Chuyện chưa kể về hai nhà báo 9X “lăn lộn” trong vùng dịch
GiadinhNet - Sau khi cùng đồng nghiệp đi tập huấn ở Ấn Độ trở về nước, nhà báo Đỗ Trọng Phú (Báo điện tử VOV) được cách ly tập trung. Trong suốt 14 ngày cách ly, với vai trò là một nhà báo, anh luôn truyền tải đến bạn đọc những hình ảnh, tin tức mới nhất về công tác phòng, chống dịch. Còn với nhà báo trẻ Phạm Hùng (Báo Kinh tế & Đô thị) lại “nặng lòng” với chính quê hương Mê Linh của mình khi thôn Hạ Lôi phải cách ly y tế suốt 28 ngày.
Nhà báo Trọng Phú
"Bị" cách ly nhưng cảm thấy may mắn
Trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 từ cuối tháng 2 đến nay, hàng trăm nhà báo, phóng viên luôn đóng vai trò quan trọng trên mặt trận thông tin. Họ không ngại khó, ngại khổ và hiểm nguy để truyền tải đến bạn đọc những thông tin chính xác, nhanh nhất chung tay góp sức vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ đều là những người xông pha ở tuyến đầu. Và ít ai biết rằng, những hình ảnh, video, bài viết xuất hiện trên mặt báo mỗi ngày là mồ hôi, công sức, sự nhiệt huyết với nghề cũng như trọng trách đối với xã hội trong công tác đẩy lùi dịch.
Những ngày chống dịch COVID-19, nhà báo Đỗ Trọng Phú (SN 1990, hiện công tác tại Phòng Chính trị - Pháp luật của Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam) có những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ. Nam nhà báo 9X cho biết, chuyến công tác Ấn Độ tháng 3/2020 cùng việc tác nghiệp tại khu cách ly ở trường Quân sự quân đoàn 1 (Tam Điệp, Ninh Bình) là một trong những trải nghiệm trong cuộc đời làm báo của anh.
"Trước đó, tôi đã trải qua khóa học báo chí do Chính phủ Ấn Độ tài trợ từ ngày 21/2 đến 21/3 tại bang Kolkata. Ngay sau khi hoàn thành khóa học, đoàn chúng tôi gồm 4 người là những cán bộ, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam phải lập tức lên máy bay về nước vì lệnh giới nghiêm của Chính phủ Ấn Độ sẽ đi vào hiệu lực trong ngày 22/3 để phòng chống COVID-19. Nhận được thông tin 100% các chuyến bay nước ngoài ở thời điểm đó sẽ được đưa vào cách ly tập trung, thú thật là tôi mừng chứ không lo lắng. Bởi đây là cơ hội quý giá để tác nghiệp trong một môi trường không phải ai cũng vào được. Có lẽ, đoàn 4 cán bộ, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng là đoàn báo chí đầu tiên được trải nghiệm sống và tác nghiệp trong khu cách ly. Thời điểm đó là ngày 22/3", nam nhà báo chia sẻ.
Anh cho biết thêm, trước khi về nước, nhận được chỉ đạo của Ban Biên tập Báo điện tử VOV về việc sẵn sàng tác nghiệp trong khu cách ly nên 4 anh chị em trong đoàn cũng đã có những bàn bạc, chuẩn bị để tác nghiệp. Rất may mắn khi trong đoàn có đủ các loại hình báo chí như báo điện tử, phát thanh, truyền hình… nên anh chị em có thể hỗ trợ cho nhau và phát huy được thế mạnh của mỗi người.
Nụ cười trong khu cách ly COVID-19.
Chia sẻ thêm về việc tác nghiệp trong khu cách ly, nhà báo Trọng Phú cho hay: "Trước hết tôi cần phải có ý kiến, xin phép Chỉ huy trường Quân sự Quân đoàn 1 cho phép tác nghiệp. Sau khi nhận được sự đồng ý của đơn vị, chúng tôi luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khoảng cách, địa điểm, thời gian tác nghiệp… Thú thực là trong những ngày đầu, khi mọi người trong khu cách ly chưa có kết quả xét nghiệm thì chúng tôi cũng hơi "run". Chỉ cần một người trong khu cách ly dương tính với COVID-19 thì câu chuyện sẽ rất khác. Nhưng thật may mắn khi trong đợt cách ly của chúng tôi tất cả mọi người đều âm tính qua 3 lần xét nghiệm".
