Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ: Chính sách phù hợp trong thời kỳ mới

Thứ tư, 09:23 19/06/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiều 17/6, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) đã tổ chức Hội thảo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với chính sách, pháp luật về dân số trong giai đoạn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ: Chính sách phù hợp trong thời kỳ mới 1
Sân khấu hóa truyền thông DS-KHHGĐ tại tỉnh Kiên Giang.
Ảnh: D.N
 
Các đại biểu đánh giá cao hiệu quả của các chương trình, đề án đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ (MTQG) đang được triển khai. Các đại biểu chia sẻ: Trong thời kỳ mới, cần phải có những chính sách phù hợp, thích ứng với những thay đổi của công tác DS-KHHGĐ.
 
Hội thảo có sự tham dự của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ QH, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH; ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH; TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế); các đại biểu QH; các chuyên gia về dân số và phát triển đến từ Hàn Quốc, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Viện Dân số và các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế Quốc dân)....
 
Cần chính sách linh hoạt ở từng địa phương
 
Phát biểu tại Hội thảo, bà Trương Thị Mai cho rằng, đây là dịp cung cấp cho các đại biểu QH thông tin và thảo luận về xu hướng biến động mức sinh, thực trạng SKSS ở Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, giám sát việc tổ chức thực hiện và kiến nghị chính sách, pháp luật về dân số và chăm sóc SKSS. Đồng thời, xác định các trọng tâm chính sách, pháp luật về dân số, mức sinh và chính sách chăm sóc SKSS.
 

Chia sẻ chính sách thích ứng với già hóa dân số của Hàn Quốc, PGS.TS Youngtae Cho- Trường Y tế Công cộng (ĐH Quốc gia Seoul) cho biết: Để chăm sóc sức khỏe cho người già phải trả rất nhiều chi phí, chúng tôi đã phát triển chương trình chăm sóc, dự phòng, nâng cao sức khỏe cho người trung niên. Họ được cung cấp thông tin, chủ động duy trì sức khỏe, chuẩn bị tích lũy, tiết kiệm chi trả tốt hơn khi về già. Tại Hàn Quốc, vấn đề mức sinh thấp và già hóa dân số rất được coi trọng, Tổng thống Park Geun-hye là Chủ tịch Ủy ban ứng phó mức sinh thấp và già hóa dân số.

Ở Việt Nam, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số cho thấy mức sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế: 2,1 con năm 2005; 2,03 con năm 2009; 2,0 con năm 2010 và 1,99 con năm 2011. Trong giai đoạn 2009-2012, mỗi năm, Việt Nam tăng sinh khoảng 900.000 người. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4/2012 cho thấy: Dân số Việt Nam là 88,77 triệu người, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (TFR) là 2,05 con. Theo các đại biểu, đây là một thành tựu tuyệt vời của Chương trình mục tiêu quốc gia về DS- KHHGĐ trong những thập kỷ vừa qua.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, công tác DS-KHHGĐ còn nhiều khó khăn, thách thức mới nảy sinh, đòi hỏi phải được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, vững chắc. TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Theo số liệu Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2012, bức tranh về mức sinh ở Việt Nam nhiều màu sắc và có sự khác nhau rõ rệt giữa các tỉnh, thành, vùng miền. Địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước là TP HCM với 1,33 con; tỉnh cao nhất là Kon Tum với 3,16 con. Còn có các vùng chưa đạt mức sinh thay thế là Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Trung du, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Do đó, Việt Nam cần một chính sách linh hoạt tại mỗi địa phương. Đối với những tỉnh đã đạt mức sinh thay thế, mức sinh thấp, cần duy trì mức sinh thấp hợp lý; cần đạt mức sinh thay thế tại các tỉnh chưa đạt.
 
