Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ cách súc họng bằng nước muối để phòng bệnh hiệu quả

Thứ ba, 17:25 11/02/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ họng sạch và có thể làm giảm đau và khó chịu do viêm họng, loét miệng và sau khi làm thủ thuật nha khoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe.

Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Theo một bài báo công bố trên Tạp chí Nha khoa Anh năm 2003, thói quen súc miệng nước muối rất tốt nhờ tác dụng kiềm hóa. Điều này có nghĩa là nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và khoang mũi, giúp giảm viêm và giảm đau họng.

Chuyên gia chỉ cách súc họng bằng nước muối để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 1.

Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối đúng cách sẽ giúp hạn chế sự phát triển một số tình trạng răng miệng phổ biến. Chẳng hạn như bạn sẽ ít có khả năng bị viêm nướu hơn bởi nướu không bị sưng, viêm.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản, súc miệng bằng nước muối ấm ba lần một ngày còn có thể làm giảm 40% nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp bạn chống lại không chỉ vi khuẩn Candida mà còn nhiều loại vi khuẩn nhiễm trùng miệng khác.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với những người bị tăng huyết áp hoặc những người có các bệnh lý khác như bệnh thận, cần cân nhắc và được tư vấn của bác sĩ điều trị nếu súc miệng thường xuyên.

Súc họng bằng nước muối sinh lý đúng cách

Theo các chuyên gia, nước muối tự pha chỉ có thể gọi là nước muối. Còn nước muối sinh lý được sản xuất theo quy định của Bộ Y tế, đó là dung dịch nước muối Nacl với tỷ lệ 0,9 % tức 1 lít nước/9 gram muối. Sở dĩ, người ta đưa ra thành phần này bởi nó trùng với độ mặn của nước mắt và lượng muối phù hợp trong cơ thể.

Dùng nước muối để súc họng có thể diệt một số nhưng không phải tất cả các vi khuẩn miệng và họng. Tuy nhiên, dung dịch muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt lợi, răng và họng. Một khi vi khuẩn được đưa lên bề mặt, sẽ có thể rửa sạch khi nhổ nước muối ra ngoài.

Chuyên gia chỉ cách súc họng bằng nước muối để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Khi súc họng cần lưu ý những điều sau đây:

- Ngậm khoảng 5 phút.

- Ngửa cổ ra sau, khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn.

- Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới.

- Đối với người bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần.

- Nên súc họng trước và sau khi ngủ.

- Tuyệt đối không pha nước muối quá mặn hoặc ngậm muối hạt trực tiếp trong miệng. Đây là sai lầm bởi độ mặn trực tiếp của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc khiến bệnh lâu khỏi.

Cách pha nước muối súc họng

Tốt nhất nên mua nước muối sinh lý đạt chuẩn súc miệng. Trong trường hợp tự pha nước muối với nồng độ 0.9% (1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối để có được nồng độ trên.)

Chuyên gia chỉ cách súc họng bằng nước muối để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bước 1: Rửa tay thật sạch, các dụng cụ pha nước muối nên rửa sạch khử trùng bằng nước sôi để ráo nước.

– Bước 2: Chuẩn bị muối: bạn có thể mua muối từ các cửa hàng tạp hóa, tốt nhất không nên mua muối có chứa i-ốt. Đặc biệt bạn nên chọn muối biển hột sử dụng là tốt nhất.

– Bước 3: Chuẩn bị nước cât tiệt trùng hoặc nước lọc đóng chai, tuyệt đối không sử dụng nước bẩn. Hay bạn có thể sủ dụng nước đun sôi để nguội cũng được.

– Bước 4: Hòa tan 9g muối vào 1 lít nước để được nước muối sinh lí có nồng độ 0.9%. Sau khi hoàn tan thành công bạn nên để nước lắng đọng lại cho cặn các bụi bản lại dưới đây và chắc ra một lọ khác.

– Bước 5: Sử dụng và bảo quản nước muối trong lọ sạch, để nơi thoáng mát tránh độ ẩm cao và nắng nóng. Nên sủ dụng sức miệng bằng nước muối 2 lần/ Ngày gồm buối sáng và tối.

Về thói quen bơm nước muối vào mũi thường được các mẹ thực hiện cho trẻ nhỏ, chuyên gia này khuyến cáo tuyệt đối không nên làm vì nếu không cẩn thận sẽ làm nước vào xoang, nước muối xuống phổi đẩy vi khuẩn vào phổi gây viêm phổi… Tốt nhất các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thực hiện thao tác này.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Top