Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5

Thứ năm, 08:00 10/12/2020 | Sống khỏe

Bệnh lý đường tiêu hóa rất đa dạng, trong đó nguy hiểm hơn là bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh và phát hiện sớm nếu người dân đi kiểm tra định kỳ hàng năm.

Cách phòng tránh ung thư đường tiêu hóa

Theo số liệu WHO 2018, ung thư đại trực tràng phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Mỗi năm ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân, và khoảng hơn 7.000 ca tử vong.

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5 - Ảnh 1.

Đau bụng, rối loạn đại tiện - dấu hiệu của ung thư đường tiêu hóa.

Ngoài hồi chuông báo động đó, ung thư đường tiêu hóa, nhất là ung thư đại trực tràng còn có xu hướng "trẻ hóa" với nhiều trường hợp nằm trong khoảng 18-20 tuổi. Là bệnh phổ biến có tỉ lệ tử vong cao, song ung thư đường tiêu hoá hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp chính xác, kịp thời.

Theo BS Bùi Văn Long - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC: Để tránh nguy cơ mắc bệnh, người dân nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh như: Tăng cường rau xanh, hoa quả hàng ngày; Hạn chế thịt đỏ, tránh thực phẩm ăn nhanh và các thực phẩm muối lên men phổ biến (dưa muối, cà muối, kim chi….); Tránh hút thuốc lá, uống bia và thức khuya.

Bên cạnh đó, cách hữu hiệu nhất phát hiện và điều trị kịp thời bệnh được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên làm với tất cả người dân là kiểm tra định kỳ hàng năm. Đặc biệt, bệnh nhân có triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa như: buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn, đau bụng, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu hoặc phân đen, đầy hơi, ợ chua ợ hơi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên do...

Phát hiện sớm các bệnh ung thư đường tiêu hoá có ý nghĩa quyết định tới việc đưa ra hướng can thiệp kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và thời gian sống cho người bệnh. Trường hợp kết quả khám bình thường giúp người dân an tâm sống khỏe và gạt bỏ mối lo lắng thấp thỏm bệnh tật.

"Thủ tục" bắt buộc đi khám tiêu hóa

Có không ít người dân đi khám tiêu hóa có tâm lý lo lắng về thủ tục rườm rà, hoặc nên khám thế nào để tránh bỏ sót bệnh. Bằng kinh nghiệm trực tiếp thăm khám tại chuyên khoa Tiêu hóa của BVĐK MEDLATEC, BS Long chia sẻ "thủ tục" cần làm cho một làm khám tiêu hóa gồm:

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5 - Ảnh 2.

Hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại cho kết quả chính xác sau mỗi lần thăm khám

Khám tổng quát: Bác sĩ khám tổng quát đầu vào đánh giá tình trạng của bệnh nhân, gồm: cân nặng, đo huyết áp, hỏi tiền sử bệnh lý, các thuốc đang sử dụng… để đưa ra chỉ định cần nội soi phù hợp.

Xét nghiệm:

◊ Thực hiện các xét nghiệm cần thiết bảo đảm an toàn cho quá trình nội soi: Đánh giá chức năng gan, thận, đông cầm máu, xét nghiệm các bệnh lý truyền nhiễm (HIV, viêm gan B)...

◊ Marker tầm soát ung thư đường tiêu hóa: CA 72-4, Pepsinogen, CEA...

◊ Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP;

◊ Sinh thiết: Nếu quá trình nội soi, bác sĩ thấy tổn thương bất thường sẽ được lấy mẫu mô sinh thiết để xác định u lành hay u ác tính.

Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng:

◊ Chụp X-quang: Đánh giá chức năng hô hấp trước gây mê;

◊ Điện tim: Đánh giá tim mạch đảm bảo an toàn trong quá trình nội soi;

◊ Nội soi: Hiện nay có 2 phương pháp thực hiện nội soi gồm nội soi thông thường và nội soi gây mê (không đau). Qua nội soi có thể phát hiện được cả những tổn thương nhỏ trong cơ quan của hệ tiêu hóa, ngay cả những tổn thương chỉ vài milimet nên có ý nghĩa trong tầm soát ung thư, phát hiện sớm bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Lưu ý, để việc nội soi diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và bảo đảm kết quả chính xác, người bệnh cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình: Các loại thuốc đang dùng, có dị ứng với loại thuốc nào, có đang mang thai hay không, bị tiểu đường và dùng insulin,... Đặc biệt, không ăn hoặc uống bất cứ gì trong 6 đến 8 giờ trước khi thủ thuật.

Ngoài ra, người bệnh có thể có chỉ định chụp CT scanner, chụp MRI để phát hiện di căn đến các cơ quan xung quanh.

Gói khám đường tiêu hóa tại MEDLATEC - sự lựa chọn hoàn hảo cho kiểm tra sức khỏe

Bằng kinh nghiệm của bệnh viện có 25 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cùng sự tâm huyết của chuyên gia, bác sĩ để xây dựng nên các Gói nội soi đường tiêu hóa cơ bản/ toàn diện thông thường và gây mê phục vụ khách hàng với ưu đãi hấp dẫn. Chương trình áp dụng đến hết năm 2020.

Để bảo đảm sự an toàn và tránh bỏ sót bệnh trong lần kiểm tra, các gói khám này được xây dựng với đầy đủ danh mục khám theo yêu cầu chuyên môn và theo sự hướng dấn của Bộ Y tế, cụ thể, mỗi gói khám gồm:

• Xét nghiệm (đánh giá chức năng gan, thận, tụy, cơ qua tiêu hóa và bộ marker tầm soát ung thư đường tiêu hóa);

• Chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng (nội soi thường hoặc gây mê, xét nghiệm HP dạ dày, điện tim, chụp X-quang).

Theo đó, tùy theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe, chuyên gia, bác sĩ của bệnh viện sẽ tư vấn khách hàng/người bệnh gói phù hợp nhất.

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh ung thư top 5 - Ảnh 3.

Nội soi dạ dày an toàn, không đau tại MEDLATEC.

Nằm trong chuỗi chương trình "Vì sức khỏe cộng đồng", từ nay đến hết ngày hết năm 2020, khi khách hàng đặt lịch khám chuyên gia tiêu hóa còn có cơ hội được hưởng ngay ưu đãi lên tới 20% phí dịch vụ nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng hoặc đại trực tràng.

Quy tụ đội ngũ chuyên khoa, bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn và phục vụ nội soi. Đồng thời, bệnh viện đã trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại như máy nội soi tiêu hóa 170 Olympus, CT 128 dãy, MRI và hệ thống máy xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012... luôn cho kết quả chính xác và hạn chế bỏ sót tổn thương.

Quy trình thăm khám khép kín, nhanh chóng, chi phí dịch vụ hợp lý và được thanh toán đầy đủ các danh mục theo quy định của BHYT, bảo lãnh viện phí là những điểm thêm hấp dẫn cho hàng ngàn khách lựa chọn khám tại MEDLATEC.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 56 56 56 để được giải đáp theo yêu cầu.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 23 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top