Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện khó tin ở nơi người dân cứ bị coi thường là tự tử!

Chủ nhật, 14:00 05/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Đã có gần 500 vụ tự tử được phát hiện trong 8 năm trở lại đây vì những lý do đơn giản như: tự ái cá nhân, mâu thuẫn gia đình, bệnh tật, buồn chán riêng tư, uống rượu say,… đã để lại biết bao hệ luỵ đau lòng.

Chuyện khó tin ở nơi người dân cứ bị coi thường là tự tử! 1

Bà Đinh Thị Phenh bên 3 đứa con chị Buc để lại

Kông Chro là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Gia Lai. Nhưng điều đặc biệt là người dân nơi vùng đất xa xôi, hẻo lánh này không sợ đói khổ, mà chỉ sợ… người khác xúc phạm mình. Vì có “nỗi sợ chung” như vậy, nên lòng tự trọng của người dân nơi đây luôn được đặt lên hàng đầu. Đã có gần 500 vụ tự tử được phát hiện trong 8 năm trở lại đây vì những lý do đơn giản như: tự ái cá nhân, mâu thuẫn trong gia đình, bệnh tật, buồn chán chuyện riêng tư, uống rượu say,… đã để lại biết bao hệ luỵ đau lòng.
 
Những cái chết “lãng xẹt”

Cách người dân huyện Krông Chro tìm đến cái chết thật muôn hình muôn vẻ. Từ nhiều năm qua, người dân nơi đây thường có suy nghĩ: Sống mà để người ta coi thường, xúc phạm thì không nên sống làm gì; sống mà bị bệnh tật làm phiền con cháu cũng không nên sống làm gì; sống mà phải nghe người khác nói xấu về mình thì cũng nên đi chết cho xong; sống mà đi ăn cắp ăn trộm để làng xóm phát hiện nhắc nhở thì nên chết để khỏi xấu hổ; sống mà bị phản bội thì cũng nên chết để khỏi đau lòng… Bởi thế, những người có suy nghĩ như vậy họ sẽ đi tìm đến cái chết như một giải pháp bảo toàn danh dự và lòng tự trọng của họ.

Gần đây nhất, tại thôn 11, xã An Trung, huyện Kông Chro đã xảy ra một vụ tự tử do mâu thuẫn gia đình khiến người cha đau buồn đã tìm đến cái chết, bỏ lại vợ và các con đang tuổi còn ăn học. Vào lúc 9h, ngày 20/3, ông Đinh Brah (47 tuổi, trú tại thôn 11, xã An Trung), có bảo con trai đầu là Đinh Nếch (22 tuổi, chưa vợ) đi qua hàng xóm mua 3 lít rượu trắng về để 2 cha con uống. Lúc đầu, hai cha con uống rượu nói chuyện bình thường và vui vẻ vì trước đó vài hôm, gia đình ông Đinh Brah có mua một chiếc xe máy mới.

Đến 12h cùng ngày, khi hai cha con uống hết sạch 3 lít rượu thì ông Đinh Brah nhắc nhở Đinh Nếch đi chiếc xe mới phải giữ gìn cẩn thận và tiết kiệm xăng dầu. Nghĩ rằng cha nói như vậy là không muốn cho mình đi chiếc xe mới mua, Đinh Nếch đã nói lại với cha. Ông Đinh Brah giải thích với con trai là không phải ý cha như vậy mà là vì nhà mình nghèo, cha mẹ dành dụm mãi mới mua được chiếc xe để làm phương tiện đi lại. Vả lại, thấy con trai đi làm công cho người ta cũng vất vả nên phải biết tiết kiệm chứ đừng lãng phí.

Đang có men rượu trong người, Đinh Nếch không nghe mà bất ngờ lấy cái chén ăn cơm đập xuống nền nhà rồi to tiếng hỗn với cha: “Ông mua xe là việc tự nguyện chứ tôi không ép, nếu có đổ xăng đi đâu đó thì là tiền tôi, tôi đổ chứ ông có đổ xăng cho tôi đi đâu mà ông cứ càm ràm hoài đau đầu”, Đinh Nếch nói trong tức tối. Chiếc chén bị vỡ tan tành giữa nhà và văng một mảnh trúng vào đầu gối phải của ông Đinh Brah làm chảy máu.

Buồn rầu, ông Đinh Brah bỏ lên nhà rẫy. Trời chập choạng tối, một mình đối diện với bóng đêm, trong cơn say chưa tỉnh hẳn, ông Đinh Brah càng nghĩ càng buồn, càng khóc càng giận cho đứa con bất hiếu. Rồi quẫn bách, ông lặng lẽ đến góc nhà rẫy lấy chai thuốc diệt cỏ uống. Đến 2h sáng hôm sau khi thuốc ngấm vào người, ông Đinh Brah có biểu hiện quằn quại rên la, nên dân làng đến xem và báo cho vợ con ông biết. Hay tin, vợ và các con đã từ làng vào rẫy khiêng ông về, đến 5h sáng cùng ngày thì ông Đinh Brah qua đời.

