Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chống độc: Say rượu chính là ngộ độc mức nhẹ, 5 cách phòng tránh ngộ độc rượu

Thứ hai, 09:18 06/01/2020 | Sống khỏe

Theo chuyên gia về độc chất thì ethanol có trong rượu là một chất độc ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, chất độc này vẫn được lạm dụng hàng nghìn năm nay.

Rượu là chất độc con người vẫn đang lạm dụng


Thời gian cận Tết cũng là thời điểm số lượng bệnh nhân tới điều trị ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng tăng lên. Trong đó, các nạn nhân bị ngộ độc rượu là do uống rượu tự nấu (ethanol) và rượu công nghiệp methanol.

Trước những mối nguy về tác hại của rượu, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo: "Rượu là chất độc cho cơ thể mà con người vẫn lạm dụng hàng nghìn năm nay".

Say rượu xét về bản chất chính là tình trạng bị ngộ độc ở mức nhẹ vì con người không còn điều khiển được hành vi và lời nói, động tác cử chỉ. Biểu hiện của say rượu thường là: chếnh choáng, nói líu lưỡi, phối hợp cơ thể kém, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn…

Ngộ độc rượu ở mức độ nặng, bệnh nhân bị ảnh hưởng tới chức năng như: bất tỉnh, không thở được, hôn mê, co giật, hạ đường máu, rối loạn nhận thức…

Chuyên gia chống độc: Say rượu chính là ngộ độc mức nhẹ, 5 cách phòng tránh ngộ độc rượu - Ảnh 1.

Rượu là chất độc nhưng con người vẫn đang lạm dụng.

"Sau khi uống rượu có những biểu hiện bất thường như: bất tỉnh, co giật, không thể ngồi dậy, da lạnh toát tím tái, thở khò khè… phải cấp cứu tại chỗ và gọi xe cấp cứu", bác sĩ Nguyên lưu ý.

Theo bác sĩ Nguyên khi nạn nhân có những biểu hiện nguy hiểm kể trên của ngộ độc rượu, người thân cần phải nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

- Cho nạn nhân nằm trên gối và nghiêng sang một bên để tránh tình trạng nôn và hít vào phổi gây viêm phổi.

- Ủ ấm cho người bị ngộ độc, đặc biệt là thời tiết lạnh giá

- Phải thường xuyên kiểm tra nạn nhân, nếu phát hiện thấy ngưng thở phải nhanh chóng sơ cứu tại chỗ và gọi xe cấp cứu.

- Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.

- Cho nạn nhân uống nhiều nước bù điện giải để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua, nước canh, nước hoa quả...

- Ăn các thức ăn có chất năng lượng nhanh để tránh bị hạ đường huyết.

- Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt...

- Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật... hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái,... Cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

Bác sĩ Nguyên cho hay, khi một người bị ngộ độc rượu hoặc say rượu thì không nên uống thuốc giải rượu vì tác dụng chưa rõ ràng. Khi đã uống rượu thì không tham gia giao thông và làm các công việc đòi hỏi sự tập trung hay làm việc trên cao dễ gặp tai nạn.

Rượu nấu có chứa ethanol là một chất đặc biệt làm cho con người mất kiểm soát. Bất kỳ ai uống rượu đều có thể mất đi sự kiểm soát dù uống ít.

"Khi chúng ta nghĩ uống ít có thể kiểm soát được nhưng khi ethanol vào cơ thể sẽ ức chế thần kinh. Con người sẽ nhanh chóng bước sang giai đoạn uống nhiều. Đặc biệt, là uống đông người sẽ rất dễ bị lôi kéo hơn. Ethonal hay rượu thực sự là một thứ ma túy rất rủi ro", bác sĩ Nguyên nói.

Cách phòng tránh ngộ độc rượu

- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

- Nên kết hợp vừa ăn vừa uống. Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống.

- Không uống rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang uống thuốc điều trị, khi đang đói hoặc mệt.

- Trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu bia.

- Mỗi người nên chủ động không tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể, tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 7 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 11 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top