Chuyên gia phong thuỷ: Phải biến Tô Lịch thành dòng sông “3 trong 1”
GiadinhNet - Theo chuyên gia phong thuỷ, để có một con sông nội đô sạch thì nhất thiết phải có hai tầng. Tầng trên hứng nước mặt, nước tự nhiên. Tầng dưới, hai bên bờ thu nước bẩn, nước thải. Ở giữa là đường ống hạ đặt các công trình ngầm như: Hệ thống cáp quang, hệ thống điện, nước sạch tiêu dùng…

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch nhận được nhiều quan tâm của người dân. Ảnh: B.Loan
Sông Tô Lịch là đường bao kinh đô Thăng Long
Từ đề xuất của Tập đoàn Phương Bắc về chủ trương cải tạo sông Tô Lịch thành dòng sông “sạch”, mang cảnh quan đặc trưng của Thủ đô, TS Lê Xuân Phương, chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á đã chia sẻ chi tiết về nguồn gốc sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp mang tính lâu dài để cải tạo bền vững dòng sông này.
Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu của Sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu thì gặp Hồ Tây là dấu tích của Sông Hồng cũ nằm cạnh đền Quán Thánh và một phần nước từ Hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Cũng theo sách sử, sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Dần dần, sông trở nên bị tắc, bị lấp, và trở thành dòng thoát nước thải. Ngày nay, sông Tô bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (phía Nam đường Hoàng Quốc Việt) chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng, đường Khương Đình, đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ - đoạn đối diện làng Hữu Từ, thuộc xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì.
Sông Tô Lịch ở phía Tây Kinh thành, còn sông Kim Ngưu ở phía Nam Kinh thành. Sông Tô Lịch, Kim Ngưu xưa vốn là tuyến giao thông đường thủy, là hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho nông nghiệp của Hà Nội, nay là nơi có chức năng thu gom nước thải cho thành phố chảy về hồ điều hòa Yên Sở. Thực trạng hiện nay, các dòng sông này đã bị lấp hoặc lấn chiếm nhiều, khiến cho bề rộng của sông bị thu hẹp, mặc dù được cải tạo cống hóa, kè bờ, nắp bê tông và nắn dòng chảy để đưa về hồ điều hòa Yên Sở, tới Văn Điển và đổ vào sông Tô Lịch (ở bên cạnh thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì). Đoạn cuối này hiện chưa được cải tạo, lượng nước còn ít và bị lấn chiếm.
Sông Tô Lịch vốn là đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long. Tương truyền tên sông Tô được lấy từ tên một vị thần, sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Dòng sông “3 trong 1”…

Để cải tạo sông Tô Lịch cần sự đóng góp của các chuyên gia về quy hoạch, phong thủy, giải pháp, cảnh quan...
TS Lê Xuân Phương cho hay, theo góc độ đánh giá của tâm linh: “Đẹp phô ra, xấu xa đậy lại, vậy sao các dòng nước thải của Hà Nội ngày nay, một số rất ít được hạ xuống ngầm, còn đa phần vẫn là tự nhiên phơi nhiễm làm ô nhiễm cả mặt nước, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cư dân Hà Nội và mỹ quan của đô thị. Sự hiện diện của các con sông nước thải khiến cư dân Thủ đô phải miễn cưỡng chấp nhận. Để đưa Hà Nội trở thành một thành phố đáng sống, đáng đến, cũng như đáp ứng được các vai trò thoát nước bẩn, tạo nước sạch để tưới tiêu và làm cảnh quan thì chúng ta phải đưa ra giải pháp sơ bộ biến dòng sông này trở thành dòng sông “3 trong 1”. Đó là sông phải có hai tầng, tầng trên để hứng nước mặt, nước tự nhiên. Tầng dưới gồm hai bên bờ thì thu nước bẩn, nước thải. Còn ở giữa là đường ống hạ đặt các công trình ngầm như hệ thống cáp quang, hệ thống điện, nước sạch tiêu dùng”.
Cũng theo TS Lê Xuân Phương, giải pháp quy hoạch sơ bộ là vậy nhưng về tài chính thì nhà nước và nhân dân phải cùng làm. Nhà nước ra chính sách cho phép cải tạo hệ thống nước thải của thành phố để giao cho các Sở ban ngành thực hiện, còn nhân dân tham gia đóng góp tài chính bằng hình thức xã hội hóa. Ví dụ, chỉ với 3 triệu người dân Thủ đô quanh lưu vực sông Tô Lịch, là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của sự ô nhiễm cùng đóng góp mỗi tháng với mức 20.000 đồng/người/tháng thì sẽ thu về đến 60 tỷ đồng/tháng. Đồng thời, mỗi đóng góp đều được ghi nhận và tích điểm để vinh danh những người có công với Thủ đô tương ứng với các mức đóng góp phù hợp. Đó có thể là thông điệp của chương trình hành động lớn của những người con đất Việt yêu Thủ đô.
Tuy nhiên, cải tạo ra sao để định hình về dòng chảy, giảm thiểu giải phóng mặt bằng, cũng như các giải pháp để đầu tư, quy hoạch sao cho hiệu quả, thẩm mỹ với các phương pháp khoa học nhằm tối ưu hóa, hợp lý hóa không gian mà con sông đang hiện hữu. TS Lê Xuân Phương nói: “Có lẽ, trong quá trình thực hiện, ngoài những tư vấn về phong thuỷ, không thể thiếu sự đóng góp của các chuyên gia về quy hoạch, giải pháp, cảnh quan, vật liệu…”.
Bảo Loan

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 5 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.