Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện lý thú quanh Quốc hiệu Việt Nam

Thứ bảy, 08:39 02/09/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Hai tiếng “Việt Nam” ngày nay đã được sử dụng phổ biến, trở nên thiêng liêng và gần gũi. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa và nhất là quá trình hình thành quốc hiệu đó vẫn luôn là những vấn đề lý thú, hấp dẫn, được nhiều người quan tâm.

Nam Việt và sự e ngại của nhà Thanh

Quan niệm phổ biến từ trước và nhiều kết quả nghiên cứu gần đây thường khẳng định quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ đầu thời Nguyễn, bởi vì chính sử của cả nước ta và Trung Quốc đều ghi nhận cụ thể việc này. Cụ thể là năm 1802, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh (vua Gia Long) phái hai đoàn sứ giả sang Trung Quốc. Một đoàn do Thượng thư Bộ Hộ là Trịnh Hoài Đức làm Chánh sứ, đem trao trả lại sách ấn mà triều Thanh phong cho nhà Tây Sơn. Đoàn kia do Thượng thư Bộ Binh là Lê Quang Định làm Chánh sứ, xin phong vương cho Nguyễn Ánh và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt. Lời quốc thư của Nguyễn Ánh có đoạn: “… Mấy đời trước mở đất viên giao càng ngày càng rộng, gồm cả nước Việt Thường và nước Chân Lạp, đặt quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn hai trăm năm. Nay tôi lấy hết cõi Nam, có toàn miền đất Việt, nên theo hiệu cũ để chính quốc danh…”.


Quốc huy Việt Nam. Ảnh: T.L

Quốc huy Việt Nam. Ảnh: T.L

Cũng trong năm 1802 này, nhà Thanh chuẩn danh xưng quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), sứ giả nhà Thanh là Tề Bố Sâm mới mang cáo sắc, quốc ấn đến Thăng Long để làm lễ phong vương cho Nguyễn Ánh.

Như vậy, quốc hiệu Việt Nam được công nhận từ năm 1802, nhưng phải đến năm 1804 nó mới được chính thức thừa nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao. Giữa hai mốc thời gian này, có nhiều cuộc đi lại, tranh luận, hội đàm khá phức tạp giữa hai triều đình Nguyễn – Thanh. Bởi nhà Nguyễn muốn lấy quốc hiệu nước ta là Nam Việt như hồi các chúa Nguyễn khởi nghiệp, nên không bằng lòng ngay với sự đổi thành Việt Nam của nhà Thanh. Trong cuốn Nước Đại Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, tác giả người Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi căn cứ vào kết quả nghiên cứu của nhà Đông phương học Chusei Suzuki, cũng khẳng định điều đó: “Năm 1803, có những cuộc thương thảo rất quan trọng về quốc hiệu dưới triều Nguyễn: Nam Việt hay Việt Nam”.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.

Sở dĩ nhà Thanh muốn sửa Nam Việt thành Việt Nam là vì hai lý do. Thứ nhất, trong lịch sử Trung Quốc từng có Triệu Đà nổi dậy cát cứ, lập ra nước Nam Việt, tự xưng là Hoàng đế; các triều đại trung ương ở Trung Quốc đều không thừa nhận nước Nam Việt, nhà Thanh cũng vậy và không muốn bị gợi lại quá khứ kém cỏi ấy. Thứ hai (lý do này mới là quan trọng!), Nam Việt - theo cách hiểu truyền thống - có thể gồm cả miền đất nước ta và các xứ Việt Đông, Việt Tây (tức Quảng Đông, Quảng Tây) của Trung Quốc, nên nếu đặt làm quốc hiệu nước ta, sau này sẽ gây rắc rối về mặt lãnh thổ. Quốc thư phúc đáp của vua Thanh gửi vua Nguyễn đã tế nhị trình bày lý do đó.

