Chuyên gia sử học, nhân học nói gì về "người rừng"?
GiadinhNet - Câu chuyện về 2 cha con người dân tộc Cor ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) sống trong rừng hơn 40 năm đang gây ồn ào dư luận thời gian qua.
Cần rất nhiều thời gian để giúp anh Lang xóa nhòa ranh giới giữa cuộc sống ở rừng và thế giới văn minh. Ảnh: T.G |
Không thể gọi là “người rừng”!
Câu chuyện dậy sóng dư luận là việc ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi), nguyên quán tại thôn Trà Linh, xã Trà Lãnh, huyện Trà Bồng sau một biến cố nặng nề trong chiến tranh (hai con bị chết vì bom Mỹ) đã dẫn con trai 5 tuổi vào rừng sống từ năm 1974 cho đến nay. Nhiều lần được vận động trở về cuộc sống xã hội song bố con ông Thanh đều từ chối. Sau hơn 40 năm ở rừng, gần đây ông Thanh ốm nặng nên chính quyền xã Trà Phong đã đưa hai cha con ông về địa phương.
Việc hai cha con ông Hồ Văn Thanh và anh Hồ Văn Lang được chính quyền địa phương đưa về cuộc sống văn minh đang tạo ra nhiều luồng dư luận khác nhau. Họ được gọi là “người rừng” và được “săm soi” như những “sinh vật lạ” mới xuất hiện. Đa phần các ý kiến tỏ ra ủng hộ việc đưa họ ra thế giới hiện đại nhưng cũng có một luồng suy nghĩ cho rằng, nên để họ sống với cuộc sống bấy lâu nay họ đã lựa chọn.
Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc tỏ ra khá hào hứng khi nói chuyện về hai cha con người dân tộc Cor vừa được đưa ra khỏi rừng ở Quảng Ngãi này. Ông cho rằng, trước hết đừng gọi họ là “người rừng” bởi họ chỉ là người sống ở trong rừng. Ông Quốc nói: “Tôi cho rằng, trước hết phải coi họ là người bình thường và bỏ ngay cách gọi họ là “người rừng” đi đã. Xét về góc độ nhân học thì họ chỉ là người bình thường và ở trong rừng. Có nhiều người dân tộc thiểu số cũng lựa chọn cách ở trong rừng mà! Trong lịch sử ngay ở Việt Nam, như chúng ta đều đã biết, ta có người Rục (một nhóm của dân tộc Chứt) ở Quảng Bình, họ cũng là những người thích ở trong rừng sâu. Sao ta có thể họ là “người rừng”?
Đừng ủng hộ tính tự nhiên
Khó thay đổi tập quán “ở rừng” Người Rục được phát hiện sống trong hang đá năm 1959. Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương và nhiều cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã rất nỗ lực giúp đỡ, tạo điều kiện đưa người Rục ra khỏi hang. Đã hơn 50 năm sau khi rời hang đá, người Rục đã có một bước tiến dài khi tiếp cận với cuộc sống mới, nhưng các thói quen, tập tục cũ như việc tự săn bắt, hái lượm… ở họ vẫn rất khó thay đổi. Đến ngày nay, đây vẫn là vấn đề nan giải của tỉnh Quảng Bình. |
Chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của PGS. TS Lê Sỹ Giáo, Giảng viên bộ môn Nhân học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội về chuyện này. PGS Lê Sỹ Giáo cho hay, ông rất đồng tình với cách làm của Quảng Ngãi vừa qua đối với bố con ông Thanh và anh Lang. “Tôi nghĩ là con người thì phải có cộng đồng và sự chăm sóc của cộng đồng ấy. Vì vậy, việc đưa cha con ông Thanh về, tôi rất ủng hộ. Trước mắt, việc đưa họ ra là việc làm đúng và phù hợp với lương tâm của con người. Đừng ủng hộ tính tự nhiên! Hãy xét đến nguyên nhân dẫn tới cuộc sống rừng rú của họ. Họ rơi vào tình cảnh éo le như vậy là vì sự khốc liệt của chiến tranh. Họ có hơn 40 năm sống trong rừng nên không có gì phải ngạc nhiên khi họ muốn quay lại rừng. Tuy nhiên, trước khi vào rừng sống, ông Thanh cũng đã có mấy chục năm sống với cộng đồng trong hoàn cảnh bình thường cho nên việc đưa họ quay về cũng không có gì là trái với sự phát triển tự nhiên. Họ đã từng có một cuộc sống như những người khác!” – PGS.TS Giáo nói.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 18 phút trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ
Thời sự - 24 phút trướcCơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 25 phút trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn
Xã hội - 26 phút trướcGĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 47 phút trướcGĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.
Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.
3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 4 giờ trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.