Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn

Thứ tư, 19:16 20/10/2021 | Giáo dục

GiadinhNet - Mặc dù công việc vất vả, bận rộn, không có vị trí việc làm, không được đóng bảo hiểm xã hội... nhưng các cô nuôi tại trường mầm non vẫn luôn yêu nghề, yêu trẻ và có những mong ước giản đơn.

"Tôi chọn nghề này xuất phát từ tình yêu trẻ…" 

Do ảnh hưởng COVID-19 cho nên từ 20/9 cấp học Mầm non tỉnh Hải Dương mới được đón trẻ đến trường sau lễ khai giảng và duy nhất ở cấp học này được tổ chức ăn bán trú. Mặc dù không học ngành sư phạm, không trực tiếp đứng lớp dạy các cháu nhưng ít ai biết được công việc vất vả, trách nhiệm cao và những câu chuyện cảm động của những nhân viên nuôi dưỡng…

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 1.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 2.

Những cô nuôi trường mầm non Quyết Thắng đang chế biến món ăn tại bếp ăn bán trú

Có mặt tại bếp ăn bán trú trường mầm non Quyết Thắng (xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) khi những nhân viên nuôi dưỡng ở đây đang tất bật chuẩn bị bữa trưa cho gần 200 trẻ. Mỗi người một công việc từ giao nhận thực phẩm, chế biến, chia thức ăn… đều được các cô nuôi thực hiện đúng quy trình theo bếp ăn một chiều và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cô Nguyễn Thị Nguyên (SN 1963) tâm sự, trước khi trở thành nhân viên nấu ăn, từ năm 1980 cô đã tham gia giữ trẻ. Do điều kiện khó khăn nên sau 15 năm gắn bó với nghề, cô xin về làm công việc thu gom rác ở địa phương, nhưng tình yêu trẻ và niềm khát khao được trở lại trường luôn đau đáu trong trong cô. Đến năm 2016 khi trường mầm non Quyết Thắng tìm nhân viên nấu ăn, cô đã xin ra làm công việc này từ đó đến nay.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 3.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 4.

Việc nấu ăn của những nhân viên đỡ vất vả hơn trước đây khi các trường đầu tư đồ dùng, dụng cụ, xây dựng bếp ăn 1 chiều

"Tôi đến với nghề nấu ăn trong trường mầm non xuất phát từ tình yêu trẻ và nếu như không có tình cảm, tình yêu với các cháu thì khó có thể gắn bó được với nghề này. Thu nhập không cao, trách nhiệm lớn và lúc nào cũng cẩn trọng trong chế biến, cho nên nếu ai đã làm công việc như chúng tôi hiện tại sẽ hiểu và đồng cảm…", cô Nguyên tâm sự.

Theo cô Nguyên, công việc của nhân viên nuôi dưỡng khá vất vả, phải luôn chân luôn tay, nhưng tiền công phụ thuộc vào thỏa thuận với phụ huynh học sinh; thậm chí nếu học sinh nghỉ hè, nghỉ do dịch thì cô không có thu nhập. Tuy nhiên, chưa khi nào bản thân cô có ý định từ bỏ nghề bởi tình yêu dành cho các cháu quá lớn...

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 5.

Cô Nguyễn Thị Nguyên - nhân viên nấu ăn trường mầm non Quyết Thắng có 5 năm gắn bó với công việc hiện tại

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 6.

Cô nuôi chia khẩu phần ăn cho các cháu theo từng độ tuổi

5 năm qua, học sinh, giáo viên trường mầm non Quyết Thắng đã quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ thôn quê luôn tất bật với công việc nấu ăn cho trẻ. Còn đối với cô, ngần ấy năm là những tình cảm và kỷ niệm đối với nghề này. Có lần đi ngoài đường, tình cờ gặp các cháu đã chuyển lên cấp 1 nhưng học sinh đều chào "Cháu chào bà nấu ăn", hay nhiều lúc đang bận rộn công việc nhưng nghe thấy tiếng các cháu chào hỏi khiến cho sự mệt mỏi trong người cô tan biến.

Được chồng đèo đi học nấu ăn

Gắn bó với công việc nấu ăn tại trường mầm non Văn Hội 6 năm nhưng chưa khi nào cô Chu Thị Chải (SN 1960) sẽ nghĩ mình từ bỏ công việc hiện tại. Bởi khi trở thành cô nuôi trong trường mầm non, cô như được sống trong ngôi nhà thứ hai, được sinh hoạt tập thể và hiểu hơn công việc chăm sóc giáo dục trẻ. Trong ít phút chia sẻ với chúng tôi, đôi lúc hai mắt cô ngấn lệ bởi sự xúc động cũng như tình cảm của mọi người trong trường dành cho mình.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 7.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 8.

