Chuyện của những “thủ lĩnh phong trào” hiến máu
GiadinhNet - Tối 14/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện tổ chức “Lễ Tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu và Sự kiện toàn cầu Ngày quốc tế Người hiến máu”. Nhiều người đã dành cả nửa đời người với công việc hiến máu, thậm chí hiến đến 600 lần. Nhờ những dòng máu ấy mà nhiều người bệnh trong cơn nguy cấp giữ được sự sống.

33 tuổi, 36 lần hiến máu
Trong buổi gặp gỡ báo chí trước hoạt động “Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc”, chúng tôi đã được nghe những chia sẻ đầy cảm động của anh Phạm Nguyễn Hồng Châu (ở Quảng Nam) là một trong 100 người hiến máu tiêu biểu được tôn vinh năm nay. 33 tuổi anh đã hiến máu 36 lần, trong đó có 7 lần hiến máu trong trường hợp khẩn cấp.
Chia sẻ về hành trình hiến máu của mình, anh Châu cho biết: Năm 2005 anh không may bị tai nạn lao động. Khi đó gia đình anh rất nghèo, phải bán mọi thứ để chữa bệnh cho anh. Trong tình trạng thập tử nhất sinh vì bị mất máu rất nhiều, anh đã được cứu sống nhờ những giọt máu từ nhiều người hàng xóm, thậm chí còn nhận máu từ những người không quen biết.
Sau tai nạn đó, anh Châu đã tích cực tham gia hiến máu tình nguyện với mong muốn mang những giọt máu của mình để chia sẻ nỗi đau, gánh nặng với những người không may mắn. Anh cứ cặm cụi, cứ nhiệt tình đến mức ai gọi cũng đến, ai bảo cũng đi. Có những lúc đang ngủ giữa đêm khuya, hoặc đang ngồi ăn dở bát cơm nhưng nhận được thông báo có người cần máu là anh tức tốc lên đường.
Tính đến nay anh Châu đã có 36 lần hiến máu, trong đó có 7 lần hiến máu cấp cứu. Trong những năm đi hiến máu tình nguyện, kỷ niệm làm anh nhớ nhất là lần hiến máu trực tiếp cứu mẹ con sản phụ sinh non 6 tháng tuổi vào năm 2008. Ngay khi được điện báo, anh lập tức tới hiến máu cứu sản phụ dù đang trong đêm. Trở về nhà, được các bác sỹ thông báo nhờ nguồn máu của anh mà hai mẹ con sản phụ đã được cứu sống, anh cảm thấy hạnh phúc vì bản thân làm được điều ý nghĩa.
Mỗi lần hiến máu, anh lại cảm thấy hạnh phúc khi mình đã làm được việc ý nghĩa. Và coi đó cũng là cách trả ơn cuộc đời đã giúp anh còn được sống khỏe mạnh tới ngày hôm nay sau tai nạn. Có không ít người hay hỏi anh lý do vì sao hiến máu nhiều lần, anh chỉ cười bảo: “Tôi nghĩ, sao cứ phải có lý do khi biết máu mình sẽ cứu sống được rất nhiều người. Mình không giúp được mọi người về kinh tế thì mình giúp bằng cách hiến máu. Sau mỗi lần hiến máu, mình thấy cuộc sống có thêm ý nghĩa, khỏe hơn. Cứ nghĩ những giọt máu mình hiến sẽ cứu được một người bệnh là vui rồi. Tôi sẽ còn hiến máu tới khi nào sức khỏe cho phép”.
Với cô gái nhỏ nhắn Trịnh Lan Anh – nữ thủ lĩnh phong trào hiến máu tại Hà Nội lại tham gia hiến máu tình nguyện hết sức tình cờ. Năm 2012, Lan Anh đang là sinh viên năm thứ nhất của Học viện Quản lý giáo dục. Cô tò mò với hai chữ "hiến máu” và hình ảnh "áo đỏ” của tình nguyện viên tại điểm hiến máu xe buýt chuyên dụng đặt ở cổng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nên đứng lại quan sát.
Hình ảnh đó đã trở thành sợi dây vô hình gắn cô với phong trào tình nguyện. Sau khi tìm hiểu về việc hiến máu tình nguyện, cô đã đăng ký trở thành tình nguyện viên của Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội từ khi đó.
Lan Anh chia sẻ: “Khi em tham gia vào Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội, nhìn thấy người bệnh, đặc biệt là các em nhỏ mới vài tháng tuổi luôn cần truyền máu duy trì sự sống, em thấy mình thật may mắn vì mình vẫn khỏe mạnh. Từ đó, em tích cực tham gia hiến máu để cứu sống người bệnh”. Đến nay cô gái 22 tuổi này đã 17 lần hiến máu.
Người anh hùng Hà Lan hiến máu 600 lần

