Chuyên gia nói gì về phản ứng nổi hạch sau tiêm vaccine phòng COVID-19?
GiadinhNet – Phản ứng nổi hạch sau tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến nhiều người lo lắng. Chuyên gia dưới đây đã có chia sẻ về phản ứng nổi hạch sau tiêm vaccine phòng COVID-19 có thật sự nguy hiểm hay không.

Mới đây, sau khi tiêm vaccine COVID-19 về, bà Nguyễn Thị Đào thấy có dấu hiệu nổi hạch. Bà đã rất lo lắng vì thấy đa phần mọi người đi tiêm về chỉ hay bị sốt, đau đầu, đau chỗ tiêm…
Trao đổi với PV về điều này, BS Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, sau khi cơ thể được tiêm vaccine vào thì hệ thống miễn dịch tự động kích hoạt phát hiện "kẻ xâm nhập" từ bên ngoài là vaccine. Các tế bào bạch cầy ngay lập tức tràn đến bịt chặt vị trí tiêm, gây triệu chứng như đau nhức, ớn lạnh… Các tác dụng phụ gặp phải sau tiêm này là bình thường cho thấy cơ thể đang phản ứng, xây dựng hàng rào bảo vệ chống lại COVID-19.
Thực tế cũng cho thấy rằng thời gian vừa qua sau tiêm vaccine COVID-19, mỗi cá thể có những phản ứng khác nhau. Có người có biểu hiện sốt, có người lại đau đầu, có người lại không thấy khỏe bình thường. Trong đó, có những người lại có biểu hiện nổi hạch ở nách, dưới cánh tay hoặc sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn hay dưới cánh tay. Khi huy động miễn dịch để tạo ra kháng thể thì có một số người huy động mạnh thì tạo ra hạch là biểu hiện bình thường. Mọi người không nên quá hoang mang, lo lắng vì biểu hiện này.
Chuyên gia cũng cho hay, thời gian nổi hạch sau tiêm vaccine phòng COVID-19 tồn tại trên cơ thể trung bình vài ngày sẽ hết. Việc lo lắng thái quá mà đòi đi sinh thiết với các hạch bạch huyết bị sưng sau khi vừa tiêm vaccine là điều không cần thiết. Trừ khi hạch sưng kéo dài hay có vấn đề sức khỏe khác, mọi người nên đi kiểm tra.
"Tốt nhất mọi người không nên đọc tin tức lung tung về vaccine trước khi tiêm làm gì. Các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng là hiếm gặp. Những lợi ích mà vaccine mang lại cho cộng đồng nhiều hơn so với tác dụng ngoại ý. Việc lo lắng thái quá với những tác dụng phụ làm chần chừ việc tiêm vaccine phòng bệnh. Những người có bệnh nền ổn định càng nên tiêm sớm vaccine phòng COVID-19 vì khi mắc càng dễ biến chứng nặng" - BS Khanh khuyên.

Chuyên gia cho biết phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 là bình thường. Ảnh TL
Quyết định 3588 của Bộ Y tế có hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo đó, người được tiêm vaccine cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện khi có 1 trong 8 dấu hiệu sau:
- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt
P.Thuận


Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 33 phút trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 8 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.