Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện sinh đẻ ít ở Tăng Cô

Chủ nhật, 05:08 09/08/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Già làng thôn Tăng Cô - ông Côn Nang, năm nay đã hơn 70 tuổi vui vẻ cho biết: "Các cặp vợ chồng trẻ của thôn hiện nay nhận thức rất cao trong việc sinh đẻ có kế hoạch..".

Phát động sâu rộng phong trào KHHGĐ

Thôn Tăng Cô (xã A Túc) có 33 hộ, 167 khẩu. Với đặc thù là vùng sâu, vùng xa, đồng bào ở đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, nên đời sống còn nhiều vất vả, khó khăn. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ ở đây chính  là các gia đình sinh đẻ không có kế hoạch, nhà nào cũng đông con. Năm 2005, được sự quan tâm của huyện, xã, thôn đã tổ chức phát động "Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên".

Ngay sau khi phát động, 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên. Điều đáng ghi nhận là sau 4 năm kể từ ngày phát động, chưa có trường hợp nào sinh con thứ 3 trở lên, các gia đình học hỏi nhau cách chăm sóc phụ nữ mang thai, sau sinh, chăm sóc trẻ, cách làm ăn nên cuộc sống dần ổn định.
 

Tài liệu truyền thông về DS-KHHGĐ về với phụ nữ vùng xa (Ảnh: PV).

Già làng thôn Tăng Cô - ông Côn Nang, năm nay đã hơn 70 tuổi vui vẻ  cho biết: "Các cặp vợ chồng trẻ của thôn hiện nay nhận thức rất cao trong việc sinh đẻ có kế hoạch. Dù trai hay gái cũng chỉ sinh 1-2 con thôi và khoảng cách sinh con trước, sau cũng được tính toán phù hợp, dễ nuôi nấng, bảo ban, không bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt, những năm gần đây, hầu như cặp vợ chồng trẻ nào cũng đầu tư phát triển kinh tế như chăn nuôi theo mô hình VAC, VAR… Mọi người bảo nhau đẻ ít để có điều kiện làm kinh tế...".

Cuộc sống mới trên bản làng

Từ ngày có Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở khu vực Lìa, nhà ít nhất cũng trồng từ 1-2 ha sắn. Từ các khoản thu nhập này, bà con có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học, mua xe máy, trang thiết bị sinh hoạt trong nhà, việc sử dụng điện thoại di động cũng đã khá phổ biến. Đường sá quanh thôn sạch sẽ, thoáng mát. Trong bữa cơm nhà nào cũng có đủ chất dinh dưỡng, không khí vui vẻ, ấm áp tiếng cười bên con trẻ sau những giờ làm lụng vất vả.

Vợ chồng anh chị Hồ Văn Thiết và Hồ Thị Ngôi còn rất trẻ, có một cháu gái hơn 2 tuổi. Chị Ngôi sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc cấy đã 2 năm nay. Chị Ngôi nói: "Vài năm nữa mình mới sinh con thứ 2, vì sinh con gần nhau sẽ rất vất vả. Nhờ kế hoạch bằng biện pháp tránh thai hiện đại, nên vợ chồng mình rất yên tâm trong việc chăm sóc con, đầu tư trồng trọt nhiều hơn để trang trải cuộc sống hàng ngày, tiết kiệm mua sắm nhiều vật dụng trong gia đình".

Trường hợp của vợ chồng anh Hồ Văn Niên và chị Hồ Thị Lan cùng sinh năm 1976 là tấm gương điển hình trong việc thực hiện KHHGĐ. Anh chị sinh con "một bề", nhưng kiên quyết không sinh con thứ 3. Chị Lan dùng biện pháp tránh thai bằng thuốc cấy hơn 2 năm nay. Lúc đầu, sinh 2 con gái tâm trạng anh Niên đôi khi cũng chưa thoải  mái. Nhưng nhờ các cán bộ dân số đến động viên, chia sẻ: "Con nào cũng là con, miễn sao anh chị cho chúng ăn học nên người. Vả lại hoàn cảnh còn khó khăn, nếu sinh con nữa sẽ không đủ điều kiện cho các con ăn học, lại phá vỡ ký kết của làng phát động 4 năm nay...", anh  đã nghe ra. Anh tâm sự: "Vợ chồng mình động viên nhau, nếu không làm gương cứ sinh thêm con thứ 3, thì các cặp vợ chồng khác cũng sinh theo, thế là bản mình sẽ không tiến bộ được trong sinh đẻ KHHGĐ, đời sống sẽ khó khăn hơn...".

Vợ chồng anh chị Hồ Văn Ngơn và Hồ Thị Vương có 2 con, 1 trai, 1 gái, nhờ sinh đứa đầu cách đứa sau 6 năm nên các con của anh chị đều khoẻ mạnh và chăm học. Giờ con út của anh chị qua hè này đã lên lớp 2. Hơn 6 năm nay, chị Vương tránh thai bằng biện pháp đặt vòng. Khi được hỏi, chị có muốn sinh thêm con nữa không, chị Vương lắc đầu nói: "Mình thấy sinh 2 con là đủ rồi, có thời gian để chăm sóc con và làm ăn, thỉnh thoảng từ khoản tiền dành dụm được, cả nhà cùng đi chơi đâu đó cho thoải mái".

Vai trò của các già làng, trưởng bản

Bên cạnh sự giúp sức của các cấp để đạt được kết quả nói trên, còn có sự đóng góp không nhỏ của già làng, trưởng bản, những người lớn tuổi ở thôn Tăng Cô. Họ thường xuyên tuyên truyền, vận động con cháu thực hiện có hiệu quả công tác dân số, động viên chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế... Bây giờ, hầu như chị em phụ nữ trong thôn đều dùng các biện pháp tránh thai an toàn, mô hình ít con (1-2 con) rất phổ biến bởi ai cũng muốn nuôi dạy con cho khoẻ, học giỏi.

Tăng Cô là một trong những làng điển hình ở vùng sâu, vùng xa trong những năm qua đã duy trì tốt mô hình "Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên". Hy vọng rằng, không chỉ ở Tăng Cô mà ngày càng có nhiều làng thực hiện tốt mô hình gia đình ít con nhằm hướng tới mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng bản làng ở miền núi ngày càng văn minh, giàu đẹp...        

Kô Kăn Sương

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top