Chương trình MTQG về DS-KHHGĐ cần cụ thể hóa các nội dung hoạt động
 
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã xảy ra từ 8 năm nay và hiện đang là vấn đề “nóng” trong công tác DS-KHHGĐ cũng được nhiều đại biểu quan tâm.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho biết: Tại Quảng Bình, vấn đề vướng mắc nhất là việc thực hiện các quy định về lựa chọn giới tính thai nhi để đảm bảo sự cân bằng về giới tính, sự ổn định và phát triển xã hội lành mạnh. Thế nhưng ở tỉnh này, việc kiểm soát giới tính thai nhi còn gặp nhiều khó khăn bởi các hành vi lựa chọn giới tính, phương pháp tạo giới tính thai nhi… khó thu thập được chứng cứ pháp lý. Hành vi bắt mạch, xác định qua triệu chứng, siêu âm, các loại xét nghiệm, cung cấp thuốc, hóa chất để xác định hoặc loại bỏ thai nhi vì giới tính là các hành vi không để lại chứng cứ. Thêm vào đó, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, muốn có con trai để “nối dõi tông đường”, chăm sóc khi về già, có thêm nguồn nhân lực... vẫn là rào cản lớn cho việc kiểm soát lựa chọn giới tính thai nhi. Do đó, công tác DS-KHHGĐ, chương trình MTQG cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, chính sách hợp lý để giải quyết triệt để tình trạng này.

Đánh giá cao những thành quả công tác DS-KHHGĐ đạt được trong hơn 50 năm qua, đặc biệt là chương trình MTQG vào sự phát triển chung của KT-XH nước ta, đại biểu Cù Thị Hậu - ĐBQH tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh về kỳ tích nâng cao tuổi thọ khi trong vòng 50 năm, Việt Nam đã nâng con số này tăng từ 40 tuổi (năm 1961) lên 73 tuổi (năm 2010). Nhờ chính sách giảm sinh, KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe, nên tỷ lệ, số lượng người cao tuổi đã, đang và sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, hiện ở mức 10,1% dân số (tương đương hơn 9 triệu người). Đó là niềm tự hào nhưng cũng là thách thức, sức ép mới về cơ cấu dân số, già hóa dân số.

Đại biểu Cù Thị Hậu cũng bày tỏ băn khoăn về việc chính sách, pháp luật về dân số, đặc biệt là thực hiện Chương trình MTQG DS-KHHGĐ ra sao để phát huy giá trị, vai trò của người cao tuổi trong thời kỳ mới để họ không là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
 
> “Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn biến phức tạp, cần có ngay những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Vừa qua, có nhiều ý kiến đề xuất các chính sách cho những người sinh con một bề là gái và những chính sách này tuy mới đưa ra bàn thảo nhưng đã tạo được luồng dư luận đáng mừng. Theo đó, sẽ hỗ trợ cho những gia đình sinh toàn con gái trong vấn đề học tập, sinh hoạt...

Những chính sách hỗ trợ như thế cần được sự ủng hộ của toàn xã hội. Nếu cần, sẽ đưa vấn đề này thành quy định của pháp luật. Thực hiện được những chính sách trên sẽ góp phần xóa đi sự mặc cảm của những gia đình sinh toàn con gái và tạo nên sự bình đẳng giới”.

(Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội)

> “Để công tác DS –KHHGĐ được thực hiện bài bản, cần phải quản lý theo Chương trình mục tiêu, phân bổ kinh phí hoạt động ngay từ đầu năm, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật về dân số, đặc biệt là dịch vụ chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác DS - KHHGĐ”.

(Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình)

> “Từ năm 2011, chúng tôi đã thành lập các mô hình liên thế hệ giúp nhau ở 14 tỉnh, thành, thu hút hàng triệu người tham dự. Được biết, ngành Dân số cũng đang triển khai mô hình tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại nhiều địa phương. Tôi nghĩ, hơn bao giờ hết, cần có các chính sách dân số, mô hình theo phương thức xã hội hóa nhằm chia sẻ cùng nhà nước, để người cao tuổi phát huy giá trị của người cao tuổi, cũng như để lực lượng lao động trong thời kỳ dân số “vàng” này có sự chuẩn bị tốt khi về già”.

(Đại biểu Cù Thị Hậu, đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên; Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam)
 
Võ Thu
tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top