Trong hành trình hiến máu cứu người không chỉ có người Việt Nam tham gia mà cũng có rất nhiều bạn bè quốc tế cùng chung tay với việc làm ý nghĩa này. Đó là trường hợp của anh Beniachavakul Chinoros (người Thái Lan) đã có 42 lần hiến máu, trong đó tham gia hiến máu ở Việt Nam 17 lần. Theo anh Chinoros, ở Việt Nam còn thiếu máu rất nhiều nên việc đi hiến máu là cách giúp đỡ cho những người đang cần. Việc đi hiến máu cũng là cách chúng ta được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Sau mỗi lần tham gia hiến máu tình nguyện, bản thân anh rất vui mừng và khỏe mạnh.
Người có thành tích hiến máu rất đáng khâm phục với gần 600 lần hiến máu được tôn vinh lần này là ông Floris Langendam, một người hiến máu tình nguyện có quốc tịch Hà Lan. Năm 1971, ông Floris Langendam bắt đầu tham gia hiến máu và đến nay đã hiến máu được 46 năm. Trung bình mỗi năm khoảng 15 lần hiến các thành phần máu. Lúc đầu ông tham gia hiến máu toàn phần, sau đó trong một đợt tuyển chọn người hiến máu để hiến huyết tương (thành phần quan trọng, chiếm 55 - 60% tổng lượng máu), ông Floris là một trong số ít người đủ điều kiện để hiến. Kể từ đó ông tham gia hiến huyết tương thường xuyên và định kỳ.
Theo ông, ở Hà Lan có 300.000 người hiến máu nhắc lại trên tổng dân số (17 triệu người), chiếm khoảng 2% dân số. Họ tiếp tục hiến máu nhắc lại đơn giản chỉ vì nghĩ có thể cứu sống người bệnh nên họ sẽ tham gia hiến máu. Đồng thời không có hình thức hiến máu trả tiền mà tất cả những ai tham gia hiến máu đều là hiến nhân đạo, không cần nhận lại vật chất.
Là một người hiến máu nhiều lần nhưng vẫn khoẻ mạnh và yêu đời, ông mong muốn mọi người tham gia hiến máu và hãy hiến máu nhắc lại nhiều lần vì hoàn toàn bình thường và không có hại cho sức khoẻ.
Với mong muốn giúp cho người bệnh cần máu như vậy nên dù ở độ tuổi 66, ông Floris vẫn tham gia hiến huyết tương đều đặn. Ban đầu là 4 tuần/lần, sau đó lên đến 1 tuần/lần, giờ là 2 tuần/lần. "Chẳng biết dòng máu của mình sẽ đến với ai, nhưng chỉ cần máu của tôi có thể cứu giúp được người bệnh thì đó mới là điều mà tôi hạnh phúc nhất”, ông chia sẻ. Nối tiếp con đường tình nguyện của bố, con gái ông thường xuyên hiến máu, trung bình 1 năm hiến 3 lần.
Phương Thuận

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 2 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 2 ngày trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 4 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 4 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tếGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.