Nhà báo Trọng Phú kể, trong khu cách ly, vất vả nhất là các cán bộ chiến sĩ. Đó là những người thức dậy sớm trước bà con và chỉ ngủ sau khi bà con đã yên giấc. Nhiều cán bộ chiến sĩ phải tiếp nhận 2-3 đợt cách ly liên tục. Nhiều ngày họ không được về gặp gia đình vì bản thân họ cũng trở thành những đối tượng phải cách ly. Tuy vậy, ở các chiến sĩ ấy không thiếu sự lạc quan và tình quân dân được thể hiện đôi khi chỉ thông qua một bát nước mắm các chiến sĩ rót cho cụ già, hay những buổi quét dọn khu cách ly mà nhân dân tự nguyện làm để hỗ trợ bộ đội.
Trong suốt 14 ngày cách ly y tế, nhà báo Trọng Phú cũng không quên về kỷ niệm đáng nhớ, thậm chí làm nhiều người "thót tim". Anh kể: "Đó là buổi chiều thứ tư khi chúng tôi vào khu cách ly. Mọi chuyện đang yên ả bỗng trên tầng hai của tòa nhà Đại đội 22 có tiếng nhốn nháo. Một nam thanh niên trên tầng hai lên cơn co giật và người mềm nhũn ra. Trong thời điểm chưa xác định được có ai mắc COVID-19 hay không, mọi người đều có phản ứng là tránh xa thanh niên này. Chỉ đến khi các chiến sĩ của trường Quân sự Quân đoàn 1 có mặt thì sự việc mới được giải quyết. Thanh niên co giật được 2 chiến sĩ trẻ bế ra khu vực y tế. Sau khi "điều tra" thì xác định thanh niên này lén hút thuốc lào và bị say thuốc. Đến lúc ấy mọi người mới thở phào nhẹ nhõm".
Nam nhà báo "nặng lòng" với Hạ Lôi mùa dịch
Nhà báo Phạm Hùng trong một chuyến tác nghiệp tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).
Với nhà báo Phạm Hùng (SN 1990 - Báo Kinh tế & Đô thị) lại cho biết, ngoài trọng trách của một người làm báo với đất nước, xã hội, tòa soạn thì mong muốn góp chút công sức với quê hương Mê Linh (Hà Nội) của mình luôn thôi thúc anh có mặt bất cứ lúc nào tại điểm dịch Hạ Lôi (Mê Linh). Dù bản thân sinh ra và lớn lên không nằm trong điểm dịch thôn Hạ Lôi nhưng năm tháng tuổi thơ của anh gắn bó và nhiều kỷ niệm với nơi này. Bởi, theo nhà báo Phạm Hùng: "Hạ Lôi có nhiều anh em họ hàng cũng như bạn bè cùng trang lứa thời thơ ấu. Vì vậy, tôi xem Hạ Lôi xem như một "quê hương thứ hai" của mình".
Khi thôn Hạ Lôi có ca bệnh nhiễm COVID-19 đầu tiên (tức BN 243) cũng là lúc nhà báo Phạm Hùng cảm thấy bản thân mình phải có trọng trách đối với nơi này. Anh nói: "BN 243 có lịch sử dịch tễ phức tạp, liên quan đến nhiều nơi, nhiều địa điểm, tiếp xúc với nhiều người. Chính điều này đã khiến tôi dự đoán rằng Hạ Lôi sẽ bị cách ly y tế nên chuẩn bị tâm lý cũng như phương án tác nghiệp tốt nhất". Anh cũng chính là phóng viên đầu tiên tiếp xúc với căn nhà nơi BN 243 sinh sống để lấy thông tin, hình ảnh truyền tải đến bạn đọc khắp cả nước.