“… Lúc trước có đất Việt Thường đã xưng là nước Nam Việt, nay có cả đất An Nam, xét ra cho kỹ, thì nên gộp cả đất đai trước sau mà đặt danh hiệu tốt. Vậy, định lấy chữ Việt để trên, tỏ việc giữ đất cũ mà nối nghiệp trước; lấy chữ Nam đặt dưới, tỏ việc mở cõi Nam giao mà chịu quyền mệnh mới. Như thế thì danh xưng chính đại, nghĩa chữ tốt lành, so với hai đất Việt nước Tàu khác nhau xa lắm…”.

Danh xưng Việt Nam có từ thế kỷ 14

Trống đồng Đông Sơn., biểu tượng văn hóa VN. Ảnh: T.L
Trống đồng Đông Sơn., biểu tượng văn hóa VN. Ảnh: T.L

Tuy nhiên, thực ra, không phải đến tận đầu thời Nguyễn, cái tên Việt Nam mới xuất hiện và có xuất xứ như vậy. Tên gọi Việt Nam được biết đến ít nhất từ thế kỷ 14, thường thấy trong nhiều thư tịch đương thời: Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Trình tiên sinh quốc ngữ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú,… Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cũng sưu tầm được các văn bia (với niên đại đều trước thế kỷ 18) có khắc tên gọi Việt Nam, tại những địa điểm khác nhau ở miền Bắc: Bia chùa Bảo Lâm (có từ năm 1558, tại Chí Linh - Hải Dương), bia chùa Cam Lộ (1590, Phú Xuyên - Hà Nội), bia chùa Phúc Thánh (1664, Quế Võ - Bắc Ninh), bia Thủy Môn Đình (1670, Đồng Đăng - Cao Lộc - Lạng Sơn); trong đó bia chùa Bảo Lâm và Thủy Môn Đình đã bị thất lạc, hiện chỉ còn bản dập tại Viện Nghiên cứu Hán - Nôm. Tên gọi Việt Nam có lẽ mang ý nghĩa kết hợp nòi giống và vị trí cư trú địa lý của dân tộc ta (Việt Nam - nước của người Việt ở phía Nam), thể hiện niềm tự tôn, tinh thần độc lập và phủ nhận sự áp đặt, miệt thị của người Trung Quốc. Tuy nhiên, nó chưa thể trở thành quốc hiệu vì chưa được các triều đại phong kiến nước ta tuyên bố hoặc ghi nhận bằng pháp luật.

Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta là vào năm 1792 chứ không phải vào đầu thời Nguyễn như nhiều người nhầm tưởng. Nó được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng (chiếu) của Nhà nước Tây Sơn, niên hiệu Quang Trung thứ 5 và đã được thông báo cho nhà Thanh (Trung Quốc). Trong Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích có chép nguyên bản bài Tuyên cáo về việc đặt quốc hiệu mới của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) vào mùa Xuân năm Nhâm Tý 1792, nội dung như sau:

“Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết:

Trẫm nghĩ, xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu để tỏ sự đổi mới, hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa tốt đẹp, xét trong sử sách chứng cớ đã rõ ràng. Nước ta: Sao chùa Dực, Chẩn, cõi Việt hùng cường. Từ lâu đã có tên Văn Lang, Vạn Xuân còn thô kệch. Đến thời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại Cồ Việt nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ thời Lý về sau, quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước. Tuy thế, vận hội dù có đổi thay nhưng trải bao đời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghĩa chân chính của việc dựng nước vậy. Trẫm nối nghiệp xưa, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, trẫm xét núi sông nên đặt tên tốt để truyền lâu dài… Ban đổi tên An Nam làm nước Việt Nam, đã tư sang Trung Quốc biết rõ.

Từ nay trở đi, cõi Viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền, ở trong bờ cõi đều hưởng phúc thanh ninh.

Vui thay, cõi Xuân Thu nhất thống đã truyền khắp bốn phương, gồm ân huệ lâu dài đều hưởng, còn nhiều muôn phúc.

