Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia phân tích những việc cần làm ngay để tận dụng lợi thế của thời kỳ “dân số vàng”

Thứ tư, 15:09 09/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, để biến cơ hội “dân số vàng” thành động lực tăng trưởng kinh tế thì việc đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng nguồn lao động; có chính sách tạo việc làm, đa dạng hóa các ngành nghề sử dụng nhiều lao động…

Cải thiện chất lượng nguồn lao động là yếu tố tiên quyết

Tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2007, với tỷ số dân số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0-14 tuổi và nhóm dân số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng".

Theo các nhà nhân khẩu học, cơ cấu "dân số vàng" thường kéo dài từ 30 - 35 năm, thậm chí là 40 - 50 năm. Điều đó đồng nghĩa với chừng ấy thời gian đất nước có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, đủ sức làm xoay chuyển nền kinh tế đất nước nếu chúng ta biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này. Cơ hội dân số vàng được phát huy khi tỷ lệ lao động có việc làm cao.

Chuyên gia phân tích những việc cần làm ngay để tận dụng lợi thế của thời kỳ “dân số vàng” - Ảnh 1.

Nhà giáo Ưu tú, TS Phạm Xuân Khánh, Phụ trách Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội cho biết: Để biến cơ hội "dân số vàng" thành động lực tăng trưởng kinh tế thì việc đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng nguồn lao động. Ảnh: Chí Cường


Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, lực lượng dân số trong độ tuổi lao động vẫn chưa tạo nên sức bật cho nền kinh tế, vì có trên 70% là lao động giản đơn. Sự thiếu hụt trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch... là những thách thức không nhỏ đặt ra cho giai đoạn cơ cấu "dân số vàng".

Đề cập cụ thể về việc nắm bắt thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" ở nước ta, tại buổi Giao lưu trực tuyến: "Tận dụng cơ cấu dân số vàng, nắm bắt lợi thế" do Báo điện tử Gia đình và Xã hội (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) tổ chức mới đây, TS Phạm Xuân Khánh, Phụ trách Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội cho biết: Để biến cơ hội "dân số vàng" thành động lực tăng trưởng kinh tế thì việc đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng nguồn lao động.

Theo đó, cần lập chiến lược toàn diện về phát triển nguồn nhân lực, trong đó đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng, mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động.

Đa dạng hóa ngành nghề, các ngành sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông thôn và thúc đẩy đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho nguồn lao động này. Tăng cường cơ hội việc làm, nhất là cho thanh niên vùng nông thôn, miền núi. Tạo bình đẳng giới trên thị trường lao động; chính sách di dân bảo đảm phân bố dân cư và lao động hợp lý cho các vùng, miền khu vực. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế nhằm kéo dài thời gian cơ cấu "dân số vàng", làm chậm quá trình "già hóa dân số".

Theo TS Phạm Xuân Khánh, để tạo được nhiều việc làm cho người lao động, cần có chính sách khuyến khích tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tích lũy, thu hút, khuyến khích đầu tư tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, bảo đảm "người có khả năng làm việc" là có việc làm. Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật để người lao động có việc làm với năng suất cao.

"Để phát huy lợi thế của cơ cấu "dân số vàng" cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân", TS Phạm Xuân Khánh nói.

Tập trung vào 3 nhóm ngành ưu tiên

Chuyên gia phân tích những việc cần làm ngay để tận dụng lợi thế của thời kỳ “dân số vàng” - Ảnh 2.

Đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động. Ảnh: Website Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội


Cũng theo TS Phạm Xuân Khánh, thế giới đã và đang trải qua những biến đổi to lớn, trong đó có chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề an ninh phi truyền thống, dịch bệnh... Nhiều ngành sản xuất, nhiều phương thức sản xuất sẽ dần bị thay thế. Lao động sẽ bị đào thải, thậm chí thay thế bởi tự động hóa trong vài thập kỷ tới. Và những ngành nghề mới, phương thức mới, việc làm mới sẽ ra đời.

"Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong 10-15 năm tới khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ bị thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ phải bổ sung kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc", người đứng đầu Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội thông tin.

Theo TS Khánh, trên thực tế, đã có rất nhiều diễn đàn ở các cấp độ bàn về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Dù ở cấp độ nào, giác độ nào, các diễn đàn này đều khẳng định phải tăng cường đổi mới giáo dục để mọi người dân, ngay từ khi còn nhỏ, phải được thôi thúc, khơi dậy tính sáng tạo, được rèn luyện kỹ năng thích ứng với sự thay đổi.

Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo.

Trong đó tập trung phát triển 10 ngành trọng điểm bao gồm: Ngành điện, ngành điện tử, ngành công nghệ thông tin, ngành cơ khí-luyện kim, ngành dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, ngành chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, ngành hóa chất, ngành dệt may, da giày. Đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao như kỹ sư cơ khí, kỹ sư thủy sản, kỹ sư công nghệ thông tin…

"Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng. Dịch vụ cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiện nay. Chính phủ không những khuyến khích những ngành dịch vụ mũi nhọn phát triển làm động lực cho nền kinh tế mà còn quan tâm đến việc cung ứng tốt hơn các loại hình dịch vụ xã hội như môi trường, y tế, sức khoẻ và an sinh xã hội cho người dân. Đặc biệt là ngành dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao - ngành dịch vụ tri thức", TS Phạm Xuân Khánh nhấn mạnh.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top