Một bức ảnh của nhà báo Phạm Hùng chụp lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân thôn Hạ Lôi.
Ngày 8/4, UBND huyện Mê Linh đã ra quyết định về việc thiết lập vùng cách ly y tế thôn Hạ Lôi với 3.356 hộ, gồm 10.042 nhân khẩu. Toàn bộ thôn Hạ Lôi được lập đến 9 chốt kiểm soát hoạt động ra/vào, trong đó có 6 chốt "mềm" và 3 chốt "cứng". Để qua được các chốt "mềm" vào bên trong tác nghiệp các phóng viên, nhà báo phải trải qua nhiều bước kiểm tra, khai báo với lực lượng chức năng địa phương. Thời điểm này, dù ngày hay đêm, nhà báo Phạm Hùng không quản ngại gian khó khoác ba lô cùng chiếc xe máy lên đường về Hạ Lôi.
Anh cho biết: "Có những ngày tôi đến Hạ Lôi 2 lần, thậm chí 3 lần để tác nghiệp. Thậm chí có những lần tôi đặt chân vào Hạ Lôi khi màn đêm đã buông xuống. Dù vất vả, khó khăn cũng như lo sợ bản thân có thể bị lây nhiễm nhưng niềm đam mê, sự nhiệt huyết lại thôi thúc tôi lên đường".
Giống như hàng trăm nhà báo, phóng viên luôn có mặt tại các điểm "nóng" của dịch COVID-19, nhà báo Phạm Hùng cho biết, anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ, Bộ Y tế khuyến cáo. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của tòa soạn nên anh được cấp vật tư, dụng cụ phòng dịch như: Nước sát khuẩn, khẩu trang, găng tay, bộ quần áo phòng dịch. Chính vì vậy, mỗi lần di chuyển vào Hạ Lôi, trong chiếc ba lô ngoài máy ảnh, các loại ống kính, máy tính thì có thêm hàng loạt đồ bảo hộ, phòng dịch trên.
Chia sẻ nguyên tắc tác nghiệp với Báo Gia đình & Xã hội, nhà báo Phạm Hùng thẳng thắn: "Điều lo lắng nhất đối với bản thân khi dịch COVID-19 bùng phát không phải lo sợ mình bị bệnh mà cái lo nhất là nếu mình bị nhiễm bệnh thì rất nhiều người bị ảnh hưởng như: Đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình. Nên nguyên tắc khi khai thác thông tin tại điểm dịch Hạ Lôi là: Giữ khoảng tác tối thiểu, khai thác thông tin nhanh nhất, thời gian tiếp xúc với người dân ngắn nhất".
Đến thời điểm này, khi dịch COVID-19 đã được khống chế thì với nhà báo Phạm Hùng vẫn không quên những ngày tháng phải luôn tự cách ly với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Anh nói: "Tôi ở cùng anh chị gần tòa soạn nhưng phải luôn tự cách ly trong phòng, hạn chế tối đa nhất việc tiếp xúc với anh chị và cháu. Riêng những ngày tác nghiệp tại Hạ Lôi, Sơn Lôi thì trở về nhà với gia đình tại Mê Linh, dù ở cùng nhà với gia đình nhưng bản thân cũng chỉ ở phòng riêng, ăn cơm một mình và gần như không giao tiếp với bố mẹ".
Nói đến đây, anh cũng chia sẻ: "Mọi người trong gia đình khá lo lắng khi tôi suốt ngày lao vào vùng dịch nguy hiểm, nhưng tôi lại động viên gia đình mình rằng: Những bác sĩ tuyến đầu chống dịch còn vất vả, cực khổ hơn gấp trăm lần nên bản thân được đóng góp công sức chống dịch trên mặt trận thông tin đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình".
Những bác sĩ tuyến đầu chống dịch còn vất vả, cực khổ hơn gấp trăm lần nên bản thân được đóng góp công sức chống dịch trên mặt trận thông tin là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình.
Lê Bảo
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 6 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 8 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 8 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 12 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.