên, thị trường sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, khiến lương lên một, giá lên hai.
Hàng hóa tăng giá “đón” lương
Đầu tháng 11 năm nay, Dự thảo Nghị định tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 sẽ được Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ. Đồng thời việc xem xét tăng lương hưu cũng được Chính phủ giao Bộ LĐ - TB & XH báo cáo đề xuất phương án trong tháng 9/2015. Nhiều người đón nhận thông tin này chưa kịp vui mừng thì đã tắt ngấm nụ cười vì chưa nhận mức lương tăng đã phải trả tiền điện tăng, tiền xăng tăng và tháng 10 sẽ là tiền nước tăng...
Thậm chí, thực tế trên thị trường đã có những mặt hàng tăng giá trước khi có quyết định tăng lương. Con số nhìn thấy rõ ràng nhất là theo tổng hợp của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8: 7 nhóm hàng thiết yếu giá vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,1% (bao gồm thực phẩm tăng 0,16% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,1%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,28%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,04%, chỉ số giá giáo dục tăng cao với 0,87%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của Hà Nội tăng 0,17%.
Nói về vấn đề “giá chạy trước lương”, bà Nguyễn Thị Huyền, Thanh Xuân, Hà Nội, chia sẻ: “Tôi vui mừng trước thông tin tăng lương được mấy ngày thì bức xúc với hóa đơn tiền điện tháng 8 bỗng nhiên tăng vọt. Tăng cao hơn cả thời điểm nắng nóng kéo dài dù thời tiết đã mát mẻ. Mới đây, giá xăng tăng thêm 612 đồng/lít. Dù trước đó, việc điều chỉnh giảm giá xăng đã khiến dư luận bất bình vì mức giảm quá thấp so với mức điều chỉnh giảm xăng dầu thế giới. Chưa kể tháng 1/10 tới giá nước sạch sẽ tăng thêm 20%, với mức tăng 950-2.550 đồng/m3”.
“Không biết có phải do ảnh hưởng từ thời tiết bất lợi hay việc đón đầu tăng lương mà nhiều mặt hàng đã điều chỉnh tăng giá như rau xanh (cải ngọt, cải canh, mồng tơi, rau dền) đã tăng thêm từ 1.000 – 1.500 đồng/bó; cá nước ngọt (trôi, trắm trắng, cá rô đầu vuông) đã tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/kg; cá biển cũng có mức tăng tương tự; đang có mức tăng cao nhất là các loại hải sản như tôm sú nuôi giá dao động từ 320.000- 350.000 đồng/kg tăng tới 25.000 đồng/kg; tôm chân trắng 280.000- 300.000 đồng/kg loại 30 con/kg, tăng 20.000 đồng/kg…
Thêm 1 phần lương, hụt 3 phần giá
Bà Trịnh Thị Hiền, Khu tập thể Văn công Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Lương hưu sắp tới được điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng nhưng mỗi ngày đi chợ bị hụt mất từ 20.000- 30.000 đồng vì giá cả tăng thì chuyện giá tăng quá mức lương khiến tôi thấy sợ. Vì nhận thêm vài ba trăm nghìn tiền lương mà bị hụt chi mất 1 triệu đồng/tháng thì được 1 mất 3, quá thiệt”.
Cũng có tâm trạng tương tự, chị Nguyễn Thị Uyên, thuê trọ ở xã Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Sắp tới, lương của tôi tăng thêm được vài trăm nghìn đồng. Mức lương tăng chưa được nhận nhưng mấy ngày nay đã nghe bà chủ nhà gợi ý: “Lương tăng rồi, tháng tới “đỡ” thêm cho tôi ít tiền điện, tiền nước. Tiền điện tăng cao rồi, không để giá như cũ được”.
Trong khi theo chị Uyên, hiện tại chị đang phải trả tiền điện với giá 4.500 đồng/kw, tiền nước áp theo đầu người 80.000 đồng/ người. “Không biết bà chủ nhà muốn người thuê trọ như chúng tôi “đỡ” thêm thì bà ấy sẽ tăng tiền tiền, tiền nước lên bao nhiêu nữa?” Mỗi thứ tăng thêm một tí dẫn tới tiền gửi cho con ăn học ở quê lại bị giảm đi. Nhiều lúc nghĩ thấy cực, cứ oằn vai làm việc mà cuộc sống vẫn thiếu trước, hụt sau”, chị Uyên chia sẻ.
Trao đổi về vấn đề này, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng thừa nhận, mỗi lần tăng lương, công nhân, người lao động phải đối mặt với nhiều nỗi lo, do giá cả tăng là điều có thật. Chẳng hạn, giá điện tăng, người lao động đi thuê nhà thường phải chịu phần lũy tiến phía sau với giá rất cao. Vì những số điện đầu tiên có giá thấp, chủ nhà đã hưởng hết. Chưa kể, khi giá điện, giá nước tăng, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với đời sống hàng ngày đều tăng từ 7 - 9%.
“Điều quan trọng nhất tại thời điểm này là các cơ quan quản lý nhà nước sau mỗi đợt điều chỉnh tăng lương nên có biện pháp kìm được giá cả hàng hóa “leo thang” theo lương. Đây mới là điều không chỉ người công nhân nói riêng mà những người hưởng lương nói chung đang cần và làm được điều này thì việc tăng lương mới có ý nghĩa là giúp người hưởng lương có cơ hội cải thiện cuộc sống”, ông Chính đề xuất.
TP Hồ Chí Minh vận động tăng lương không tăng giá
TP HCM đang thực hiện rất tốt việc kìm giá khi tăng lương với việc các cơ quan đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ… kiến nghị với Thành ủy TP HCM để có chủ trương vận động các chủ nhà trọ không tăng giá đối với người lao động. Các đoàn thể đi vào từng khu dân cư vận động chủ nhà trọ, để chủ nhà trọ cam kết dù có tăng lương vẫn không tăng giá nhà trọ. Vừa tăng lương mà chủ nhà trọ đã đòi tăng giá luôn, thì việc tăng lương thực sự chẳng có ý nghĩa gì. Việc này phải có chủ trương của các địa phương… và điều này đang được thực hiện rất tốt tại TP. HCM.
Đông An/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.