Chuyên gia mách kế 'ba chiếc ghế' giúp các ông chồng thoát thế mắc kẹt mẹ chồng - nàng dâu
GiadinhNet – Phần lớn đàn ông bước vào hôn nhân là mắc kẹt giữa mẹ chồng – nàng dâu, Làm thế nào để thoát khỏi cái thế “mắc kẹt” này để trọn vẹn cả bên tình- bên hiếu?
Nguyên nhân gốc rễ khiến phần lớn mẹ chồng – nàng dâu ít khi hòa hợp
“Em đã rơi vào cảnh mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, nhưng hồi đó hiểu biết hạn hẹp, nóng nảy, hiếu thắng, ít chịu đựng, không khéo giao tiếp nên đổ vỡ ngay khi con trai mới chào đời…”
Đó là một trong vô số những câu chuyện buồn về giai thoại mẹ chồng - nàng dâu ở mọi thời đại. Nếu chuyện xung đột, mâu thuẫn, hay không thể đội trời chung chỉ giữa hai người sẽ đơn giản hơn nhiều. Trớ trêu nằm ở chỗ "móc xích" là người mang hai vai "con trai của mẹ" và "chồng của vợ", và cả hai vai trò đều đòi hỏi người đàn ông phải chu toàn, trọn vẹn.
Nguyên nhân gốc rễ nào khiến phần lớn mẹ chồng – nàng dâu ít khi hòa hợp được với nhau?
Nếu quan sát sâu chúng ta sẽ nhận ra sự mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu ngoài vấn đề riêng giữa hai cá nhân, thì còn đến từ sự dính mắc giữa mẹ với con trai, giữa vợ với chồng. Sự dính mắc đó chính là tác nhân "nhấn mạnh" thêm xung khắc mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Bởi cả hai phụ nữ đều có sự lệ thuộc vào người đàn ông họ xem là quan trọng nhất trong cuộc đời họ, nên người đàn ông bất đắc dĩ trở thành "nguồn cảm hứng" cho những cuộc chiến có khi âm ỉ ngấm ngầm, có khi trực diện. Bởi mẹ thì sợ "mất" con trai mình vào tay con dâu, vợ thì "sợ" mình không được xếp ở vị trí ưu tiên trong sự quan tâm và yêu thương của chồng.

Nhiều đàn ông mắc kẹt giữa mẹ chồng - nàng dâu. Ảnh minh họa.
Nguồn gốc của điều này chính là bởi nơi hai người phụ nữ này đều còn quá nhiều tổn thương hay nỗi đau, thiếu đủ đầy về tình yêu. Thật vậy, một khi người mẹ có những tổn thương hay nỗi đau nào đó chưa được chữa lành, bà sẽ luôn cảm thấy thiếu hụt tình yêu thương, và con trai là nơi bà muốn nương tựa vào. Bà cần được tôn trọng, được ghi nhận, được chăm sóc, được lắng nghe, được bù đắp, được cất lên tiếng nói của mình… và bà không muốn chia sẻ con mình cho ai khác.
Người vợ cũng thế, một khi trong cô ấy còn nhiều tổn thương cũng sẽ dính mắc vào người chồng, luôn kỳ vọng chồng sẽ lấp đầy những thiếu thốn trong cô ấy bằng sự chăm sóc, kề cận, yêu thương, lắng nghe, cảm thông, an ủi, xoa dịu, đứng về phía cô ấy…
Mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ cứ liên tục phát sinh, thậm chí ngày càng leo thang bởi ai cũng muốn giành người đàn ông về phía mình. Vô tình người đàn ông trở thành "người được chọn" để xả ra những tổn thương của mẹ và vợ, và dần lâm vào thế "người phán xử".