Những cái chết “lãng xẹt” như của ông Đinh Brah không phải hiếm. Ở xã Yang Trung, dù đã 3 năm trôi qua, ông bà Đinh Ngléch và bà Đinh Thị Luên vẫn chưa nguôi nỗi đau vì cái chết của cậu con trai 18 tuổi Đinh Liêu. Hôm ấy là ngày đầu năm 2011, vợ chồng ông Đinh Ngléch có tổ chức buổi liên hoan chúc mừng đầu năm. Tại buổi tiệc này, ngoài gia đình ông Ngléch còn có bà con hàng xóm và một số bạn bè của Liêu đến chơi và uống rượu xuân với gia đình. Trong buổi tiệc hôm ấy, hai ông bà Đinh Ngléch mở lời khuyên và động viên Liêu năm tới lo làm ăn và cưới vợ chứ đừng ham chơi, lêu lổng nữa. Nhưng vợ chồng ông có ngờ đâu, lời động viên ấy đã “động chạm” đến sĩ diện của Liêu. Vì xấu hổ với mọi người, nên tàn cuộc rượu, chàng thanh niên đã lặng lẽ đi vào nhà rẫy, uống cạn chai thuốc diệt cỏ tự kết liễu cuộc đời mình để lại cha mẹ già khóc thương đến cạn nước mắt.

Một câu chuyện đau lòng khác mà phóng viên được nghe là trường hợp tự tử tại xã Yang Trung cách đây vài năm. Gia đình ông Đinh Nhưt có 4 anh em ngồi họp với nhau để bán đất chia nhau làm ăn. Cha mẹ và 3 người anh nhất trí bán đất, người em lại không đồng ý nhưng gia đình vẫn bán. Chỉ có thế, nhưng người em tự ái nghĩ gia đình không tôn trọng mình nên thắt cổ tự tử.

Phải ra chỉ thị nhưng tự tử vẫn không giảm

Toàn huyện Koong Chro (Gia Lai) chỉ có 9.016 hộ, hơn 46.800 nhân khẩu, với 85% là người dân tộc thiểu số Barna, Jrai. Vậy mà, chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2005 đến cuối 2009, số người chết vì tự tử đã lên đến hơn 100 người. Đời sống người dân khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu được xem là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vấn nạn xã hội nhức nhối này. Trong nỗ lực ngăn chặn những bi kịch đau lòng, cuối năm 2009, Ban Thường vụ Huyện uỷ Kông Chro đã phải ra chỉ thị số 08/CT-HU. Theo đó, nội dung phòng ngừa tệ nạn tự tử đã được lồng ghép vào sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt thôn, làng, tổ dân phố định kỳ. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ cũng chỉ đạo tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và xoá bỏ dần các hủ tục, tập quán lạc hậu. Nhưng sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 08 của Huyện uỷ Kông Chro, số vụ tử tử lại tiếp tục gia tăng, lên đến 306 vụ (gấp hơn 3 lần 5 năm trước cộng lại). Con số đáng báo động ấy đã để lại những bi kịch thực sự đau lòng.

Tại làng T’Bưng, xã Đăk Pling, huyện Kông Chro, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã được nghe câu chuyện đau lòng về cái chết của chị Đinh Thị Liêu (SN 1981). 3 năm trước, người mẹ nghèo này cùng ba gia đình khác săn được 1 con heo rừng và bán được 800 nghìn đồng, nhưng do sơ ý Liêu làm mất số tiền. Chỉ vì nỗi sợ có hơn 2 triệu đồng không thể trả, Liêu đã treo cổ tự tử, bỏ lại sau lưng 4 đứa con, đứa lớn nhất mới 8 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới vừa tròn 12 tháng.

Còn ở làng Nghe Lớn, thị trấn Kông Chro, hơn 2 năm nay, 3 anh em Đinh Văn Soang, Đinh Văn Suêch và Đinh Văn Ráp phải sống trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Câu chuyện chỉ là vì chị Pơnh bị bệnh chết, để lại 3 con thơ, chồng chị Pơnh là anh Đinh Vong lẽ ra lại là người chăm sóc các con (đứa nhỏ nhất vừa tròn 1 tháng tuổi), đằng này Vong lại đau khổ và treo cổ tự tử chết. Một trường hợp khác tương tự, đó là chị Đinh Thị Búc (làng Siêu, xã An Trung) chẳng may chết vì bệnh, thì người chồng đã tự tử theo để lại 3 con thơ bơ vơ: đứa lớn nhất chỉ 6 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 7 tháng tuổi. Cha mẹ chết, các em phải ở với bà ngoại đã gần 60 tuổi là bà Đinh Thị Phenh, sống bằng nghề làm rẫy.