Cô Chu Thị Chải lúc nào cũng tất bật với công việc nhân viên nuôi dưỡng tại trường mầm non Văn Hội

Cô kể, năm 2016 cấp học Mầm non của huyện mở lớp nấu ăn 3 tháng tại trường mầm non Hiệp Lực. Ngày ấy trong lớp, cô là học viên nhiều tuổi, không biết đi xe máy mà quãng đường từ nhà đến địa điểm học khá xa. Khi về nhà nói chuyện, chồng cô đồng ý và trở thành bạn đồng hành đưa đón suốt khoá học.

"Từ ngày lấy chồng, thì năm đó lần đầu tiên trong đời tôi được chồng đèo đi học. Bản thân vừa vui, vừa xúc động và thấy ấm áp vô cùng, hôm nào bận thì con trai sẽ thay chồng làm công việc này. Có những đợt thi thực hành, chúng tôi phải mang theo dao, thớt, bát, đĩa… và từ tối hôm trước chồng tôi đã sắp sẵn lên xe. Đến sáng hôm sau chở đồ đạc đã lỉnh kỉnh, lại còn đèo thêm tôi. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều người cũng không nhịn được cười…", cô Chải cười nói.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 9.

Nhắc lại được chồng đèo đi học, cô Chải không giấu được niềm vui

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 10.

Mặc dù công việc bận rộn, không được đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa khi nào cô Chải cùng đồng nghiệp có ý định từ bỏ nghề này

Với đặc thù là trẻ nhỏ, nên nấu ăn tại trường mầm non có điều khác biệt, mọi thứ đều phải làm nhỏ và quá trình chế biến cẩn thận. Trước đây, tiền công thấp, nấu ăn vất vả khi đun bếp củi, bếp than và đồ dùng còn thiếu thốn. Hiện tại việc nấu ăn của các cô thuận lợi hơn khi bếp ăn được xây dựng một chiều, đồ dùng, dụng cụ phục vụ nấu ăn được đầu tư theo hướng hiện đại, tương đối đồng bộ.

Mong ước giản đơn

Theo tìm hiểu của PV, cấp học Mầm non huyện Ninh Giang là đơn vị có nhiều trường sáp nhập nhiều nhất tỉnh Hải Dương. Hiện tại đơn vị có 24 trường mầm non, với gần 90 nhân viên nuôi dưỡng, tất cả các cô làm công việc này đều có chứng chỉ nấu ăn, nhiều cô có bằng trung cấp và có tuổi đời bình quân trên 50.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 11.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 12.

Hiện tại nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non chưa được đưa vào vị trí việc làm

Nhận xét về nhân viên nuôi dưỡng, bà Nguyễn Thị Thắm – Phó trưởng phòng giáo dục phụ trách cấp học Mầm non huyện Ninh Giang cho biết: "Những cô nuôi làm việc trong các trường mầm non trên địa bàn đều là người có trách nhiệm. Ngoài sự chăm chỉ, không ngại việc thì điều đáng quý nhất ở các cô ai cũng có tình cảm, tình yêu đối với con trẻ, nhà trường, công việc. Nếu không có tình yêu như vậy thì nhiều cô nuôi sẽ không thể tiếp tục gắn bó với công việc vất vả này".

Cũng theo đại diện cấp học, theo quy định cô nuôi trong trường mầm non không có vị trí việc làm nên không được đóng bảo hiểm xã hội, mà những người này chỉ là nhân viên nấu ăn được nhà trường hợp đồng thuê khoán theo số trẻ ăn bán trú tại đơn vị và tiền công của cô nuôi được thỏa thuận với phụ huynh. Vì vậy, có bán trú thì cô nuôi mới có tiền công, còn học sinh nghỉ dịch thì những cô nuôi không có thu nhập.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 13.

Sau khi hoàn thiện công việc, những cô nuôi lau rọn khu vực bếp ăn bán trú

Cấp học mầm non huyện Ninh Giang đã chỉ đạo các trường tạo việc làm thêm cho những nhân viên nuôi dưỡng để mọi người có thêm thu nhập như: dọn vệ sinh trường hay tận dụng những diện tích đất trống trong trường để trồng rau cung cấp nguồn rau cho bữa ăn của giáo viên.

Bên cạnh đó, hàng năm các trường đầu tư trang phục, đồ bảo hộ, hỗ trợ nhân viên khám sức khỏe định kỳ và tham gia tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm do Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 14.

Chuyện ít biết về nghề cô nuôi mầm non và những mong ước giản đơn - Ảnh 15.

Bữa ăn bán trú tại trường mầm non Quyết Thắng, xã Ứng Hòe

"Nếu được đề nghị, chúng tôi mong các cấp xem xét sớm đưa nhân viên nuôi dưỡng vào vị trí việc làm trong trường mầm non để những cô nuôi được hưởng chế độ như một lao động bình thường. Trường hợp chưa có được vị trí việc làm, ngoài việc thỏa thuận với phụ huynh học sinh, các cấp, các ngành có sự quan tâm, hỗ trợ thêm cho những nhân viên làm công việc này để họ đỡ thiệt thòi và yên tâm làm việc …", bà Thắm cho biết.

Đức Tùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 12 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 20 giờ trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 21 giờ trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 1 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Giáo dục - 2 ngày trước

30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.

Top