Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 cho tình huống xấu nhất mùa Đông Xuân

GiadinhNet - Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh các địa phương phải chủ động, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với COVID-19, không ỷ lại, "trông chờ" Trung ương; nêu cao hơn trách nhiệm người đứng đầu cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh.

Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 cho tình huống xấu nhất mùa Đông Xuân - Ảnh 1.

Sáng 13/10, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - chủ trì cuộc giao ban trực tuyến phòng, chống dịch bệnh với Sở Y tế các tỉnh, thành phố.

Trước tình hình dịch trên thế giới đang diễn biến ngày một phức tạp, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay, việc phòng chống dịch trước mắt còn rất nhiều khó khăn, dự báo sẽ kéo dài đến hết năm 2021. Điều đó có nghĩa là tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải tiếp tục đương đầu chiến đấu với COVID-19.

Thời điểm "vàng" để chuẩn bị

Ở nước ta, nguy cơ dịch xâm nhập rất cao. Quyền Bộ trưởng nhận định dịch ở cộng đồng đã "cơ bản sạch", hôm nay đã bước sang ngày thứ 41 liên tiếp không có ca nhiễm nhưng dịch có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

"Phải sẵn sàng tâm lý chuẩn bị mọi thứ cần thiết vì biết đâu ngay ngày mai thôi, dịch có thể xảy ra ở địa bàn chúng ta" – Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh với các địa phương.

Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 cho tình huống xấu nhất mùa Đông Xuân - Ảnh 3.

Ảnh: Trần Minh

Nhắc lại cảnh báo công tác phòng chống dịch COVID-19 vào mùa Đông Xuân sẽ khốc liệt, GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định thời điểm này rất quan trọng để triển khai các biện pháp ngăn chặn. Theo đó, Việt Nam vẫn kiên định 5 nguyên tắc phòng dịch đã đề ra ngay từ đầu vụ dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Tuy nhiên, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", ở thời điểm này, quan trọng nhất là ngăn chặn dịch xâm nhập từ ngoài vào, đồng thời nhanh chóng phát hiện càng sớm càng hiệu quả để khoanh vùng, dập dịch, điều trị.

"Trong giai đoạn hiện nay, phải chuẩn bị kịch bản đối phó với tình huống xấu trong mùa Đông Xuân năm nay nếu không sẽ hoang mang, hoảng loạn, khó khăn" – Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh và giao cho các địa phương trong tháng 10/2020 phải trình kế hoạch ứng phó lên Bộ Y tế.

Gợi ý cho các địa phương, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay, phải rà soát lại tất cả kịch bản trong phòng chống COVID-19. Từ kịch bản phát hiện ca bệnh trong bệnh viện, trong nhà máy với hàng nghìn công nhân, trong cộng đồng dân cư… Ông yêu cầu, kịch bản phải rất cụ thể, chi tiết.

Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 cho tình huống xấu nhất mùa Đông Xuân - Ảnh 4.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Trần Minh

Lấy Đà Nẵng là ví dụ "sinh động và điển hình", Quyền Bộ trưởng nêu bài học kinh nghiệm là khi dịch xảy ra ở bệnh viện, phải có phương án chuẩn bị trước các bệnh viện khác để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân; giảm mật độ bệnh nhân ở bệnh viện có COVID-19, có thế mới giảm được lây nhiễm trong khu vực đó. Cùng đó, phải chuẩn bị các cơ sở có đơn vị hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, thận nhân tạo… để nhanh chóng tiếp nhận bệnh nhân các khoa trọng yếu.

"Phải làm sạch bệnh viện đó (bệnh viện có COVID-19) càng nhanh càng tốt" – Quyền Bộ trưởng nói và cho rằng nếu không có kịch bản, không đặt ra tình huống giả định để chuẩn bị thì không thể ứng phó ngay được.

"Đà Nẵng có nhiều cơ sở y tế có uy tín. TP này cũng rất năng động, thành lập ngay được bệnh viện dã chiến. Nhưng nếu dịch xảy ra ở một vài địa phương khác, như ở các tỉnh miền núi thì sẽ ra sao?" – GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu vấn đề.

Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 cho tình huống xấu nhất mùa Đông Xuân - Ảnh 5.

Các điểm cầu từ Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố tham dự Hội nghị giao ban trực tuyến sáng 13/10. Ảnh: Trần Minh

Nhắc lại quan điểm các địa phương phải rất chủ động trong xây dựng kịch bản, đảm bảo đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men, sinh phẩm xét nghiệm, Quyền Bộ trưởng khẳng định địa phương không phải "loay hoay lo máy thở vì vấn đề đó có Trung ương lo rồi", nhưng điều quan trọng hơn là địa phương phải tập huấn để có cán bộ vận hành được máy thở; cùng đó phải chuẩn bị kịch bản cho điều trị theo từng cấp độ bệnh nhân nặng – nhẹ...

Tăng cường năng lực xét nghiệm, không chờ Trung ương

Nhấn mạnh việc ngăn chặn dịch xâm nhập cộng đồng rất quan trọng, Quyền Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát các chuyên gia nhập cảnh, người hồi hương, người nhập cảnh... bởi việc lây nhiễm COVID-19 phải tính theo cấp số nhân, không đơn giản. Việc quản lý người nhập cảnh, cách ly, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn rất cụ thể, yêu cầu địa phương bám sát, thực hiện nghiêm.

Về vấn đề giám sát, xét nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay đâu đó vẫn có địa phương vẫn còn tư tưởng "trông chờ vào sự hỗ trợ Trung ương". "Nếu không chuẩn bị, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực xét nghiệm ngay từ bây giờ thì làm sao làm được khi dịch ập đến trong cộng đồng? Nếu không xét nghiệm làm sao phát hiện ca bệnh?" – Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu Sở Y tế phải chỉ đạo sát sao các cơ sở y tế đều phải xét nghiệm COVID-19, nếu cơ sở không đủ năng lực thì phải lấy mẫu, gửi cho cơ sở đủ năng lực.

Cùng đó, các cơ sở y tế, đặc biệt cơ sở khám chữa bệnh phải tập huấn cho cán bộ, mở rộng diện xét nghiệm hơn; các địa phương rà soát kiểm đếm trên địa bàn có bao nhiêu cơ sở xét nghiệm, công suất bao nhiêu, điều phối như thế nào, phải rất cụ thể.

Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 cho tình huống xấu nhất mùa Đông Xuân - Ảnh 6.

PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Trần Minh

Tại Hội nghị trực tuyến, PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng khẳng định trong phòng chống dịch, việc truy vết những trường hợp F1 là yếu tố sống còn và coi Đà Nẵng là ví dụ điển hình. Ngành Y tế kiên quyết không cho phép F1 cách ly tại nhà. Việc truy vết, cách ly càng nhanh càng tốt, sớm chừng nào hay chừng đó.

Đồng tình quan điểm này, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay các địa phương phải thành lập ngay các tổ COVID dựa vào cộng đồng, tập huấn cho họ, để khi dịch xảy ra thì tổ sẽ vào cuộc ngay, không luống cuống.

"Nguy cơ dịch bệnh là hiện hữu. Đừng nghĩ rằng dịch sẽ chỉ ở thành phố lớn, các tỉnh biên giới, giáp ranh, mà hãy nghĩ dịch sẽ xuất hiện ở ngay địa bàn chúng ta, để chúng ta sẵn sàng" – Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh bài học xương máu là làm càng nhanh càng tốt, càng nhanh càng giảm thiểu thiệt hại kinh tế, xã hội.

"Muốn càng nhanh phải chuẩn bị kỹ", Quyền Bộ trưởng khẳng định vai trò của giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, người đứng đầu cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh bởi biệc ngăn chặn, có kiểm soát được dịch bệnh hay không phụ thuộc vào chính chúng ta, phải ngăn chặn triệt để.

Tại cuộc họp, ThS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, hiện có một số bệnh viện không an toàn theo tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống COVID-19 tại cơ sở y tế và buộc phải đóng cửa để chấn chỉnh. Đơn vị này khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế các địa phương để quán triệt và áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Top