Vậy, nay bá cáo rộng khắp để mọi người đều biết.

Nay chiếu”.

Tuy nhiên, vương triều Tây Sơn tồn tại khá ngắn ngủi, lại gặp nhiều phức tạp nội bộ, nên quốc hiệu mới Việt Nam chưa được dùng phổ biến. Tính đến nay, chúng ta cũng chưa tìm thấy sử liệu đáng kể nào nói về phản ứng của các nước ngoài (nhất là nhà Thanh - Trung Quốc) với việc đổi quốc hiệu này. Nhưng điều này cũng cho thấy rằng, quốc hiệu Việt Nam là của một ông vua nước Việt ban ra cho thiên hạ, trong đó có cả triều đại phong kiến nhà Thanh.

Nhiều thú vị xung quanh quốc hiệu

Sắc màu đất nước trong tà áo dài truyền thống VN. Ảnh:T.L
Sắc màu đất nước trong tà áo dài truyền thống VN. Ảnh:T.L

Trong lịch sử nước ta, có một hiện tượng rất thú vị là quốc hiệu và tên gọi đất nước (quốc danh) thường không thống nhất. Chẳng hạn, năm 1054, nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt, quốc hiệu đó liên tục tồn tại đến hết đời Trần (1400), thế nhưng chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh ngày 10/1/1226 lại mở đầu bằng câu: “Nước Nam Việt ta từ lâu đã có các đế vương trị vì”. Nhà Hồ (1400 -1407) đổi quốc hiệu là Đại Ngu (sự yên vui lớn), nhưng đa số dân chúng vẫn gọi Đại Việt, còn người Trung Quốc gọi Giao Chỉ. Thế kỷ thứ 15, trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi có viết: “Vua đầu tiên là Kinh Dương Vương, sinh ra có đức của bậc thánh nhân, được phong sang Việt Nam làm tổ Bách Việt”, nhưng trong Bình Ngô đại cáo, ông lại viết: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đời Gia Long (trị vì năm 1802-1820), quốc hiệu là Việt Nam, nhưng một bộ phận dân chúng vẫn quen gọi Đại Việt, còn người Trung Quốc và phương Tây thường gọi An Nam…

Sau khi lên nối ngôi vua Gia Long, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu là Đại Nam (cuối năm 1838), cái tên Việt Nam không còn thông dụng như trước nữa. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hai tiếng Việt Nam được sử dụng trở lại bởi các nhà sử học và chí sĩ yêu nước, trong nhiều tác phẩm và tên tổ chức chính trị: Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử (năm 1905) rồi cùng Cường Để thành lập Việt Nam Công hiến hội (1908), Việt Nam Quang phục hội (1912); Phan Châu Trinh viết Pháp - Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam (1914), Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược (1919); Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội (1925) và Việt Nam Độc lập Đồng minh hội (1941)…

Như vậy là dù thời đại nào, hoàn cảnh ra sao, quốc hiệu Việt Nam vẫn được lưu truyền một cách mạnh mẽ, chính thống bên cạnh những danh xưng khác hoặc thứ danh xưng mà người khác gán cho chúng ta. Điều đó thể hiện sự trường tồn của một đất nước, một dân tộc với tinh thần mạnh mẽ, quật cường.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, trao chính quyền hình thức cho Bảo Đại. Bảo Đại đổi lại quốc hiệu từ Đại Nam thành Việt Nam. Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 chính thức thể chế hóa danh hiệu này. Từ đấy, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến, với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất của nó.

Nhà nghiên cứu, TS Nguyễn Anh Hùng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương

Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương

Thời sự - 1 giờ trước

Ngọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.

Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng

Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.

Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp

Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.

Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ

Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.

Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng

Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học

Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học

Thời sự - 4 giờ trước

Các hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.

Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam

Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam

Pháp luật - 4 giờ trước

Lượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.

Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?

Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Giáo dục - 6 giờ trước

Ngày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.

Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối

Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối

Đời sống - 6 giờ trước

Lực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.

Top