Chuyên gia bào chế thành công thuốc trị ung bướu từ cây trinh nữ hoàng cung
GiadinhNet - Từ những nhân chứng sống trị bệnh bằng trinh nữ hoàng cung cho thấy, thảo dược này có tác dụng với các bệnh như u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, u vú, u nang buồng trứng…
![]() |
Tiến sĩ - Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã có 15 năm nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung. |
Nhận dạng cây thuốc quý
Trong Y học cổ truyền Việt Nam, từ lâu trinh nữ hoàng cung đã được coi là vị thuốc quý. Tương truyền rằng thời phong kiến, các vua chúa thường thu nạp nhiều mỹ nữ vào chốn hậu cung. Trong số đó, nhiều cô gái trinh trắng cả đời không được vua “dòm ngó” tới mà sinh bệnh phụ khoa... Các ngự y đã dùng một cây thuốc để chữa bệnh cho các trinh nữ này. Về sau, gắn liền với lịch sử chữa bệnh, nó được đặt tên là “Trinh nữ hoàng cung”.
Cây trinh nữ hoàng cung thuộc họ thủy tiên (họ náng), loài thân thảo. Tuy nhiên trong họ náng có tới 7 loại, rất giống nhau về hình dáng thực vật mà nếu nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt. Vì vậy việc nhận dạng trinh nữ hoàng cung rất quan trọng, bởi uống nhầm cây hay lá từ những cây không rõ nguồn sẽ không có tác dụng hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe như gây ngộ độc, vô sinh… Trinh nữ hoàng cung thân hành, đường kính 10 - 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 - 15cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá cây mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70 - 120 cm, rộng 3 - 9 cm, gân lá song song. Khác với lá náng hoa trắng là mặt dưới, giữa sống lá có một gờ sắc nhỏ chạy dọc theo lá. Cán hoa dài 20 - 50 cm, trên đầu mang 10 - 20 hoa hợp thành tán, có bẹ hình tam giác màu xanh ve, dài 5 - 7 cm, cuống hoa ngắn. Hoa dài 10 - 20 cm, đài và cánh hoa như nhau, màu trắng, ở giữa có vệt phớt hồng tạo thành ống dài 7 - 10 cm cong, nhị ngã, dài 5 - 7 cm. Bao phấn hình sợi dài 20 – 25 cm, dính lưng. Bầu hình ống chỉ, vòi nhị mảnh, vượt lên trên nhị.
Cây trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng phổ biến ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam và phía Nam Trung Quốc… Ở Việt Nam, cây phát triển tốt với khí hậu miền Nam nước ta. Bộ phận dùng chữa bệnh là lá, dùng tươi hoặc phơi khô, có người thái nhỏ sao khô, hạ thổ để dùng dần. Ở một số nước, người dân dùng cánh hoa, thân hành của cây, thái nhỏ phơi khô. Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây trinh nữ hoàng cung chủ yếu để chữa những trường hợp u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tử cung, ung thư vú và một số loại ung thư khác.
Theo tài liệu của GS Đỗ Tất Lợi thì từ năm 1984 đến năm 1989, nhiều nhà khoa học của Ấn Độ và Nhật Bản đã tìm thấy trong cây trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư. Cách dùng được nhân dân ta phổ biến như sau: Mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, thái nhỏ ngắn 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống 7 ngày. Một số tài liệu Đông y có lưu ý thêm là uống sau bữa ăn.
![]() |
Trinh nữ hoàng cung rất giống với nhiều cây họ náng nên cần phân biệt kỹ. |
Chứa chất chống phát triển khối u
Từ những năm 2004, khi công trình nghiên cứu về bài thuốc điều trị u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước chứng minh được tác dụng thực sự của cây trinh nữ hoàng cung thì hàng loạt các sản phẩm gắn mác thảo dược này đua nhau ra đời. Các sản phẩm cả có bao bì thiết kế bắt mắt, dược tính, công dụng, hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm này đều là thực phẩm chức năng, được chiết xuất thành viên nang, nếu không đọc kỹ, người tiêu dùng rất dễ lầm tưởng là thuốc trị bệnh. Theo TS Trâm, hiện nay có rất nhiều sản phẩm đang lưu hành quảng cáo có nguồn gốc từ cây trinh nữ hoàng cung. Tuy nhiên không mấy nhà sản xuất công bố các nghiên cứu, bẳng chứng khoa học liên quan, vùng trồng nguyên liệu ra sao, thu hái, chiết xuất thế nào… Vì vậy không thể khẳng định cứ hễ nói trinh nữ hoàng cung là có khả năng chữa bệnh. Ngoài việc lưu ý người dân về nhận dạng, TS Trâm cho biết, cây trinh nữ hoàng cung trồng trong chậu không giàu hoạt chất điều trị bệnh ung bướu như trồng ngoài ruộng đồng. Dược liệu cũng tuyệt đối không được sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu. |
Sau khi biết về cây trinh nữ hoàng cung, TS Trâm đã kết hợp kinh nghiệm truyền lại của các ngự y để sưu tầm, thu gom củ giống thảo dược này từ Cố đô Huế, Đà Nẵng, Nha Trang đem về gây giống, nuôi trồng ở TP. HCM và tiến hành nghiên cứu. Bà vừa nghiên cứu cơ bản trong nước, đồng thời hợp tác nghiên cứu với TSKH D.Fuchs thuộc Viện Hóa học và Hóa sinh học các hoạt chất chống ung thư và AIDS (Áo) và GS Simeon Popov, E.Zvetkova (Bungaria) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Bungaria. Nhờ những thiết bị hiện đại trên 3 đất nước, bà và các đồng nghiệp nước ngoài đã chiết xuất được hợp chất có hoạt tính sinh học từ trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u. Năm 2001, TS Trâm chính thức được nghiệm thu đề tài cấp bộ “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid toàn phần từ lá cây trinh nữ hoàng cung dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung” trước Hội đồng Khoa học Công nghệ của Bộ Y tế.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 4 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 10 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 12 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 13 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.