Chuyện khó tin của 3 “cụ” sinh viên già nhất Việt Nam
GiadinhNet - Hai mái đầu trắng phau, một mái đầu “7 phần vôi, 3 phần tiêu muối” vẫn ngày đêm “chụm vào nhau” trong một căn nhà ở TP Bắc Giang.
|
Hàng ngày, ông Hưng (55 tuổi) vẫn chở cụ Hoàng Ân (81 tuổi) đến lớp. Ảnh: T.Long |
“Lớp Luật Kinh tế của tôi ban đầu có 125 người nhưng nay chỉ còn 73 người. Người lớn tuổi nhất là tôi và người bé tuổi nhất là một cô gái sinh năm 1992. Trong lớp, kể cả giáo viên lẫn các bạn sinh viên trẻ điều rất quý mến và trân trọng sự học của “các cụ sinh viên” chúng tôi”.
(Cụ sinh viên
81 tuổi Hoàng Ân) “Thời gian đầu, thấy 3 ông già đầu tóc bạc phơ đội mưa nắng đi học cũng có nhiều người “ác khẩu” bảo họ là “3 lão dở hơi”. Tuy nhiên, 3 “cụ sinh viên” chúng tôi đã vượt qua tất cả để học bằng được chuyên ngành mà mình thích, đến bằng được trường đại học dù nắng hay mưa”.
(Ông sinh viên “trẻ” 55 tuổi Ngô Thế Hưng) |
Trong cái lạnh se sắt cuối đông, chúng tôi tìm đến căn nhà cấp 4 cũ kỹ trong một ngõ nhỏ của thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, nơi có 3 cụ già đang miệt mài ngồi học. Thật khó tin khi đó là ba “cụ sinh viên” nổi tiếng nhất đất Bắc Giang và có lẽ cũng là cả nước vì tinh thần hiếu học. Cụ Hoàng Ân râu tóc bạc phơ như một tiên ông đạo cốt bảo, vì cụ bà phải qua nhà chăm sóc con gái mới sinh ở làng bên nên mấy lâu nay cụ ở nhà một mình. Cũng thành lệ, cứ mỗi lần cụ ở nhà, cụ Thành và ông Hưng, hai “bạn học đại học” lại kéo qua nhà cụ để cùng “học nhóm”. Nhờ có hai ông bạn đồng môn vong niên này mà nhà cụ Ân lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười vui.
Xét về tuổi tác, “sinh viên” Hoàng Ân lớn nhất. Cụ sinh năm 1933, tính đến nay là tròn 81 tuổi. Trước đây, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên học đến lớp 6 thì cụ phải nghỉ học. Vì ham học, không chấp nhận số phận nên cụ tự học thêm đến lớp 8. Lúc đó, cụ bắt đầu được tuyển vào làm ở Công ty Ngoại thương Hà Bắc. Năm 1970, vì thuộc diện “cán sự 2” nên cụ được lãnh đạo công ty cho đi học lớp dự bị Đại học Ngoại giao – Ngoại thương 1 năm rồi sau đó thi vào ngành Kế toán – Tài chính của trường Đại học Thương nghiệp. Sau 5 năm học đại học, khi trở về quê, cụ được đề bạt làm Trưởng phòng Tài vụ của Công ty Ngoại thương Hà Bắc. Cho đến năm 1980 thì cụ Ân được nghỉ hưu theo chế độ.
Ngay sau khi nghỉ hưu, không như những người già khác thường lấy thú vui điền viên nghỉ ngơi làm trọng để giữ gìn sức khỏe, cụ Hoàng Ân lao vào nghiên cứu và viết sử địa phương. Niềm đam mê từ thời trẻ của cụ đã được dành rất nhiều thời gian. Càng nghiên cứu cụ càng hăng. Càng phát hiện ra nhiều điều thú vị của lịch sử quê hương cụ càng mê mải, càng thấy như khỏe ra. Thế rồi cụ đi khắp chốn tìm tòi tư liệu, đứng ra tổ chức nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ, có những cuộc tầm “làng xã” nhưng cũng có những cuộc quy mô “Trung ương”. Điển hình là hội thảo về nguồn gốc, lai lịch và công trạng của 5 vị tướng họ Vương ở đền Cao (Chí Linh, Hải Dương).