Quy trình ba chiếc ghế giúp đàn ông thoát thế mắc kẹt mẹ chồng - nàng dâu. Ảnh minh họa.
Đàn ông cần xử lý thế nào để gia đình hòa thuận, ấm êm?
Để hoá giải mối xung đột mẹ chồng - nàng dâu, điều người đàn ông cần làm không phải là chỉ ra ai đúng ai sai, nhưng cần đi vào giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Chính sự dính mắc của mẹ - con trai và của vợ - chồng mà sinh ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu. Vì vậy việc quan trọng nhất người đàn ông cần làm là chữa lành mối quan hệ giữa con trai với mẹ, và giữa chồng với vợ.
Có một quy trình tâm lý học mang tên "Ba chiếc ghế" hướng dẫn người đàn ông lần lượt đặt mình vào từng chiếc ghế - tượng trưng cho ba vị trí khác nhau để nhìn nhận vấn đề - từ đó sẽ dễ dàng hiểu được nguyên nhân của sự việc, hiểu được phản ứng của người liên quan để đồng cảm, có được góc nhìn sáng suốt để tìm ra giải pháp.
Cụ thể như sau:
Trường hợp mẹ luận tội con dâu trước con trai
Bước 1: Khi nghe mẹ chồng kể tội vợ, bạn hãy ngồi ở chiếc ghế thứ nhất - tức bạn vào vai mẹ mình, mang tính cách, nếp nghĩ, trải nghiệm, thói quen, hoàn cảnh… của mẹ chồng để thấu cảm được những diễn biến trong nội tâm của mẹ.
Khi đặt mình trọn vẹn vào vị trí đó, bạn sẽ hiểu rõ và đồng cảm được với mẹ, thấy được những phản ứng của mẹ là hợp lý. Từ đó, bạn sẽ đón nhận được mẹ và bình an trước những lời luận tội của mẹ về vợ mình.
Bước 2: Hãy xả vai người mẹ, rồi ngồi sang chiếc ghế thứ hai – tức là vào vai vợ mình. Lúc này bạn chính là người con dâu đang nghe những lời trách cứ, chê bai, phán xét... của mẹ chồng. Bạn sẽ trải nghiệm trọn vẹn những cảm xúc buồn bã, đau đớn, tủi thân, ấm ức…Từ đó, bạn thấu hiểu và đồng cảm cho những cảm xúc và phản ứng tiêu cực của vợ mỗi khi bị mẹ mình trách mắng.
Cuối cùng, bạn bước sang chiếc ghế thứ ba – lúc này bạn tách khỏi những mối quan hệ đó, đóng vai một người ngoài cuộc, không bị tác động và ảnh hưởng của sự việc này.
Bạn đứng ở vị trí trung lập và nhìn sự việc khách quan, không còn là chồng hay con, tách luôn khỏi sự tổn thương và dính mắc giữa chồng – vợ, giữa con trai – mẹ. Ở góc nhìn đó, bạn nhìn thấy sự việc như nó vốn là, và bạn đủ khôn ngoan và sáng suốt như một người ngoài cuộc để đưa ra những giải pháp, bài học cho mình và cho mẹ.
Trường hợp con dâu kể tội mẹ chồng với chồng
Khi vợ cằn nhằn, khó chịu và mách tội về mẹ chồng, bạn hãy thực hiện quy trình trên với cách thức tương tự như bạn đã làm với mẹ.
Đầu tiên, bạn bước vào chiếc ghế thứ nhất – tức vào vai vợ mình – rồi sau đó giũ vai bước sang chiếc ghế thứ hai – tức là vào vai mẹ bạn – là người đang tiếp nhận một cách gián tiếp hay trực tiếp những kiểu "mách tội" của con dâu. Cuối cùng bạn hãy bước sang chiếc ghế thứ ba – tức vị trí của người ngoài cuộc và sáng suốt để nhìn nhận về sự việc và nhìn thấy được những giải pháp hiệu quả và khôn ngoan.
Những quy trình trên chỉ là bước đầu tiên để giúp bạn thấu hiểu và đón nhận được hai người phụ nữ yêu quý cạnh mình. Điều cốt lõi là bạn phải chữa lành mối quan hệ của mình với từng người: với mẹ và với vợ. Bởi một khi cả hai vẫn còn dính mắc vào bạn, thì bạn luôn là rào cản cho sự kết nối mẹ chồng – nàng dâu.

Hãy học cách chữa lành mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Ảnh minh họa
Cách chữa lành mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu
Việc chữa lành mối quan hệ mẹ - con trai, hay vợ - chồng đều nên được bắt đầu từ việc cùng ngồi lại để phác họa một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ.
Thứ nhất, là bức tranh toàn cảnh cuộc hôn nhân mà bạn cần ngồi lại với vợ để phác thảo, trong đó chắc chắn không thể thiếu được những vấn đề liên quan đến mẹ chồng. Hãy thống nhất các nguyên tắc và giá trị trong việc thực hiện các bổn phận và trách nhiệm, cách hành xử khi xảy ra xung đột/bất hòa/mâu thuẫn; phạm vi, mức độ và giới hạn trong việc can thiệp vào các vấn đề của nhau…
Cũng thế, bạn phác họa bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa mẹ với con trai sau khi bạn đã kết hôn. Bức tranh đó sẽ giúp mẹ con bạn thống nhất được các niềm tin, giá trị và các nguyên tắc hành xử với nhau trong tương quan giữa mẹ với gia đình nhỏ của bạn…
Khi ngồi vẽ ra những bức tranh ấy, bạn hãy ở vai người trung lập và tỉnh thức để phác thảo ra được những kim chỉ nam tốt nhất cho từng mối quan hệ của mình.
Bức tranh toàn cảnh của từng mối quan hệ ấy rất nên được nhìn lại định kỳ để cập nhật, chỉnh sửa, hoàn thiện… bởi mỗi giai đoạn từng người sẽ có những ưu tiên khác nhau, mục tiêu khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nhận thức khác nhau, mức độ trưởng thành khác nhau… Nếu chỉ bám vào phiên bản đầu tiên, có khi bạn sẽ làm mối quan hệ bị bóp nghẹt, gãy đổ bởi nó không còn phù hợp nữa.
Khi đã có bức tranh toàn cảnh với từng người, bạn sẽ dễ dàng đi vào chiều sâu kết nối và mở ra sự chữa lành trong từng mối quan hệ. Tin rằng khi có sự chữa lành giữa Con trai với Mẹ, giữa Chồng với Vợ, thì sự kết nối giữa mẹ chồng – nàng dâu ít nhiều sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, điều này không chắc chắn rằng cuộc chiến ấy sẽ được bứng tận gốc, bởi sẽ không tránh được những bất đồng giữa hai người phụ nữ ấy với nhau mà không liên quan gì đến bạn – và lúc này đó là việc của chính họ. Họ cần chấp nhận, hiện diện và chữa lành bằng cách nào đó trực tiếp với nhau, hoặc thông qua một người nào khác, và đó là tiến trình mà họ cần trải qua - bạn không phải quá nặng lòng nữa.
Xét cho cùng, vai trò của "người phán xử" chính là dùng tình yêu đích thực để chữa lành mối quan hệ của mình với hai người phụ nữ yêu thương nhất để đàn ông thoát "mắc kẹt" trong cuộc chiến mẹ chồng – nàng dâu. Nghĩa là đàn ông trở thành chiếc cầu bắt nhịp yêu thương, mở ra sự kết nối để tình yêu thương được thông chảy trong gia đình.
Nguyễn Đức Quỳnh
(Chuyên gia tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình)

