Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia cấp cứu nói gì về nguyên nhân bé lớp 1 tử vong khi bị bỏ quên trên xe?

Thứ năm, 12:24 08/08/2019 | Y tế

GiadinhNet - Khi sốc nhiệt, có thể gây tổn thương thần kinh, rối loạn thần kinh trung ương, co giật khiến nạn nhân loạng choạng, ngã quỵ, va đập, từ đó gây ra các tổn thương tụ máu ngoài da.


Nhiều nguyên nhân phối hợp

Nhận định về nguyên nhân có thể khiến học sinh lớp 1 tử vongtrường Gateway do bị bỏ quên trên xe đưa đón, nhiều chuyên gia về hồi sức, cấp cứu cho rằng nhiều nguyên nhân phối hợp có thể khiến bé tử vong.

GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, cho biết bé bị bỏ quên trong môi trường đóng kín, thiếu oxy và tăng CO2, làm ảnh hưởng tới tuần hoàn cơ thể. Cũng có thể, bé bị hạ đường huyết, đói lả.

Thông cáo báo chí do quận Cầu Giấy phát hành hôm 7/8 trong cuộc họp báo về vụ việc cho thấy: Qua trao đổi với bác sĩ Bệnh viện E Hà Nội, nạn nhân nhập viện trong tình trạng thân thể tím tái, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng không còn, mạch không, huyết áp không. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu mạch tuần hoàn, sau 30 phút không có kết quả đã thông báo trẻ tử vong

Các chuyên gia phân tích, khi ô tô đóng kín cửa, tắt điều hòa, để ngoài trời nắng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính sẽ xảy ra khi sự tích luỹ nhiệt trong ô tô rất lớn và nhanh, một phần do vật liệu của xe bằng sắt, ghế bọc da, không gian hẹp. Chỉ trong vòng mấy chục phút, nhiệt độ trong xe sẽ tăng thêm 20 độ C. Điều này sẽ có thể khiến bé trai sốc nhiệt và tử vong.

Sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể lên 39-40 độ C trở lên (bình thường 37 độ C). Khi nhiệt độ tăng, cơ thể đào thải nhiệt bằng cách bay hơi nước qua mồ hôi hoặc qua đường thở, hơi nước bay đi sẽ mang theo một lượng nhiệt làm giảm nhiệt độ toàn thân.

Ngược lại, khi bị hạ thân nhiệt (dưới 35 độ C), cơ thể sẽ co mạch ngoại vị để giữ lại nhiệt cho cơ thể.

ThS. Phạm Đăng Hải, Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện 108 cho hay, sốc nhiệt kinh điển (một trong 2 dạng của sốc nhiệt) hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hay các rối loạn nội tiết, có tiếp xúc một cách thụ động với một môi trường có nhiệt độ cao trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Sốc nhiệt gây những tổn thương nào?

"Khi nhiệt độ tăng cao quá mức tế bào có thể chịu đựng dẫn tới thoái hoá protein. Cơ thể có thể bị tổn thương trong thời gian từ 45 phút tới 8 giờ sau khi thân nhiệt là 42 độ C" - BS Hải nói.

Chuyên gia cấp cứu nói gì về nguyên nhân bé lớp 1 tử vong khi bị bỏ quên trên xe? - Ảnh 3.

Một bệnh nhân cấp cứu nghi do sốc nhiệt ở bệnh viện Bạch Mai. Ảnh minh hoạ

Khi sốc nhiệt, cơ chế điều hòa nhiệt không còn tác dụng, cơ thể sẽ mệt, mất nước, cô đặc máu, sốc, rối loạn đông máu dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong tế bào ở tất cả cơ quan, đặc biệt là tổn thương ở não, tim, cơ, thận.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, khi sốc nhiệt, có thể gây tổn thương thần kinh, rối loạn thần kinh trung ương, co giật khiến nạn nhân loạng choạng, ngã quỵ, va đập, từ đó gây ra các tổn thương tụ máu ngoài da.

Sốc nhiệt cũng có thể trực tiếp gây tổn thương của cơ tim, dịch trong lòng phế quản. Tuy nhiên, dịch này cũng có thể hình thành do khi bệnh nhân dù đã tử vong nhưng nếu có tác động ép tim, sẽ tạo áp lực ép dịch thoát vài lòng phế quản. Sau khi tử vong ít nhất 3 giờ, nạn nhân sẽ co cứng cơ thể.

BS Cấp dẫn một mô tả tổn thương khi khám nghiệm tử thi một đứa trẻ bị đột quỵ nhiệt (sốc nhiệt/say nắng) ở Nhật Bản, do bác sĩ Ohshima đăng trên trang Europe PMC (một kho lưu trữ truy cập mở chứa hàng triệu công trình nghiên cứu y sinh) vào tháng 9/1992 cho thấy:

"Vào một ngày mùa đông, một bé gái 52 ngày tuổi được đặt dưới một máy sưởi chân điện, với khăn phủ trên một cái thảm điện (kotatsu) trong phòng có sưởi ở nhà. Sau khoảng 5 giờ, người mẹ nhận thấy em bé đã bất tỉnh và đưa bé đến bệnh viện.

Các biện pháp hô hấp được tiến hành nhưng không cứu được bé. Đồng tử đã giãn, nhiệt độ cơ thể là 41,3 độ C. Da toàn thân bị khô. Khám nghiệm tử thi cho thấy vết thương bỏng độ hai ở bên trái của khuôn mặt và mặt sau bàn tay trái. Ngoài ra, đã có xung huyết ở các cơ quan khác nhau, phù ở não và phổi và xuất huyết trong phổi. Có nhiều chấm, nốt xuất huyết ở tuyến ức; lá trong và lá ngoài màng phổi, màng tim; đọng thanh dịch ở gốc động mạch chủ...

Khi các điều kiện sưởi ấm trong vụ tai nạn được sao chép lại bằng thực nghiệm, nhiệt độ trong máy sưởi kotatsu điện đã tăng lên 50-60 độ C. Các bác sĩ kết luận rằng việc lạm dụng kotatsu điện gây ra đột quỵ nhiệt ở trẻ sơ sinh này..."

GS Nguyễn Gia Bình khuyến cáo về sai lầm khi một số gia đình bật điều hoà trong phòng ngủ kín, không có thông gió, hay đi ô tô chặng đường dài có điều hoà. Theo ông, ngồi trong ôtô có điều hòa làm mát không khí nhưng oxy trong xe sẽ giảm dần do đóng kín cửa, không tốt cho sức khỏe. Trong phòng kín có điều hoà, thể tích CO2 trong phòng sẽ tăng lên, oxy giảm đi dẫn tới ảnh hưởng giấc ngủ, gây mệt mỏi vào sáng sớm. Do đó, theo vị chuyên gia này, đi ô tô có điều hoà, sau 1 giờ phải mở cửa kính để thay đổi không khí, cửa phòng ngủ không nên kín quá.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 2 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 5 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top