Rời Kông Chro, chúng tôi thấy lòng mình trĩu nặng. Hệ lụy đau lòng từ những vụ tự tử nói trên là biết bao đứa trẻ mồ côi cha mẹ, vĩnh viễn mất đi sự yêu thương. Biết bao người cha, người mẹ hàng chục năm trời vất vả nuôi con, nay lại phải gạt nước mắt “tiễn kẻ đầu xanh” và gồng mình nuôi những đứa cháu đỏ hỏn mà con mình chết đi để lại. Vấn nạn tự tử, như một “bóng ma”, sẽ còn ở đó, ám ảnh và làm huyện miền núi Kông Chro thêm bất ổn, nghèo nàn. Tự hỏi, đến bao giờ, vấn nạn này mới bị quét sạch khỏi miền quê nghèo.
Chuyện khó tin ở nơi người dân cứ bị coi thường là tự tử! 2

Việc ngăn chặn đồng bào tự tử thực sự khó khăn

Trao đổi cùng PV báo GĐ&XH, ông Trịnh Công Oai, quyền Trưởng công an xã An Trung, huyện Kông Chro (Gia Lai), cho biết: “Mấy năm nay, Công an xã thường xuyên phối với chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, vận động bà con xoá bỏ dần các hủ tục, tập quán lạc hậu, đặc biệt là tệ nạn tự tử, nhưng trên thực tế vẫn cứ xảy ra và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Người đồng bào dân tộc Barna nơi đây họ có tính tự ái rất cao, mà những mâu thuẫn lại thường xuất phát từ trong nội bộ gia đình, rồi họ lại tự tìm đến cái chết, nên việc ngăn chặn kịp thời những vụ tự tử gặp nhiều khó khăn”.

Nguyễn Tâm
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Năm 2024, không cần hộ chiếu (passport) công dân Việt Nam có thể đến những nơi này của Trung Quốc

Xã hội - 32 phút trước

GĐXH – Không cần đến hộ chiếu (passport) hay visa (thị thực), người dân Việt Nam có thể nhập cảnh đến những địa điểm này của Trung Quốc.

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Thời sự - 1 giờ trước

Hiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chiều đi Thái Nguyên đang xảy ra ùn tắc kéo dài. Thời điểm 9h30, ùn tắc khiến 3 làn xe kéo dài gần như đứng yên trên đường. Nhiều người nóng ruột và trên xe ngột ngạt, nắng nóng đã phải xuống đường đứng.

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

Một nữ sinh lớp 12 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) cùng bạn đi tắm sông không may bị đuối nước tử vong.

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Những trường hợp cần sang tên sổ đỏ mà mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của chính mình

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, có thể hiểu sang tên sổ đỏ là việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Những trường hợp phải thực hiện đăng ký biến động đất đai được quy định rất cụ thể tại Điều 133, Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025).

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thủ đoạn của ông trùm website 'lầu xanh' 'thiên địa' với hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Pháp luật - 3 giờ trước

Qua khám xét nhiều địa điểm, công an phát hiện hàng triệu ảnh, truyện đồi trụy, nhiều file video đồi trụy, quan hệ tình dục trên diễn đàn “Thiên địa”.

Lừa cho thuê tàu thuyền, bán vật liệu, gã thanh niên Hải Dương chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Lừa cho thuê tàu thuyền, bán vật liệu, gã thanh niên Hải Dương chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan công an, từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2024, Cường đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 7 người ở các địa phương trên cả nước với số tiền hơn 317 triệu đồng...

Hé lộ tình tiết mới gây bất ngờ vụ thi thể khô trên sofa ở Hà Nội

Hé lộ tình tiết mới gây bất ngờ vụ thi thể khô trên sofa ở Hà Nội

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng liên quan đến vụ việc thi thể khô trên sofa khu căn hộ ở Hà Nội.

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Từ 1/5, không khí lạnh yếu tràn về, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ, chấm dứt đợt nắng nóng đỉnh điểm những ngày qua.

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Thời sự - 5 giờ trước

Bị tạm giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông liền nhảy lên thùng xe tải của CSGT rồi châm lửa đốt khiến 4 xe máy bị thiêu rụi.

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình. Vậy lý lịch tư pháp là gì? Loại giấy tờ này mang giá trị pháp lý gì?

Top