Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ ra 4 “thủ phạm” gây hại cho bàn chân và cách điều trị

Thứ sáu, 07:39 28/08/2020 | Sống khỏe

Cấu trúc bàn chân phức tạp do có nhiều dây thần kinh và dây chằng sát bên nhau, tập trung nhiều ở vùng dưới bàn chân và vùng cổ chân khiến chân dễ bị đau nhức. Khi thăm khám bàn chân, BS có thể đoán được các bệnh về da, mạch máu, tiểu đường, hay thần kinh.

Bàn chân là một trong những kiệt tác hay bị bỏ quên của tạo hoá

Có rất nhiều lý do khiến chúng ta bị đau chân, từ phong cách sống, các bệnh lý toàn thân, cho đến các bệnh và tổn thương ở vùng bàn chân. Các lý do này có thể tạm chia ra thành các nhóm khác nhau, dựa vào lý do mà cách chữa sẽ tùy theo.

Chuyên gia chỉ ra 4 “thủ phạm” gây hại cho bàn chân và cách điều trị - Ảnh 2.

BS. Huynh Wynn Tran (Giảng viên ĐH Y Khoa California Northstate University)

1. Đau nhức chân do phong cách sống

- Đi giày cao gót thường xuyên sẽ khiến các quý cô chị em đau nhức bàn chân. Đi giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể bị lệch, chuyển về phía trước bàn chân.

- Các nghiên cứu cho thấy mang giày cao gót ngoài gây ra đau nhức cổ chân còn gây ra các bệnh lý khác như đau lưng, đau cổ (do sai tư thế đứng), và cả đau khớp gối. Vì vậy, cách chữa là hạn chế mang giày cao gót, và tập trị liệu khớp gối, khớp cổ chân khi không mang giày cao gót.

- Tư thế đứng không đúng, tập luyện hay làm việc quá mức khiến cổ chân và bàn chân bị tổn thương. Lâu ngày không chạy bộ mà chạy quá lâu thường dẫn đến đau nhức cổ chân. Đi đứng không đúng cách cũng dẫn đến đau cổ chân.

- Mang giày quá chật hay quá rộng là một nguyên nhân khác dẫn đến đau chân.

2. Đau nhức chân do những bệnh hệ thống (cả cơ thể), là những bệnh lý có thể chữa trị hoàn toàn

- Bệnh tiểu đường không kiểm soát khiến cho dây thần kinh bị tổn thương khiến bị tê chân và mất cảm giác. Bệnh tiểu đường cũng khiến mạch máu bị xơ vữa và hư, khiến máu cung cấp chân ít đi. Về lâu dài, các tổn thương chân sẽ mất cảm giác dẫn đến các vết loét, và dẫn đến hoại tử, cần phải cắt bỏ bàn chân.

- Bệnh tim mạch và cao huyết áp cũng có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh tiểu đường do mạch máu bị tổn thương, dẫn đến thiếu máu cho dây thần kinh, và làm da bị viêm sưng đỏ.

- Tác dụng phụ của thuốc dẫn đến sưng chân và đau cổ chân. Các thuốc thường gây ra là thuốc hormone, thuốc chữa cao huyết áp Calcium Channel Blocker, Steroid, thuốc trầm cảm, và đôi khi là thuốc tiểu đường.

- Bệnh béo phì và thừa cân cũng làm có thể làm đau nhức cổ chân. Trọng lượng cả cơ thể được chia vào các đốt xương bé nhỏ ở hai bàn chân. Vì vậy, mỗi lần tăng theo cân là mỗi lần dễ đau nhức.

- Mang thai cũng là một lý do dẫn đến đau chân. Tin vui là sau khi sinh con, phần lớn phụ nữ sẽ hết đau chân.

3. Đau nhức do cấu trúc và hoạt động của cơ xương khớp bàn chân

Đây là những bệnh cần phải được chữa ngay vì có thể dẫn đến dị tật hoặc đi đứng sai tư thế.

Có 33 khớp xương và hàng chục dây gân, dây chằng, ở bàn chân khiến cho chân chúng ta dễ bị tổn thương.

- Bệnh khớp là một trong những bệnh thường gặp ở đau cổ chân và bàn chân. Bệnh khớp gồm nhiều loại như gút (gout), viêm khớp dạng thấp (RA), và viêm khớp do thoái hóa (OA) đều có thể gây ra đau nhức bàn chân.

- Bệnh do vôi hóa các đốt xương (bony spur) hay dị tật đốt xương chèn ép lên dây thần kinh hay dây chằng- Bệnh do sừng hóa (Callus) vùng da bên dưới chân, ép lên dây thần kinh gây ra đau nhức.

- Bệnh do viêm sưng dây gân bàn chân (plantar fasciitis).

- Bệnh do dây thần kinh vùng chân bị ép như khối u lành tính (Morton neuroma), làm dây thần kinh to và viêm ở dưới bàn chân.