Bị ép chuyển tiền mới được đón dâu, phản ứng của chú rể khiến nhà gái bàng hoàng
Gia đình - 17 phút trướcMạng xã hội những ngày qua xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một chú rể ở Hà Bắc bị chặn ngay trước cửa nhà cô dâu hơn 1 tiếng đồng hồ, chỉ vì nhà gái cho rằng phong bì chưa đủ "đậm".

5 thứ càng theo đuổi lúc nghỉ hưu càng rơi vào bế tắc
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Có người làm cả đời mới mong chờ ngày nghỉ hưu để an nhàn. Thế nhưng, chỉ vì 5 sai lầm phổ biến dưới đây, không ít người tự biến tuổi già thành chuỗi ngày mệt mỏi và đầy tiếc nuối.

Thuê sân hàng xóm 1 năm, chàng trai Tiền Giang cưới luôn con gái chủ nhà
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcSau chuỗi ngày chung sân, mở mắt ra là nhìn thấy nhau, chàng trai Tiền Giang đã xiêu lòng trước cô gái hàng xóm.

Bạn hay gặp thị phi nơi công sở? Đó là vì bạn đã lỡ miệng tiết lộ 3 điều người EQ cao tuyệt đối không hé lộ
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Người có EQ cao thường nhạy bén trong việc tránh những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân.

Bị con trai cấm cửa ngay trong chính ngôi nhà của mình, cụ bà U80 bật khóc đòi công lý
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Tưởng sẽ an hưởng tuổi già trong ngôi nhà mới cùng con trai, nhưng bà đã phải nộp đơn kiện khi bị chính con ruột "lật mặt", không cho quay về nhà.

Dành cả thanh xuân để vùi đầu vào công việc điểm tên 5 cung hoàng đạo
Gia đình - 17 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây được gắn mác là người "tham công tiếc việc" đến mức không để ý đến mọi sinh hoạt hàng ngày.

Đeo bảng đi tìm mẹ suốt 3 tháng giữa TPHCM, cô gái 18 tuổi vỡ òa khi đoàn tụ
Gia đình - 18 giờ trướcBất ngờ thất lạc mẹ sau một ngày đến xin việc tại TPHCM, cô gái trẻ quê Quảng Bình đeo bảng tìm người trước ngực, rong ruổi qua nhiều tuyến đường suốt 3 tháng trời trong tâm lý hoang mang, lo sợ.

Mẹ trẻ gây tranh cãi vì trang trí tiệc đầy tháng cho con kiểu không giống ai
Gia đình - 1 ngày trướcBà mẹ trẻ chạy theo phong cách mạng xã hội, làm tiệc đầy tháng cho con và trang trí kiểu "không giống ai" gây tranh cãi dữ dội.

Chàng võ sĩ Úc lấy vợ ở Huế, ngỡ ngàng trước đám cưới 500 khách mời
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcTrong 3 năm yêu, chàng võ sĩ xăm trổ người Úc đã có tổng cộng 11 lần sang Việt Nam thăm bạn gái. Cặp đôi tổ chức đám cưới vào tháng 2/2025.

Nói ra 3 điều này là 'tự đào hố chôn mình', người EQ cao không bao giờ dại dột tiết lộ
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Trong thế giới người trưởng thành, không phải lời nào cũng nên nói. Giữ kín 3 điều sau giúp bạn tránh rước họa vào thân và giữ được sự bình yên trong các mối quan hệ.

Rời viện dưỡng lão, bỏ nhà con trai, cựu sếp lớn về hưu ngộ ra 3 điểm tựa sống còn của tuổi già
Gia đìnhGĐXH - Cả viện dưỡng lão lẫn nhà con trai đều không mang lại sự thanh thản, ông Lý phải trải qua nhiều va vấp mới nhận ra 3 điều giữ vững tinh thần tuổi già.