Chuyên gia hướng dẫn các bước kiểm tra da để phát hiện ung thư sớm
Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường trên da, bạn hãy đến gặp các chuyên gia y khoa để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.
Theo Hiệp hội Ung bướu Hoa Kỳ (ACS), tự kiểm tra thường xuyên đóng một vai trò quan trọng để phát hiện sớm các bệnh ung thư da tiềm ẩn. Nói cách khác, vấn đề sức khỏe này sẽ dễ điều trị hơn nếu bạn được chẩn đoán kịp thời. Sarmela Sunder, chuyên gia da liễu kiêm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Los Angeles cho biết, lưu ý tới sức khỏe da là điều đặc biệt cần thiết với những người không thể đi kiểm tra định kỳ hoặc không có điều kiện.
Theo chuyên gia Sarmela, tự kiểm tra mỗi tháng một lần là lý tưởng nhất. Dù vậy, không phải tất cả mọi người đều có điều kiện thực hiện thường xuyên. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn nên lên lịch cụ thể, ví dụ khoảng ba tháng một lần.
Dưới đây là tổng hợp các bước kiểm tra da và lời khuyên của chuyên gia khi phát hiện dấu hiệu bất thường:
Lựa chọn không gian phù hợp

Phòng có đủ ánh sáng và gương lớn là không gian lý tưởng nhất để tự kiểm tra da.
Tuy quá trình kiểm tra không dùng đến những thiết bị phức tạp, bạn vẫn cần một chiếc gương lớn để soi rõ toàn thân. Brianna McDaniel, bác sĩ da liễu tại New Orleans cho biết, sử dụng gương nhỏ cũng giúp ích trong việc quan sát các khu vực khó nhìn rõ như bả vai, mặt sau đùi. Đồng thời, đảm bảo căn phòng có ánh sáng tốt cũng là yếu tố rất quan trọng.
1. Bắt đầu kiểm tra

Trong lần đầu tiên kiểm tra, bạn hãy dành thời gian để xem xét cẩn thận nốt ruồi, vết thâm, tàn nhang trên da.
Mục tiêu của việc kiểm tra là phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tất cả các khu vực từ trên xuống dưới, bao gồm cả vùng da ít được chiếu sáng.
Với phần đầu và cổ, bạn hãy sử dụng gương cầm tay để quan sát toàn diện nhất. Chuyên gia Sarmela gợi ý, buộc tóc lên cao để tránh cản trở quá trình kiểm tra và cố gắng quan sát kỹ khu vực xung quanh chân tóc, vùng da đầu nhất có thể.
Vùng trước và sau cơ thể là phần tiếp theo cần kiểm tra. Hãy xem xét phía trước và sau của cơ thể. Bạn cần lưu ý tới nơi ít được nhìn thấy nhất như vùng dưới ngực. Sử dụng gương cầm tay để quan sát mông và cả mặt sau của đùi, bắp chân. Theo chuyên gia Sarmela, đây là một trong những vị trí xuất hiện tế bào ung thư hắc sắc tố phổ biến nhất ở phụ nữ.
Phía bên trái và bên phải của cơ thể cũng cần được kiểm tra kỹ càng. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết, hãy giơ cánh tay lên cao để có thể nhìn thấy toàn bộ phần thân và đừng quên kiểm tra nách với mặt sau của cẳng tay.
Với khu vực tay và chân, bác sĩ Brianna cho biết, hãy kiểm tra tất cả, từ lòng bàn tay và bàn chân đến khu vực giữa các ngón tay, ngón chân hoặc thậm chí là móng tay, móng chân.
2. Ghi lại những điều bất thường

Trong khi kiểm tra, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu bất thường nên đừng quên ghi lại tất cả điều này vào một cuốn sổ.
Ung thư hắc sắc tố có đặc trưng là những nốt ruồi sở hữu hình dạng không cân xứng, đường viền lởm chởm hoặc không đều, màu sắc thất thường, đường kính lớn hơn hạt đậu và có khả năng phát triển, thay đổi.
Thông thường, sau 40 tuổi, mọi người hiếm khi mọc nốt ruồi mới. Do đó, hãy lưu ý tới những nốt mụn cóc hoặc nốt sần có xu hướng không tự biến mất và thậm chí còn phát triển sau một tháng. Theo chuyên gia Sarmela, một trong những lầm tưởng lớn nhất của người mắc ung thư da là chúng sẽ không biến mất.
Ngoài ra, những nốt ruồi gây đau, chảy máu, cảm thấy có vảy hoặc đóng vảy điều là dấu hiệu không bình thường. Do đó, đừng quên chụp lại bất cứ hiện tượng bất thường nào trong quá trình kiểm tra. Điều này không chỉ giúp bạn nhớ chính xác tình trạng của nốt ruồi mà hỗ trợ bác sĩ dễ kiểm tra hơn.
Nếu bạn không có điều kiện, hãy nhờ đối tác hoặc người thân chụp ảnh các vùng như lưng, ngực, cánh tay và chân. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ sở để tự kiểm tra và khám bác sĩ da liễu trong tương lai.
3. Đi khám khi cần thiết
Lên lịch hẹn với bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường. Đồng thời, hãy chọn thăm khám trực tiếp thay vì khám bệnh từ xa. Theo chuyên gia Sarmela, việc nhìn qua màn hình máy tính hoặc camera điện thoại có thể gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán của bác sĩ.
Theo Nhịp Sống Việt

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Hệ lụy từ việc nhịn ăn để giảm cân cực đoan ở tuổi dậy thì
Sống khỏe - 20 giờ trướcTình trạng nhịn ăn cực đoan để giảm cân đang trở thành vấn nạn đáng báo động ở lứa tuổi dậy thì, gây ra những ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần.

Người đàn ông phát hiện u ác tính ở cột sống từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì đau lưng, người đàn ông được phát hiện mắc u tương bào cột sống, một loại u ác tính tế bào miễn dịch, có nguy cơ tiến triển thành đa u tủy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ nhồi máu não ngay lúc ngủ, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Chỉ vì quên uống vài cữ thuốc kháng đông điều trị rung nhĩ, hẹp van 2 lá, người phụ nữ 43 tuổi này đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.