- Bệnh nhiễm trùng như nấm (ăn vào trong móng chân) hay móng chân mọc ngược vào trong khiến đau chân.

Chuyên gia chỉ ra 4 “thủ phạm” gây hại cho bàn chân và cách điều trị - Ảnh 4.

Bàn chân là nơi dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể.

4. Bàn chân có mùi khó chịu

- Là một trong những vấn đề hay gặp do nấm chân, đổ mồ hôi, giữ vệ sinh kém, và những lý do khác. Khi bàn chân có mùi, lý do chính là bàn chân bị ngột ngạt kèm theo các bệnh lý khác. Mùi gây ra do bàn chân có hàng ngàn lỗ mồ hôi, kết hợp với nấm và vi trùng yếm khí khiến gây ra mùi khó chịu. Ít thay vớ (tất) thường xuyên, mang giày liên tục cũng là những lý do khiến chân bị hôi.

Chữa trị đau chân (và hôi chân) thế nào?

- Tùy vào lý do đau thế nào bên trên mà BS sẽ chữa trị. Chữa trị đau chân bắt đầu từ thay đổi tư thế, uống thuốc, mát xa, tập trị liệu, và rất ít khi, chích thuốc hay mổ can thiệp.

- BS sẽ hỏi bệnh sử của bệnh nhân như đau chân bao lâu, một bàn chân hay cả hai, đau khi đứng hay ngồi nghỉ, đau có kèm sưng phù, đau có kèm mất cảm giác...

- Mọi người nhớ nói rõ BS về các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, các loại thuốc đang uống vì tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến đau chân.

- Chữa trị hôi chân gồm chăm sóc rửa chân mỗi ngày, thay vớ thường xuyên, trị tận gốc các bệnh nhiễm trùng, và dùng phấn xịt hay kem xịt khử mùi.

Các dấu hiệu đau chân nguy hiểm cần gặp BS ngay

- Đau nhức chân rát buốt, không đi đứng được hay không mang giày được, nhất là sau khi tai nạn

- Đau nhức kèm theo vết loét và vết thương da

- Tê nhức cổ chân và bàn chân, mất hay giảm cảm giác vùng chân

- Da đổi màu vùng cổ chân (xanh, đỏ, hay trắng)

- Các triệu chứng kèm theo đau nhức như sốt, ớn lạnh, và yếu một bên cơ thể, yếu một hay hai chân hay đùi.

Theo PNVN

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh Hà Nội nhập viện cấp cứu vì thú vui nhiều người trẻ ưa thích

Nam sinh Hà Nội nhập viện cấp cứu vì thú vui nhiều người trẻ ưa thích

Sống khỏe - 4 giờ trước

Từng nhập viện vì ngộ độc thuốc lá điện tử năm ngoái, cuối tháng 6, nam thanh niên 20 tuổi ở Hà Nội lại được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vì hôn mê, tổn thương đa cơ quan do cùng "thủ phạm".

Nam sinh 19 tuổi bị viêm tụy cấp, mỡ máu tăng 100 lần vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Nam sinh 19 tuổi bị viêm tụy cấp, mỡ máu tăng 100 lần vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Điểm chung của những bệnh nhân bị viêm tụy cấp đều là còn trẻ, thừa cân, ăn quá nhiều, ít vận động và có tiền sử mắc bệnh nhưng không coi trọng.

Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Sống khỏe - 8 giờ trước

Tiểu buốt, tiểu rắt là tình trạng đi tiểu tiện nhiều lần mà lượng nước tiểu ít, nhỏ giọt và đau buốt. Bệnh có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu...

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyên nên uống trà xanh để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, thậm chí có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau khi tiêm chất làm trắng da tại spa

Người phụ nữ 46 tuổi ở Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau khi tiêm chất làm trắng da tại spa

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Khi đang truyền chất làm trắng được 30 phút, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như khó thở đột ngột, co giật toàn thân, mê man…

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

Sống khỏe - 12 giờ trước

Bệnh bạch hầu thanh quản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacteria diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương thần kinh. Các bài tập giúp phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản gây ra.

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chảy nhiễm trùng

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chảy nhiễm trùng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Tiêu chảy nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm... Vì thế người bị tiêu chảy nhiễm trùng luôn băn khoăn, lo lắng tự hỏi như khi nào đi khám bác sĩ, bệnh này có thể tự điều trị tại nhà không, chữa bệnh có tốn kém không?...

Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời phát hiện và gắp dị vật mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân 52 tuổi cả tháng trời.

Rụng tóc do tuyến giáp và cách khắc phục

Rụng tóc do tuyến giáp và cách khắc phục

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu bệnh tuyến giáp nặng và không được điều trị có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, các bệnh tuyến giáp còn có thể gây rụng lông ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh.

5 loại trái cây giúp xương chắc khỏe

5 loại trái cây giúp xương chắc khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

Duy trì xương chắc khỏe góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương.

Top