Cũng vì niềm đam mê với lịch sử quê hương mà cuộc sống của cụ Ân rẽ sang ngả khác. Chả là vì đóng vai trò người chủ trì các cuộc hội thảo nên cụ phải viết rất nhiều tham luận và báo cáo. Thấy những bản tham luận của mình rất lộn xộn, lủng củng và dài dòng nên cụ đã quyết định phải đi học để có được một phương pháp luận khoa học.
|
Thẻ sinh viên của cụ Hoàng Ân. |
Cụ Hoàng Ân cho biết, khi cụ bày tỏ ý định học thêm đại học, con cháu trong gia đình rất vui mừng ủng hộ. Và chính nhờ tấm gương hiếu học của cụ mà 14 người cháu của cụ đã noi gương ông mình, nỗ lực học lên thạc sỹ và đại học. Tính đến nay, cụ đã có 4 người cháu là thạc sỹ, 10 người là cử nhân. Ngoài ra, trong quá trình học, cụ cũng được rất nhiều nhà khoa học tìm về tận nơi động viên, khuyến khích.
Bạn học đại học của cụ Hoàng Ân là cụ Nguyễn Văn Thành (74 tuổi), nguyên là một Trưởng phòng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang. Cụ Thành bảo, mình nung nấu ý định học thêm từ rất lâu nhưng khi gặp cụ Ân thì mới đưa ra quyết định cuối cùng. Mục đích việc đi học của cụ Thành là muốn nắm chắc hệ thống văn bản pháp luật để có thể tư vấn cho người dân quê mình những công việc thường nhật một cách đúng luật.
Bạn học trẻ tóc mới “7 phần vôi, 3 phần tiêu muối” của cụ Ân là ông Ngô Thế Hưng (55 tuổi), vốn là cán bộ quân đội nghỉ hưu. Ông Hưng từng có 12 năm hoạt động trong lĩnh vực điều tra hình sự của quân đội. Việc theo học ngành Luật Kinh tế, ngoài mục đích nắm vững hệ thống luật kinh tế thì ông còn muốn có đủ kiến thức để mở một văn phòng luật sư riêng. Tuy nhiên, khác với cụ Ân, ngày ông Hưng bày tỏ ý định đi học của mình, vợ con và một số người thân của ông tỏ vẻ không đồng tình.
“Lúc làm hồ sơ đi học, vợ con tôi bảo: “Thôi ông nghỉ hưu rồi ở nhà mà nghỉ ngơi, học hành làm gì nữa cho mệt”. Nhưng tôi nghĩ, việc học không bao giờ là muộn, mình học để nâng cao hiểu biết và để các con cháu mình sau này lấy đó mà phấn đấu. Thêm nữa, tôi muốn hành nghề luật sư cần phải có trình độ chuyên môn trên cơ sở kinh nghiệm sẵn có” – “ông sinh viên trẻ” Ngô Thế Hưng nói.
|
|
Nơi học tập quen thuộc của 3 “cụ sinh viên”. Ảnh: T.Long |
Nói về cái sự học của mình, cụ Hoàng Ân chia sẻ rằng Viện Đại học Mở và Bộ Giáo dục & Đào tạo từng nhiều lần mời cụ lên Hà Nội tham dự lễ khai giảng ở một số trường để nêu gương. Cụ cũng được Ban giám hiệu Viện Đại học Mở tặng toàn bộ giáo trình liên quan đến ngành học trong suốt 5 năm và được giảm 50% học phí, được lớp miễn toàn bộ quỹ lớp... Cụ Ân cho rằng nhờ việc học đại học đã giúp cho mình luôn cảm thấy khỏe mạnh và linh hoạt. Cho đến nay, dù đã ở ngưỡng “U90” song mỗi lần đọc sách báo hoặc nhìn lên bảng cụ Ân vẫn không hề đeo kính. Thậm chí, nhiều đêm cụ còn thức trắng để hoàn thành các bài nghiên cứu về lịch sử địa phương.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 14 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 14 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 15 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.