Chuyên gia chỉ cách ăn uống an toàn sau Tết
GiadinhNet - Thời điểm này, Hà Nội có rất nhiều lễ hội lớn diễn ra như: Lễ hội Chùa Hương, Đền Và, Đền Sóc… Tại các lễ hội, sự nở rộ của những cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống tạm bợ, mong thu lợi nhanh tại đây khiến công tác quản lý an toàn thực phẩm tại đây hết sức khó khăn.

Chỉ có 22/55 chiếc bát ăn bảo đảm vệ sinh
Đầu tháng 2/2017, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP số 1 do lãnh đạo Sở Y tế TP Hà Nội làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại lễ hội Đền Và (thị xã Sơn Tây). Thời điểm kiểm tra, 23 hàng quán kinh doanh thực phẩm nơi đây đều ký cam kết bảo đảm ATTP. Đoàn kiểm tra lấy 10 mẫu bánh phở, bánh tẻ để xét nghiệm thì đều không có hàn the; kiểm tra 5 mẫu tương ớt đều bảo đảm ATTP. Tuy nhiên, qua kiểm tra bát đựng bún, phở thì chỉ có 22/55 chiếc bảo đảm vệ sinh.
Được biết, vào thời điểm cao điểm, hàng ngày Lễ hội Đền Và đón gần 1.000 lượt du khách về trẩy hội. Do đó, đoàn kiểm tra của Sở Y tế đã yêu cầu các hộ kinh doanh ăn uống thời vụ cần bảo đảm tốt công tác VSATTP, từ chọn lựa nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thức ăn sống, chín phải riêng biệt và cần vệ sinh sạch sẽ khu vực nấu nướng. Hiện tại, các đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP của TP Hà Nội đang tiếp tục triển khai kiểm tra ATTP tại các lễ hội lớn tập trung đông du khách như: Chùa Hương, Đền Gióng…
Một điểm rất mới trong kế hoạch kiểm tra ATTP mùa Lễ hội Tết Đinh Dậu 2017 là Sở Y tế Hà Nội đã điều xe kiểm nghiệm lưu động ATTP đến tất cả các lễ hội và tổ chức lấy mẫu, làm các xét nghiệm nhanh về thực phẩm ngay tại chỗ.
Phương tiện chuyên dụng mới được Sở Y tế Hà Nội đưa vào hoạt động từ quý 3/2016 này có thể xét nghiệm tại chỗ cùng lúc nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thời gian xét nghiệm trung bình cho mẫu thực phẩm từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ, nhanh hơn rất nhiều việc lấy mẫu mang đi kiểm nghiệm ở nơi khác. Như vậy, nếu cơ sở nào kinh doanh không bảo đảm VSATTP, các đoàn kiểm tra và cơ quan chức năng ở địa phương hoàn toàn có cơ sở tiến hành xử lý ngay tại chỗ, sức răn đe sẽ tăng lên.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, Sở đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP các quận/ huyện/ thị xã cũng như cơ quan chức năng ở địa phương phải vào cuộc tích cực, tăng cường thanh kiểm tra ATTP, tập trung trọng điểm vào các lễ hội kéo dài, tập trung đông người.
“Đặc biệt phải yêu cầu tất cả các cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm, đồ ăn uống ký cam kết đảm bảo ATVSTP. Mặc dù chỉ kinh doanh thời gian ngắn, khó đòi hỏi phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định nhưng một số điều kiện bắt buộc phải đạt, đảm bảo vệ sinh an toàn như: Rửa bát đũa, nước vệ sinh, bàn ghế, nguồn gốc thực phẩm hay các phương tiện phục vụ chế biến thì phải đảm bảo đúng. Qua kiểm tra, nếu cơ sở nào không đảm bảo các điều kiện tối thiểu như vậy thì dứt khoát phải đình chỉ, không cho kinh doanh nữa”, TS Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.
Ăn uống sao cho an toàn?
BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: Nhiều ngày nghỉ Tết với tiệc tùng liên miên cùng các món ăn, thức uống hấp dẫn, nhưng không phải món ăn nào cũng đảm bảo chắc chắn về ATTP nên nhiều người dễ mắc phải những vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu vì thức ăn chứa quá nhiều chất béo, chất đạm…
Do đó, BS Lê Thị Hải khuyến cáo: Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, lấy lại cân bằng cho cơ thể sau thời gian nghỉ Tết dài ngày và mùa lễ hội, chúng ta cần sắp xếp lại thực đơn ăn uống sao cho khoa học. Nên hạn chế ăn nhiều thức ăn chiên xào, nhiều chất béo, không ăn quá nhiều thịt, không uống nhiều bia, rượu, các loại nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá. Cùng với đó, nên ăn kèm các thức ăn lỏng, dễ tiêu, ít chất béo như cháo, súp… Nếu bị táo bón, khẩu phần ăn cần có nhiều rau xanh, chuối, khoai lang, đồng thời uống nhiều nước (khoảng 2,5-3 lít/ngày, chia làm nhiều lần). Không nên nằm sau khi ăn, thay vào đó hãy vận động tay chân nhẹ nhàng để giúp dễ tiêu hóa.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để tránh bị ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội khi ăn uống xung quanh khu vực diễn ra lễ hội, thực phẩm cần được nấu chín kĩ, không ăn đồ tươi sống hoặc tái, tuyệt đối tránh thực phẩm có nhiều côn trùng (ruồi, nhặng…) xuất hiện xung quanh nhằm hạn chế bệnh tiêu chảy và tình trạng lây nhiễm vi khuẩn. Để giữ sức khỏe ổn định suốt hành trình lễ hội, nên mang bên mình chai nước bổ sung cho cơ thể, không nên uống nước đá và nước máy…
Còn theo TS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), trong một số trường hợp, tùy thuộc vào các triệu chứng có thể dùng một vài loại thuốc giảm khó chịu về tiêu hóa theo chỉ định của thầy thuốc. Sau khi đã uống thuốc, tình trạng rối loạn tiêu hóa vẫn không giảm, hoặc có kèm theo các triệu chứng khác: Đau bụng, nôn ói nhiều, nôn ra máu, bụng chướng to… thì phải đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đối với những người mắc bệnh mạn tính như xơ gan, tiểu đường… để giảm thiểu những biến chứng, người bệnh nên đi kiểm tra lại và làm các xét nghiệm sinh hóa, cận lâm sàng để có hướng điều trị kịp thời.
Trên phạm vi cả nước, trong đợt cao điểm thanh, kiểm tra ATVSTP dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội năm 2017, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương và hơn 5.100 đoàn thanh, kiểm tra của 42/63 địa phương.
Tính đến thời điểm này, qua kiểm tra các đoàn đã phát hiện hơn 5.600 cơ sở vi phạm về ATTP dịp Tết, đã tiến hành xử lý 2.990 cơ sở, phạt tiền hơn 2.300 cơ sở với số tiền phạt gần 8,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn đình chỉ hoạt động đối với 22 cơ sở, đình chỉ lưu hành 41 loại thực phẩm, tiêu hủy 414 loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng. Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, những ngày tới, Cục sẽ tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện trách nhiệm kiểm soát ATTP trong dịp Lễ hội Xuân 2017.
Quỳnh An

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 10 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 10 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...